Đàn bà đảm việc nhà chiến đấu với kẻ thứ ba
Tình cảm trong hôn nhân, thật ra chẳng bao giờ có đồ thị của sự đi lên, nó chỉ có thể chặt thêm, gắn bó thêm chứ khó lòng có được sự bứt phá.
Làm vợ được một vài năm trong vai trò nội trợ, nó nhận ra mình không còn là vợ đúng nghĩa nữa. (ảnh minh họa)
Đêm, đứa em thút thít khóc qua điện thoại: Chị ơi, em không chịu đựng được nữa rồi. Em chia tay thôi. Tiếng nó nghẹn đi. Bao nhiêu lần nó nghẹn đi như thế khi nói về cuộc hôn nhân đang trên bờ vực của sự chia ly.
Chúng nó từng là một đôi hạnh phúc. Chồng nó bảnh trai, công việc ổn định, thăng tiến… oái oăm thay, đàn ông như thế lại như một miếng mồi ngon đong đưa trước miệng các em gái nhỏ. Các em trông hiền như con thỏ nhưng lại mưu mô kiểu của một con sói già ngơ ngác.
Lần đầu thấy nó tay trong tay dắt chàng ấy về nhà, tôi đã chân thành khuyên bảo: Đàn ông mắt cứ láo liên, mồm liên thiên, lại là giống có tiền… tỉ lệ ngoại tình hầu như tuyệt đối. Lấy trai đó về, em phải chịu đựng nhiều đấy.
Video đang HOT
Nhưng lẽ thường, men say tình ái có để cho người ta được tỉnh táo bao giờ đâu. Bất chấp lời khuyên của tôi, nó vẫn bước vào hôn nhân tràn trề hạnh phúc.
Bỏ công việc đang ổn định, nó chịu về làm một người nội trợ yên phận, toàn tâm chăm lo cho chồng mình. Tình cảm trong hôn nhân, thật ra chẳng bao giờ có đồ thị của sự đi lên, nó chỉ có thể chặt thêm, gắn bó lên chứ khó lòng có được sự bứt phá.
Có lần nó kể: Ngày trước yêu nhau, mỗi khi nó thút thít: Anh ơi, hôm nay em buồn quá, thấy bức bí trong người. Chồng nó, khi đó vẫn còn là người yêu nhẹ nhàng sà xuống nói những lời ngọt như đường hóa học: Anh đưa em đi đâu chơi nhé, Nha Trang, Hội An hay Hàn Quốc gì đó….Hoặc nhẹ nhàng, chàng sẽ đưa nàng đến một nơi lãng mạn, cùng nhau uống nước và nói chuyện tíu tít yêu đương. Giờ khác rồi, khi đã cột nhau vào hôn nhân, có lần nó ủ ê nói với chồng: Chồng ơi, em buồn. Anh chồng quay lại nhìn thấp thoáng vẻ cảm thông, đoạn buông ra một câu nhát gừng: Anh nhớ là mới đưa tiền cho em tuần trước rồi cơ mà. Để tỏ ra hào phóng, chồng nó còn giở ví lấy ra một nắm tiền để trên bàn rồi nói: Đây, từng này đã đủ làm em vui lên chưa?
Nhưng sự phũ phàng của chồng, sự rong rêu của hôn nhân cũng chẳng là xá gì so với việc phải chấp nhận sự thật, chồng mình đang ngoại tình. Mà không phải ngoại tình với một cô mà còn rất nhiều cô. Thậm chí, trong danh sách đó có cả bạn thân nó nữa.
Làm vợ được một vài năm trong vai trò nội trợ, nó nhận ra mình không còn là vợ đúng nghĩa nữa. Nó giống vị thế của một ô sin cao cấp. (Khác chăng là ô sin này được ngủ với chủ nhà). Rồi nó tiếc sao những ngày tung tẩy đi làm, nơi có những người đồng nghiệp có thể thành lập “tổ buôn” nói chuyện trên trời dưới bể bất cứ lúc nào. Nơi mà công việc vẫn đem lại cho mình những niềm vui nho nhỏ từ những thành quả to to.
Thế là bất chấp sự phản đối của chồng, nó vẫn tiếp tục xin đi làm lại. Nó là người có năng lực, nên chẳng mấy chốc đã được vị thế như cũ. Vốn năng động, nó thu vén được cả công việc ở công ty lẫn việc nhà. Mà nói to tát theo cách của các chị ngày nay là “giỏi việc nước, đảm việc nhà”.
Nó làm thế chẳng để chứng minh với ai, nó làm thế vì mình hơn vì chồng con. Nhưng đôi lúc nó cũng nghĩ, đời phụ nữ thật quá nhiều thiệt thòi. Trong khi người đàn ông của họ không bị quàng vào bất cứ thiên chức nào, thì đàn bà bị quàng lên bao nhiêu thiên chức. Thiên chức nào cũng to tát vĩ đại, tràn trề ý nghĩa. Buông bỏ nó, cũng chính là buông bỏ bản thân và sự toàn vẹn của hôn nhân.
Nó chấp nhận hết. Chấp nhận làm cả hai thiên chức, chấp nhận giỏi việc nước đảm việc nhà. Nhưng bây giờ nó không ngờ nó phải làm thêm một công việc chưa được liệt kê khác nữa: Chiến đấu với kẻ thứ ba .
Nhưng việc nước, việc nhà đều là những việc có thể hình dung. Những việc đều có thể sờ thấy, động vào và đối xử với nó tùy ý. Kẻ thứ ba thì không thế. Kẻ thứ ba chúng ta không thể nhận diện, họ có thể là cô bạn thân, họ có thể là cô em gái kết nghĩa, em họ đằng xa của chồng. Họ có thể là bất cứ cô gái nào đi ngoài đường…
Nó đã phải làm cả ba việc ấy, ba việc vừa được các mẹ bỉm sữa tổng kết lại bằng một câu: “Giỏi việc nước, đảm việc nhà, chiến đấu với kẻ thứ ba”. Nó giỏi việc nước, nó đảm việc nhà, nhưng việc thứ ba nó không hề xuất sắc. Vậy là một ngày không có nắng, nó buông bỏ việc chiến đấu, nó ôm con trở về với gác trọ thân thương, nơi nó chẳng cần phải chiến đấu với ai. Nó chỉ phải chiến đấu với đời để nuôi con mà thôi.
Theo Eva
Mệt nhoài người khi phải chiến đấu với mẹ chồng ngày Tết
Tết đến nơi rồi mà mẹ chồng cứ mặt nặng mày nhẹ, không thèm nói với em câu nào, không khí gia đình vô cùng căng thẳng.
Em kết hôn được gần 1 năm, năm nay là năm đầu tiên em đón tết ở nhà chồng. Nhà mẹ đẻ em cách nhà em gần chục cây, nên cũng tiện qua lại.
Em hiện đang làm kinh doanh trong một doanh nghiệp tư nhân, công việc vô cùng bận rộn, nhất là những ngày cuối năm này. Hôm nay đã là 25 tết, em vẫn phải vắt chân lên cổ làm nốt công việc cuối năm, vậy mà vẫn ngập đầu. Theo lịch 28 âm em mới được nghỉ tết, xong con đi tết sếp nọ kia. Chưa kể năm nay là dâu mới, em cũng biết áp lực sẽ rất nhiều.
Nói thêm về gia đình chồng, chồng em hiện đang làm ngân hàng, còn bố mẹ chồng đều là cán bộ công chức về hưu. Bố mẹ chồng em sống rất mẫu mực, mẹ chồng em thuộc tuýp người truyền thống, bà sống rất nề nếp, có phần nghiêm nghị, hà khắc. Người ngoài nhìn vào thì gia đình em rất chuẩn mực, gia giáo.
Ngày trước còn ở nhà, em cũng được mẹ dạy dỗ, chỉ bảo đến nơi đến chốn, nên những việc nữ công gia chánh em cũng tương đối thông thạo. Việc sắm sửa ngày tết em cũng biết những thứ gì cần phải mua sắm. Chính vì thế, có hôm được nghỉ trưa, em tranh thủ đi siêu thị mua sắm đầy đủ những thứ từ thực phẩm khô tới gia vị các thứ. Tưởng rằng mẹ chồng sẽ hài lòng những không ngờ bà lại mặt nặng mày nhẹ, sầm mặt vào với em. Em không hiểu lý do vì sao , mãi sau mẹ chồng em mới bóng gió rằng, năm đầu tiên về nhà chồng đã thể hiện này nọ, định vượt mặt mẹ chồng. Quả thực nghe mẹ nói thế, em thấy buồn quá, không ngờ sự nhanh nhẹn của em lại khiến mẹ chồng gai mắt.
Chuyện đó chưa qua thì lại xảy ra một chuyện khác. Em nói với mẹ chồng rằng em đi làm tới tận ngày giao thừa, không có thời gian làm giò và gói bánh chưng, em biết một cửa hàng rất ngon, mọi năm nhà em vẫn đặt nên em nói với mẹ chồng, hay là để con đi đặt luôn. Mẹ chồng em nghe vậy không nói thèm trả lời mà chỉ bảo, nhà tôi không có kiểu cái gì cũng đi đặt hàng đặt quán, cái gì cũng nhăm nhe đặt quán thì còn gì là tết nữa.
Vừa hồi sáng, em nghe mẹ chồng em nói với bố chồng là đưa bà đi chợ để bà mua gạo nếp, đỗ xanh, lá dong, không đứa nào gói bánh thì bà gói. Bà nói lúc có mặt em ở đấy, không nói em thì nói ai. Em nghe mà tủi quá. Giờ gần tết đến nơi mà 2 mẹ con em lại thành ra thế. Có phải em lười biếng gì đâu, mẹ chồng không thông cảm cho em lại còn làm khó em như thế. Nghĩ thấy chán quá, chẳng còn thấy hứng thú tết nhất gì nữa.
Theo Meyeucon
Cao thủ "trị" chồng Mấy ngày sau, anh Học tá hỏa khi phát hiện mỗi khi anh ngồi chơi game, vợ cũng ôm lấy chiếc máy tính ngồi cạnh chơi game tưng bừng... Dạo này anh Học - chồng chị Thương, nhậu nhẹt liên miên, đã thế lần nào về cũng say mèm, có hôm bạn phải đưa về, có bận thì gửi xe máy tại quán...