Đàn bà hy sinh ư? Còn tùy
Tôi luôn tán thành phụ nữ hy sinh vì chồng con, nhưng cũng phải… coi mặt mũi ông chồng có đáng không. Và trong hoàn cảnh đó có thích hợp không?
Đàn bà, chỉ cần chồng chịu ngó xuống mình một chút, đã cảm động nghẹn ngào.
Có câu chuyện vui rằng: Trên chiếc thuyền nhỏ có bốn người trong một gia đình: vợ, chồng, bố chồng và đứa con trai. Thuyền ra giữa dòng, bỗng gặp sóng to gió lớn, có nguy cơ sẽ chìm. Giải pháp duy nhất lúc này là phải có một người nhảy xuống nước để thuyền nhẹ bớt, những người còn lại mới có cơ may thoát chết. Vấn đề ở chỗ, ai sẽ là người chịu hy sinh bản thân?
Đứa con trai – dù là một đứa trẻ hay là chàng thanh niên lớn tướng, ngay từ đầu đã đương nhiên bị loại khỏi sự cân nhắc. Vì dù sao , nó cũng là cục vàng, là niềm hy vọng của cả nhà. Nó còn có trách nhiệm nối dõi tông đường.
Ông bố ư? Đương nhiên ông sẽ vui lòng hy sinh vì con cháu. Vì ông nghĩ ông sống đã đủ, hy sinh là phải. Chẳng lẽ để kẻ đầu bạc khóc kẻ tóc xanh? Nhưng con trai và con dâu sẽ không để ông làm vậy.
Người chồng là trụ cột, là cây tùng cây bách. Chuyện nguy hiểm khó khăn anh ta phải gánh vác. Nhưng tôi cam đoan có phân nửa đàn ông sẽ phải cân nhắc. Mình chết, liệu vợ có nuôi cha, nuôi con cái đàng hoàng? Rồi còn sự nghiệp của mình, đống tiền dành dụm, chiếc xe mới cáu vừa mua… Sự dùng dằng của anh ta sẽ mất khá nhiều thời gian.
Trách nhiệm nhảy xuống nước, đến 98% nhân loại sẽ nghĩ thuộc về người vợ. Đáng buồn thay, người vợ nào cũng nghĩ vậy. Bởi vì phụ nữ là phải hy sinh vì chồng con. Sự hy sinh ấy luôn được ca ngợi, tôn vinh, đến mức trở thành thước đo phẩm hạnh của phụ nữ.
Chuyện vui vậy thôi, nhưng ngoài đời thì sao? Tôi tin trong hoàn cảnh đó, các chị không cần suy tới tính lui, lập tức sẽ nhảy ùm xuống nước. Chị làm vậy là vì thương chồng con, vì cả bổn phận và trách nhiệm. Người chồng, sau một thời gian thương khóc vợ, anh ta sẽ cưới vợ mới. Nhưng không sao, chị sống mãi trong ký ức của chồng với hình ảnh lung linh là được. Phụ nữ mình là vậy, đáng thương gì đâu!
Anh Hai tôi may mắn cưới được chị dâu hiền lành, vén khéo. Mấy năm mới cưới, anh chị rất khó khăn. Ba má tôi nghèo nên cũng không giúp được nhiều. Để đủ chi tiêu, chị Hai phải tằn tiện từng đồng. Khoảng thời gian chị đi học thêm nghiệp vụ, anh luôn về muộn nên chiều nào cả nhà cũng phải ăn cơm hộp. Chị chỉ mua hai hộp cơm cho hai cha con, còn chị thì hấp cơm nguội, ăn với mấy thứ xương xẩu cu Bi bỏ ra. Anh Hai tôi nhìn thấy, xót quá, anh giành đĩa cơm nguội của chị.
Chị kể với tôi: “Thấy anh Hai em ăn cơm nguội mà chị nuốt đĩa cơm không trôi. Thương lắm. Đàn ông, có mấy người được vậy”. Tôi rưng rưng. Đàn bà, chỉ cần chồng chịu ngó xuống mình một chút, đã cảm động nghẹn ngào. Dẫu nước sôi lửa bỏng cũng nhảy vào, huống chi là chuyện nhịn ăn nhịn mặc hay đau ốm giùm.
Video đang HOT
Chuyện vợ lui về phía sau chồng, chấp nhận gánh vác con cái, nhà cửa, cơm nước… nhiều ông chồng mặc nhiên xem đó là trách nhiệm của phụ nữ, chẳng có gì phải kêu ca, oán than. Đến lúc cơm không lành, canh không ngọt, phải lôi nhau ra tòa, tài sản, chồng luôn giành phần hơn, phủi bỏ mọi công sức đóng góp của vợ. Vì “bả chỉ ở nhà nấu cơm, có làm ra được cắc bạc nào đâu mà đòi chia”. Sự hy sinh của các chị, gặp phải ông chồng kiểu này coi như vô ích.
Tôi luôn tán thành phụ nữ hy sinh vì chồng con, nhưng cũng phải… coi mặt mũi ông chồng có đáng không. Và trong hoàn cảnh đó có thích hợp không?
Khi anh chị Hai tôi đã khấm khá, anh lôi chị ra cửa hàng, chọn giúp chị quần áo, son phấn. Lúc đầu chị rất e dè. Chị cứ sợ mới ngóc đầu lên đã hoang phí thì mọi thứ sẽ về con số không. Tôi dọa: “Anh Hai bây giờ làm phó giám đốc, ra đường rất nhiều gái đẹp vây quanh. Chị ăn mặc lùi xùi là mất chồng như chơi”. Chị hoảng, từ đó mới chịu chăm chút bản thân.
Nhiều người oán trách chồng khi khấm khá đã quên hết những ngày vợ chồng mắm muối có nhau, vội phụ rẫy vợ để chạy theo mấy cô trẻ đẹp. Đôi khi, lỗi lại là ở chính những người vợ không chịu thay đổi bản thân, cứ lẹt đẹt phía sau mà không chịu dấn bước ngang cùng chồng. Sự hy sinh của vợ lúc này, đối với chồng chỉ là ngu muội.
Tôi tin đàn ông luôn thích mẫu phụ nữ biết hy sinh. Nhưng hy sinh cũng phải tùy hoàn cảnh, đúng thời điểm. Người phụ nữ thông minh sẽ biết cách hy sinh bao nhiêu là đủ. Bởi vì ở đời, cái gì thừa mứa quá cũng thành lãng phí. Mà đã là đồ thừa, thì có mấy ai xem trọng.
Theo Phunuonline
Chồng gài bẫy vợ ngoại tình để có cớ để ly hôn, ai ngờ...
Cứ tưởng gài bẫy cho vợ ngoại tình để lấy cớ bỏ anh sẽ được sống bên cô bồ trẻ đẹp, ai ngờ...
Anh và chị đã kết hôn 5 năm và có hai đứa con ngoan ngoãn. 3 năm đầu hôn nhân, anh vẫn làm việc ở chi nhánh trong Nam, một mình chị ngoài này gánh vác gia đình. Hồi mới cưới anh bảo chỉ làm mấy tháng rồi thu xếp xin ra nhưng sau thì cứ khất lần mãi, bảo là quen ở trong đó rồi. Anh bảo chị vào, nhưng chị lo cho mẹ chồng chỉ có một mình vì bố anh mất rồi, sức khoẻ bà cụ lại yếu nên chị chẳng nỡ đi.
Suốt thời gian bầu bí và vượt cạn chị vẫn chỉ có một mình, con lớn được 1 tuổi anh mới gặp mặt con lần đầu. Thế nhưng chị vẫn chẳng ca thán nửa lời, chị chấp nhận hi sinh cho sự nghiệp của chồng.
Con lớn được 3 tuổi chị lại bầu đứa thứ hai trong dịp anh về nhà ăn tết. Chị vẫn xác định một mình lo cho con, nhưng lần này sức khoẻ của chị yếu hơn. Mang thai được 2 tháng mà ốm lên ốm xuống. Mẹ chồng chị thương con dâu, thương cháu nhất quyết bắt anh chuyển ra. Trước sức ép của gia đình anh đành chuyển tạm thời ra làm ở chi nhánh ngoài Bắc.
Khi đứa con thứ 2 chào đời thì mẹ anh cũng qua đời vì tai biến. Xong giỗ đầu của mẹ, anh lại đòi vào chi nhánh trong Nam làm, chị không chịu vì giờ một nách hai con, chẳng ai giúp chị không kham được nữa. Anh bảo chị vào, nhưng anh chẳng thể kiếm công việc trong ấy cho chị được. Mà nếu chị thất nghiệp thì cuộc sống sẽ ra sao. Chị vẫn không chịu, anh mắng nhiếc chị:
- Ở lại một mình không chịu, đi theo chồng cũng không theo, cô muốn cái gì hả?
- Anh làm sao đấy? Làm ở ngoài này đã làm sao mà cứ thích vào trong ấy? Hay là con nào nó gọi lên không ở yên ngoài này với vợ được.
- Có hay không là quyền của tôi. Cô mà không đi theo sau có vấn đề gì thì đừng trách tôi.
Chị đau đớn tột độ trước câu nói của chồng. Cả đêm ấy chị trằn chọc không ngủ nổi, chị không muốn gia đình tan nát, không muốn con trẻ bơ vơ tội nghiệp. Sáng hôm sau chị đồng ý từ bỏ tất cả bế con theo chồng. Khỏi phải nói anh mừng đến cỡ nào.
Vào Nam anh dẫn mẹ con chị đến ở một cái nhà thuê, rồi vội vã đi ngay sau khi nghe một cú điện thoại. Cũng từ giây phút ấy, chị biết anh có bồ thật. Anh vào trong này là để gần cô ta hơn. Anh không muốn đi một mình vì sợ để mẹ con chị lại ngoài ấy, rồi có lúc anh chị em, họ hàng lại bắt anh về nên anh thuyết phục bằng được chị vào đây. Để rồi, anh bỏ rơi vợ con.
Những ngày đầu vào Nam, chị đau đớn khi chứng kiến cảnh chồng đi sớm về khuya với bồ, bỏ mặc con cái. Chị đau lắm, nhưng thân cô thế cô chị chẳng thể làm gì. Nhìn con mà ứa nước mắt. Chị không thể để con chị khổ được. Chị quyết tâm xin cho hai con đi học lại, còn mình đi kiếm việc làm. May mắn chỉ hai tháng sau chị đã tìm được công việc tốt và lo được cho các con. Chị yêu cầu anh hàng tháng phải chu cấp tiền cho chị nuôi con đầy đủ.
Mặc dù không thiết tha vợ nữa nhưng anh vẫn phải có trách nhiệm với con. Sự tồn tại của mẹ con chị luôn như cái gai trong mắt ả nhân tình của chồng. Ả muốn tìm mọi cách lôi kéo anh bằng được. Anh thì đã như ăn phải phải bùa mê thuốc lú của ả từ lâu.
Một hôm sau khi ân ái, ả thủ thỉ vào tai anh, nói anh bỏ vợ. Anh giật mình lưỡng lự, ả nhõng nhẽo hờn giận và rồi trước sự thúc ép của người tình anh gật đầu. Nhưng mà kiếm cớ gì bỏ vợ được đây? Ả liền hiến cho anh một cách là đổ cho chị tội ngoại tình.
Anh có một người bạn mới quen tên Hùng ở trong này đang độc thân, anh liền tìm cách để vợ và người bạn ấy tình cờ gặp gỡ nhau. Tất nhiên Hùng chưa bao giờ biết mặt vợ con của anh. Kế hoạch cho vợ vào bẫy được anh và người tình vạch ra rất tỉ mỉ.
Chị đang cô đơn vì bị chồng bỏ rơi, đột nhiên gặp Hùng - người đàn ông tốt bụng luôn sẻ chia, giúp đỡ mọi việc, chị cảm động vô cùng. Và một hôm khi hai người đang tâm sự thì anh ập đến bắt quả tang.
"Cô có chồng rồi mà dám hú hí theo trai à. Hôm nay tôi bắt được quả tang rồi nhá, đừng có cãi nữa. Hèn chi tôi bảo ở nhà chăm con, cô một mực đòi đi làm. Ra là thế này đây".
Chị sững người, miệng như có người dán keo không nói được câu gì. Lúc này Hùng mới biết ý đồ của "ông bạn tốt mới quen". Anh lôi tuột chị về cho mấy cái bạt tai và đặt trước bàn lá đơn ly hôn. Chị đau đớn ê chề, hận mình sao dại dột thế. Vì chị mà con sẽ khổ.
Ngày hôm sau Hùng đến tìm chị nhưng chị trốn tránh. Anh phải đứng ngoài cửa đợi cả ngày đến tối mịt chị mới bước ra:
- Anh về đi.
- Đừng đuổi anh. Anh ta không phải là một thằng đàn ông tử tế, em đừng tiếc nữa. Anh hứa sẽ chăm sóc cho ba mẹ con em. Anh sẽ coi những đứa trẻ như chính con đẻ của mình.
Nhìn anh quỳ trước mặt tội nghiệp, chị đánh liều theo anh. Chị ký đơn, chồng chị vui mừng nhưng vẫn rêu rao là vợ phản bội, anh ta còn thông báo cái tin vợ lăng loàn với tất cả họ hàng ngoài Bắc.
Vậy nhưng ông trời rất công bằng. Cứ tưởng bỏ chị anh ta sẽ được sống bên cô bồ trẻ đẹp, ai ngờ lúc bước ra khỏi toà cũng là lúc chồng chị nhìn thấy nhân tình bước chân lên chiếc xe ô tô sang trọng cùng bồ mới của ả. Cô ta đã tìm được con mồi mới hấp dẫn hơn anh. Trước khi đóng cánh cửa ô tô, cô ta còn vẫy tay chào anh lần cuối.
Chị bước qua chồng, mỉm cười cùng hai con bước lên xe của người đàn ông thương yêu mình. Sau khi làm đám cưới với Hùng, chị cùng anh quay trở ra Bắc về thăm bố mẹ đẻ và không quên tới thắp hương cho người mẹ chồng mà chị từng rất yêu thương. Họ hàng nhà chồng cũ cũng hiểu chuyện chẳng ai trách chị câu nào. Còn anh, sau khi lên kế hoạch bẫy vợ để ly hôn thì bây giờ trắng tay, cũng chẳng dám quay về vì sợ họ hàng chê cười.
Theo mot the gioi
Chết lặng khi biết được lý do 5 năm nay vợ luôn thuê ô sin trẻ đẹp Tôi thấy lạ, vợ người ta thuê ô sin thì chọn mấy bà già già, thấy gái trẻ là loại ngay từ vòng đầu nhưng vợ tôi thì khác, cô ấy chọn toàn người xinh xắn, dễ nhìn. Mấy hôm tôi về nhà, thấy vợ đang ngồi trước mấy ứng viên xinh đẹp, tôi há hốc mồm vì kinh ngạc. Cũng như nhiều...