Đàn bà ích kỷ với nhà chồng là có nguyên do của nó
Nhà chồng tôi – những người chỉ biết nhận mà không biết cho thì phận dâu con cũng chẳng dở hơi mà lao đầu vào hy sinh tất cả. Vì vậy con dâu ích kỷ với nhà chồng cũng là phải đạo (?!). Người ta cho mình ăn trái đắng thì sao có thể trả cho người ta quả ngọt được chứ!
Về mặt tình cảm với bố mẹ và người thân nhà chồng với tôi tuy không đến nỗi người dưng nước lã, nhưng tôi cũng không thể coi họ thân thiết và thoải mái như bố mẹ đẻ mình được.
Hồi trước khi chưa đi lấy chồng, tôi nghe mọi người dọa lấy chồng sợ lắm, trăm thứ lằng ngoằng. Mà loằng ngoằng nhất là phải đương đầu trong cuộc chiến với mẹ chồng, với giặc bên Ngô,… Tóm lại là với cả nhà chồng.
Nghe thì nghe vậy chứ tôi lúc ấy chẳng sợ. Tôi nghĩ đơn giản là nếu hai bên hết lòng vì nhau, coi người thân nhà chồng như người nhà mẹ đẻ thì họ cũng sẽ thương yêu tôi như con. Cuối cùng thì mối quan hệ sẽ ổn thôi.
Ấy thế mà sau 3 năm làm dâu, tôi chẳng thực hiện được tí nào điều tôi từng nghĩ. Xích mích với bên nhà chồng từ to đến nhỏ tôi đều trải qua cả. Thật lòng tôi cũng dần nghiệm ra, đàn bà hầu như ai cũng ích kỷ với nhà chồng hết.
Ngẫm ra, biểu hiện sự ích kỷ với nhà chồng của tôi mấy năm qua cũng nhiều lắm. Chồng tôi là người được ăn học nhiều nhất, kinh tế khá khẩm nhất nên bên nhà chồng rất ỷ lại. Mỗi lần cỗ bàn gì, nhà tôi phải bỏ tiền từ A đến Z. Tiền chăm lo bố mẹ chồng, vợ chồng tôi cũng lo. Tất nhiên, dù vừa là trách nhiệm và nghĩa vụ nhưng tôi nhiều lúc cũng rất khó chịu.
Về mặt tình cảm với bố mẹ và người thân nhà chồng với tôi tuy không đến nỗi người dưng nước lã, nhưng tôi cũng không thể coi họ thân thiết và thoải mái như bố mẹ đẻ mình được. Hay với bố mẹ đẻ, tôi có thể hy sinh mọi thứ mà chẳng thấy tiếc. Nhưng với nhà chồng mỗi khi bỏ ra cái gì trong tôi đều lấn cấn và có sự tính toán thiệt hơn. Thậm chí nhiều lúc tôi làm tất cả chỉ là nghĩa vụ.
Vẫn biết là ích kỷ nhưng tôi thấy sự ích kỷ đó của tôi và đa số chị em đã và đang làm vợ, làm dâu chẳng có gì sai trái. Bởi:
Thứ nhất, nhà chồng chẳng mấy nhà coi dâu là con thực sự nên mình cũng chẳng cần coi họ là ruột thịt.
Hồi đầu mới về nhà chồng, tôi tâm niệm mình chịu thiệt, mình tình cảm trước để họ tình cảm lại. Nhưng nhà chồng tôi thì chẳng đáp lại nhiệt tình đó của tôi tí nào. Họ ra oai, giở giọng dạy bảo, đe nẹt con dâu mới. Tôi cực kỳ ghét kiểu “Dạy dâu từ thuở bơ vơ mời về”. Người với người sống với nhau bằng chữ tình. Nhưng nhà chồng tôi thì lại thích đàn áp để tỏ rõ sự nguy hiểm.
Bố mẹ dù là bố mẹ chồng cũng phải yêu thương, quan tâm, chăm lo cho con cái. Đằng này thì họ chỉ biết đòi hỏi con dâu. Con dâu làm sai thì xỉa xói. Con dâu sống tốt bằng mấy họ cũng không bao giờ để ý, mà chỉ cần sai một điều gì thì nhớ dai lắm. Lúc nào, họ không bằng lòng với con dâu điều gì thì sẵn đào bới lên tạt vào mặt mình. Nhục nhã vô cùng.
Video đang HOT
Lúc nào không có mặt mình, họ hàng con cái xúm đông xúm đỏ nói xấu. Trong mắt họ chẳng bao giờ mình là con đẻ thật sự. Phụ nữ chỉ là những ô sin miễn phí dưới cụm từ hoa mỹ “con dâu” của họ mà thôi.
Thứ hai, dù có hy sinh đến mấy, bố mẹ chồng cũng chẳng bao giờ ghi nhận công lao của mình. Họ luôn coi đó là trách nhiệm bắt buộc của con dâu.
Sau 3 năm làm dâu, bố mẹ chồng vẫn lăm le bảo tôi là “Tao chưa thấy mày làm được việc gì ưng ý”. Trong khi đó, 3 năm về đây, tôi đổ bao xương máu cho gia đình chồng. Tiền vợ chồng tôi tiết kiệm mỗi năm hơn 100 triệu cũng phải đổ về cho bố mẹ chồng tôi xây sửa nhà. Đám cưới em chồng, vợ chồng tôi cũng phải đứng ra lo liệu…
Nhà chồng lúc nào cũng nghĩ tiền con họ làm ra phải mang về đưa cho bố mẹ, anh em mới đúng. Còn vợ mà cho bố mẹ đẻ 1 ít, kiểu gì cũng bị chửi “Toàn lấy của nhà đem về mẹ đẻ”. Họ đâu có hiểu nếu không nhờ con dâu vun vén, nhịn ăn tiêu thì còn lâu mới có tiền cho họ đổi đời.
Tôi rất bực với kiểu nhà chồng luôn coi con trai mình là vàng là bạc, con dâu thì chẳng khác gì… cỏ rác. Chả thế mà ngày tôi mới lấy anh xã và cho đến tận bây giờ, anh chị em nhà chồng, họ hàng nhà chồng toàn bảo tôi: “Kiếp trước phải tu mấy kiếp mới lấy được thằng D vừa ngoan, vừa tu chí lại biết kiếm tiền”. Họ đâu có biết, ở trong chăn mới biết chăn có rận. Anh cũng có vô số tật xấu và kiếm tiền còn ít hơn tôi.
Bao nhiêu công lao bỏ ra mà tôi chẳng được ghi nhận. Vì thế nên tôi không ích kỷ với nhà chồng không được. Có họa thần kinh mới đi yêu thương, hy sinh hết mực cho những kẻ khinh rẻ, chẳng coi mình và công sức của mình ra gì.
Thứ ba, có được mấy ông chồng hy sinh cho nhà vợ mà đòi người vợ phải hy sinh cho nhà chồng?
Ông chồng nào cũng tự phong mình làm thuyền trưởng lèo lái gia đình. Và vợ – thuyền phó thì luôn phải nghe theo lệnh thuyền trưởng. Mà lệnh của chồng là gì “Đưa tiền cho bố mẹ anh!”, “Em phải có nghĩa vụ với nhà anh!”, “Mẹ anh là số 1, em phải học tập mẹ!”.
Vâng, nhưng lỡ vợ mà có hỏi đến nhà mẹ đẻ 100 ông thì 99 ông sẽ nói “Gái lấy chồng như bát nước đổ đi!”. Ông chồng nào cũng thực hiện rất chuẩn câu “dâu con rể khách”.
Bố mẹ vợ thì chẳng bao giờ nghe chồng nhắc là phải hỏi thăm, biếu quà hay quan tâm gì cả. Còn bố mẹ chồng thì chỉ đứt cái móng tay thôi cũng là chuyện lớn. Việt Nam buồn cười thật, đàn ông lấy vợ thì chỉ biết vợ, nhưng đàn bà lấy chồng thì phải lấy cả gia đình chồng. Thử hỏi thế ai mà chịu nổi.
Chúng tôi là phụ nữ, cũng có bố, mẹ sinh ra, cũng được nuôi ăn học đàng hoàng chứ đâu phải từ trên trời rơi xuống. Nên khi các anh coi nhà vợ như vô tình, giống như chúng tôi từ trên trời rơi xuống thì chúng tôi cũng đối xử lại nhà các anh như thế. Đó là quy luật tất yếu thôi!
Thứ tư, phụ nữ là con người, có giới hạn chứ không phải siêu nhân sức lực vô biên mà lo cho nhà chồng từ A đến Z được.
Đàn bà lo cho chồng con đã mệt đứt hơi ra rồi còn hơi sức đâu mà chăm chút từng ly từng tí cho bố mẹ chồng, anh chị em nhà chồng được. Đi làm về hầu cả thằng bé thằng lớn, quay cuồng công việc nhà. Bố mẹ chồng thấy con dâu bận không thương, không giúp con thì thôi. Đằng này lúc nào cũng đòi hỏi.
Phụ nữ ích kỷ nhưng có phải ích kỷ cho mình đâu, tất cả cũng chỉ vun vén cho chồng con. Tiền chồng làm ra mình giữ lại cũng chỉ vì tương lai lo cho con ăn học đàng hoàng, mua cho con cái nhà tử tế. Thời gian có thì cũng phải dạy dỗ, chăm sóc con cái chứ chẳng bao giờ lo được cái gì cho bản thân.
Ấy vậy mà bố mẹ chồng lúc nào cũng cạnh khóe, đòi hỏi. Đòi không được thì lại chửi con dâu bất hiếu. Chả hiểu sao họ người lớn mà cạn nghĩ, ăn chặn của cháu, ghen tị với cả cháu mình. Tôi thật không hiểu được!
Còn nhà chồng, những người chỉ biết nhận mà không biết cho thì phận dâu con cũng chẳng dở hơi mà lao đầu vào hy sinh tất cả. Vì vậy con dâu ích kỷ với nhà chồng cũng là phải
Trên đây chỉ là 4 lý do nhỏ mà tôi liệt kê tạm từ chính bản thân. Tôi nghĩ để nói hết các nguyên nhân tại sao đàn bà lại và phải ích kỷ với nhà chồng thì còn dài lắm.
Làm người, trước tiên là phải trân quý nhất chính là bản thân mình. Điều quý giá thứ hai chính là cha mẹ – người sẵn sàng chịu thiệt thòi, sẵn sàng nhường mọi thứ cho mình. Tiếp đó là con cái, máu thịt mình sinh ra. Đó là những người ta phải hết lòng yêu quý, trân trọng, hy sinh…
Còn nhà chồng tôi hay nhà chồng bạn, những người chỉ biết nhận mà không biết cho thì phận dâu con cũng chẳng dở hơi mà lao đầu vào hy sinh tất cả. Vì vậy con dâu ích kỷ với nhà chồng cũng là phải đạo. Người ta cho mình ăn trái đắng thì sao có thể trả quả ngọt được chứ!
Theo VNE
Cạn tàu ráo máng lúc chia tay
Tình yêu rất cần sự tôn trọng để khi không còn yêu thương, 2 người vẫn có thể là bạn của nhau.
"Trời ơi, ăn thì cũng đã ăn rồi, yêu thì cũng yêu rồi, biết làm sao đây?"- N.T, đang học năm 4 một trường đại học tại TP HCM, than vãn trên một diễn đàn dành cho sinh viên khi nhận được tin nhắn của cô người người yêu cũ đòi 1,5 triệu đồng tiền cơm.
Món nợ khó ngờ
Khi còn là sinh viên năm 2, N.T quen H., học cùng trường nhưng khác khoa. H. ở trọ nên có điều kiện nấu nướng, 2 người quyết định nấu ăn chung. Quen nhau được gần 2 năm thì nhiều mâu thuẫn, đường ai nấy đi. Tưởng chuyện đã hết, mới đây, N.T nhận được tin nhắn của H: "Em đang đang cần tiền mua laptop. Trong 1 năm rưỡi nấu cơm nước, cho em nhận 1,5 triệu đồng". N.T than thở: "Lúc nấu ăn chung, khi nào rảnh thì cô ấy mua; lúc rảnh, tôi đi mua chứ có khi nào tính tiền anh, tiền em? Khi có tiền, tôi còn sắm cả điện thoại, nệm... cho cô ấy nữa. Chưa bao giờ tôi nghĩ đến chuyện phải đòi hoặc trả lại cái gì".
Vân Anh - hướng dẫn viên một công ty du lịch tại quận 3, TP HCM - kể câu chuyện "bị đòi nợ" của cô không kém phần ly kỳ. Khi còn học năm 3 đại học, Vân Anh quen với một người đã đi làm, có thu nhập ổn định. Chính vì thế, quà tặng của cô vào các ngày lễ, Tết bao giờ cũng nổi bật hơn các bạn: Khi thì con gấu bông to đùng, lúc là cái váy xinh xinh hay chiếc túi rất thời trang. Thỉnh thoảng, bạn bè tổ chức họp mặt, ăn uống ngoài trời, Vân Anh cũng được người yêu bao trọn gói.
Xác định yêu là cưới, đến năm 4, Vân Anh đưa người yêu về ra mắt gia đình. Anh ta mua rất nhiều quà cáp cho gia đình cô. Khỏi phải nói Vân Anh sung sướng đến mức nào khi có người yêu biết chiều chuộng, quan tâm.
"Thế nhưng, khi đường ai nấy đi, anh ta quay ngoắt, nhắn tin đòi tiền. Tôi hỏi bao nhiêu, anh ta nói ngay 4 triệu đồng. Đem 4 triệu đồng trả cho anh ta xong, tôi thấy mình may mắn. Nếu lỡ lấy anh ta thì không biết cuộc đời tôi sẽ ra sao?" - Vân Anh ngán ngẩm.
Khâu "tìm hiểu kỹ" rất quan trọng để có một tình yêu bền vững (Ảnh minh họa)
Oán hận, bêu riếu cay độc
Với thời đại công nghệ thông tin, chuyện tình yêu dường như không còn của riêng 2 người mà là chuyện của mọi người. Một câu nhận xét, một lời khen chê vừa đưa lên mạng, lập tức có hàng chục, hàng trăm người theo dõi.
Mới đây, cộng đồng mạng dậy sóng khi một cô gái viết trên Facebook của mình: "Thời đại này còn có người cầm 100k (100.000 đồng) đi gặp bạn gái". Sau ý kiến này, lập tức có hàng trăm người "nhảy" vào cho rằng anh kia keo kiệt, "ki bo". Tuy nhiên, cũng có người bảo thời đại văn minh, nam nữ bình quyền thì tại sao nữ không trả tiền được mà chỉ có nam? Rồi 2 nhân vật chính trong câu chuyện thi nhau đăng đàng kể lể, bình luận, mắng chửi nhau, kéo theo rất nhiều bạn bè vào cuộc chiến của họ.
Nói xấu người yêu sau khi chia tay là điều mà nhiều bạn trẻ mắc phải. Khi yêu nhau, cái gì của người yêu cũng đẹp, cũng lấp lánh. Khi hết yêu, mọi thứ trở nên tồi tệ.Mới đây, bạn bè của H.O - nhân viên một công ty mỹ phẩm tại quận 1, TP HCM - ngỡ ngàng khi thấy cô ghi những dòng tâm sự cay đắng trên trang cá nhân của mình. Mọi chuyện xảy ra từ khi H.O và dự án "góp gạo thổi cơm chung" cùng người yêu tan vỡ. Chẳng biết lý do tại ai nhưng H.O cứ vật vã, than thở, thậm chí đòi tự tử để người yêu trở lại. Mong muốn không thành, cô đâm ra oán hận, bêu riếu người yêu cũ với nhiều lời lẽ cay độc. Bạn bè chỉ biết lắc đầu vì khuyên giải thế nào, H.O cũng không nghe.
Thạc sĩ Đào Lê Hòa An, Phó Giám đốc Trung tâm Đào tạo và Chăm sóc tinh thần Ý Tưởng Việt: Đến nhanh thì mất nhanh Yêu nhanh, sống vội đang là xu hướng của các bạn trẻ. Cái gì đến nhanh thì mất nhanh. Cái gì "mua được bằng tiền đều gắn liền với hạn sử dụng" là như vậy. Trong tất cả các khâu của "tiến trình tình yêu", "tìm hiểu kỹ" (về tính cách, sở thích, ưu điểm, khuyết điểm, hoàn cảnh sống...) chính là khâu quan trọng nhất để có thể tìm thấy sự đồng điệu trong tâm hồn nhưng lại bị các bạn trẻ bỏ qua hoặc đốt cháy giai đoạn. Hậu quả là khi không còn yêu, không còn ràng buộc nhau thì bản chất thật đã được bộc lộ, gây ngỡ ngàng cho người còn lại.
Theo VNE
Chia tay rồi hãy quên đi và bước tiếp Đừng oán trách bản thân đã trao yêu thương nhầm chỗ, tình cảm đâu thể nào theo lý trí được. Lúc mới chia tay một tình yêu con gái thường không muốn đi lại những con đường mà hai người từng qua khi yêu nhau. Nhưng bước chân vẫn hướng về đó, bước đi trên những nẻo đường, góc phố đã từng là...