Đàn bà đã muốn…
Nhu cầu tình dục ở cả đàn ông và đàn bà là ngang nhau. Chuyện đàn bà “ gạ tình” đàn ông cũng không hiếm như nhiều người nghĩ.
Vợ chồng họ đến gặp Hạnh Dung với hai thần sắc khác nhau. Người vợ bơ phờ, đau khổ, giận dữ. Người chồng thì hốt hoảng, hối lỗi, lo lắng. Hôn nhân của họ đang trên bờ vực thẳm. Lý do: chồng ngoại tình. Nhưng trong sâu xa câu chuyện lại là nỗi khổ tâm, trăn trở của cả hai người. Chồng ngoại tình vì… sự yên ấm của gia đình – ngoại tình với sếp của mình.
Bị sếp nữ gạ tình
“Từ khi đến phỏng vấn xin việc, tôi nhận ra bà ấy thích tôi. Bà giám đốc chỉ hơn tôi có 3 tuổi”. Anh chồng vừa nói tới đó, người vợ chen ngang đầy cay đắng: “Phải, bà ấy hơn có 3 tuổi, lại trẻ trung, xinh đẹp nữa”. Người chồng im lặng, cúi đầu, khó khăn lắm, anh mới tiếp tục được câu chuyện.
Thời điểm đó, gia đình anh đang gặp khó khăn. Vợ anh mới sinh con được 3 tháng, bé sinh thiếu tháng nên bệnh lên bệnh xuống. Công ty anh đang làm việc đóng cửa. Anh chạy vạy khắp nơi. Thế nên khi cảm nhận được cảm tình của người sếp nữ trực tiếp phỏng vấn mình, anh tràn đầy hy vọng. Ánh mắt dịu dàng của bà giám đốc, lúc đó, với anh chỉ có ý nghĩa như một sự cảm tình thôi.
Đàn bà nhận ra đàn ông thích mình nhanh thế nào thì đàn ông nhận ra phụ nữ có ý với mình cũng nhanh như thế. Bà giám đốc “bắn tín hiệu” từ chuyện cái bàn làm việc của anh sao cho thuận tiện, rồi dáng ngồi hớ hênh hở cổ áo, mặc váy ngắn, hếch chân mỗi khi gọi anh vào phòng để giao việc. Tiếp đến là những đụng chạm như bám vào vai, phủi bụi trên áo… khiến anh bắt đầu cảm thấy sợ sợ, lo lo và đương nhiên cũng có phần bị kích thích. Tất cả những cảm giác của anh cuối cùng đã thành sự thật khi một ngày kia, bà giám đốc yêu cầu anh ở lại làm sổ sách cùng bà đến khuya. Đang làm việc thì bà kêu mệt, nhờ anh xoa bóp…
Dù chồng đã thanh minh hết sức, thề thốt hết lời, người vợ vẫn nhất định không tin chồng mình bị động. Cô khăng khăng với lý luận rằng, đàn bà bình thường chẳng ai lại làm chuyện đó.
Video đang HOT
Đàn ông bị gạ tình là phải đổ?
Nhiều người quan niệm khá cổ điển rằng, phụ nữ có nhu cầu về tình dục ít hơn đàn ông, rằng phụ nữ chỉ cần tình cảm, không cần tình dục, phụ nữ luôn giỏi kiềm chế. Điều đó hoàn toàn không chính xác. Nhu cầu tình dục ở cả đàn ông và đàn bà là ngang nhau. Chuyện đàn bà “gạ tình” đàn ông cũng không hiếm như nhiều người nghĩ.
Ảnh minh họa
Nếu đàn ông có 101 cách gạ gẫm thì đàn bà cũng có những kiểu bật đèn xanh, xáp lá cà táo bạo không kém. Nhẹ thì ăn mặc khêu gợi, cố tình đụng chạm. Nặng hơn là sỗ sàng và trắng trợn đến mức đàn ông phải bỏ chạy. Chị Thanh Hà, một người mẹ có cậu con khá điển trai, từng than thở trên Facebook chuyện có cô gái tới chơi với con trai chị, rồi cứ đòi mở hết phim nọ tới phim kia xem đến khuya, nhùng nhằng không chịu về. Khi chị nhắc nhở thì cô bé viện cớ nhà xa, đường nguy hiểm, xin ngủ lại. Chị bảo cô bé sang ngủ chung phòng với chị, nhưng nửa đêm thức dậy đã thấy nửa phần giường của cô trống không.
Trên một diễn đàn dành cho gia đình cách đây không lâu, một chàng trai cũng chia sẻ câu chuyện bị sếp nữ gạ gẫm, yêu cầu, rồi hứa hẹn sẽ “đền bù thỏa đáng” nếu anh chịu làm nhân tình của bà. Bà ta còn trẻ, chồng thì lớn tuổi và không đáp ứng nổi nhu cầu tình dục của bà. Chàng thanh niên hỏi mọi người cách né tránh để vẫn giữ được việc làm và gia đình. Thật không ngờ, bài viết của anh lại bị mọi người ào vào chọc ghẹo, thậm chí mỉa mai.
Lý luận của họ: đàn ông mà từ chối miếng mỡ treo trước miệng là đàn ông có vấn đề về tâm sinh lý, bởi đàn ông chẳng mất gì trong những mối quan hệ nam nữ. Tệ hơn, có người còn cho rằng, chắc đối tượng quá xấu xí hay bệnh tật gì đó thì đàn ông mới chê bai mà từ chối. Tóm lại, tuyệt đại đa số đều cho rằng, đàn ông chẳng thể nào từ chối nếu bị gạ tình, bởi vì khác với đàn bà – nếu bị gạ gẫm mà không từ chối thì là không có đức hạnh, là người lẳng lơ… thì đàn ông lại cần phải bảo vệ danh dự, “bản lĩnh đàn ông” bằng cách chấp nhận chuyện gạ tình, thậm chí coi đó là điều đáng… hãnh diện.
Tuy nhiên, như chàng trai đăng bài kia lý luận, nếu nói về đạo đức, tư cách thì đàn ông càng phải mạnh mẽ và vững vàng hơn khi từ chối những màn gạ gẫm của người khác. Nhưng dường như những chuyện như thế vẫn còn là của hiếm, đàn ông như thế đang được liệt vào “sách đỏ”.
Theo Báo Phụ Nữ
Đàn bà làm bếp hay làm sếp đều tuyệt vời
Bạn thử tưởng tượng, một phụ nữ vật lộn với hai đứa trẻ sinh đôi, từ khi con chào đời, tới khi con vào lớp Một, thì vất vả thế nào.
Bạn thử tưởng tượng, một phụ nữ vật lộn với hai đứa trẻ sinh đôi, từ khi con chào đời, tới khi con vào lớp Một, thì vất vả thế nào. Sáu năm đầu đời, tôi không cho con tới trường, chúng tôi cứ như hình với bóng trong bốn bức tường nhà.
Khi con đi học, tôi mới cảm nhận ý nghĩa hai chữ "giải phóng". Dù vậy, tôi quyết định không đi làm trở lại, một phần vì chồng động viên, một phần vì muốn có nhiều thời gian hơn cho gia đình. Bạn thời sinh viên của tôi bảo "tao ở nhà như mày, chắc chết yểu mất", nhưng cũng không ít người vì quá bận rộn chuyện xã hội, lại thèm... chức nội trợ như tôi, thậm chí có người ganh tỵ với tôi.
Mỗi khi ghé chơi, người thì tìm cách chê bai tôi thiếu thẩm mỹ bài trí nhà cửa, người thì cạnh khóe "sao không ra ngoài kiếm tiền phụ chồng", người thì bảo "phụ nữ trí thức, chọn bếp núc, không cảm thấy phí công sức cha mẹ nuôi ăn học sao". Ban đầu, tôi hoang mang vì những gì họ nói.
Nhưng cảm giác ấy mau chóng thoáng qua, nhờ trong một đám giỗ, chồng tôi tranh thủ xuống bếp khui chuyện đàn bà nội trợ, nói vòng vo, cuối cùng anh đưa mắt về phía tôi "nịnh mãi, bả mới chấp nhận làm hậu phương cho tôi yên tâm công tác; tôi vốn cầu toàn chuyện nhà cửa, khó chấp nhận cảnh phụ nữ nhá nhem tối mới bước vào bếp". Từ đó, người ta thôi nói khó nghe, mà có nói tôi nghĩ cũng chẳng nghĩ ngợi gì. Đèn nhà ai nấy sáng, dài tay qua nhà người khác, coi chừng bị khẽ tay.
Tôi từng loay hoay với câu hỏi: làm thế nào để không bị stress, không cảm thấy buồn khi xác định làm phụ nữ nội trợ. Tôi biết khá nhiều chị em miễn cưỡng sống đời bếp núc. Thậm chí với nhiều người, nỗi đau ấy mang tên "tầm gửi", rất đáng thương.
Với gia đình mình, chúng tôi chỉ ăn cùng nhau bữa tối, riêng hai ngày cuối tuần thì thêm buổi trưa. Tôi có nhiều thời gian rảnh, nên mỗi tuần, có đến ba, bốn ngày nấu ăn sáng cho cả nhà. Tôi chăm chút từng bữa ăn, để khỏi phí hoài công nội trợ. Khi con ở nhà, tôi dành thời gian chơi cùng con, để bản thân không hối hận làm bà nội trợ mà không biết tận dụng thời gian bên con cái.
Mỗi khi vào bếp, tôi luôn nhớ câu nói của chồng "nấu ăn cũng như chơi đồ hàng". Câu nói vui, nhưng đã động viên tôi rất nhiều trên hành trình làm một bà nội trợ đảm đang.
35 tuổi, tôi bắt đầu lên cân. Chồng tôi cho rằng, lý do tôi lên cân là do tiếc công, tiếc của, "ăn cho hết, còn chút xíu không lẽ bỏ lại". Điều anh nói cũng đúng, chỉ còn một vá cơm, bỏ đi mang tội, nên tôi luôn là người ăn sau cùng. Thế là, căn bếp biến thành cái phòng tập. Tôi tập các động tác giúp vòng bụng thon gọn mà tôi lượm lặt trên YouTube.
Có những hôm, vừa tập vừa nghĩ về vòng bụng, vừa nhìn các lọ gia vị nhảy múa trước mắt, tôi không nghĩ một cô gái từng thề với mẹ "sau này, con sẽ trở thành một cô giáo có tâm nhất quả đất", mà giờ chỉ biết làm bạn với bếp núc.
Chẳng biết nơi suối vàng, mẹ có buồn vì tôi chọn con đường dài nội trợ, hay mẹ cười mà nghĩ rằng "nấu ăn cũng cần phải có tâm". "Tâm" ở đây là sự thông minh, làm sao cho những người thân yêu trong gia đình được ăn thức ăn sạch, được chế biến khoa học, vừa ngon vừa bổ dưỡng; được ngủ trong chăn, drap thơm tho mùi bàn tay đàn bà.
Giờ, tôi không còn cảm thấy phải chấp nhận số phận nội trợ như trong năm đầu tiên con đi học. Bởi khi ấy, tôi còn chới với vì thấy mình thừa thãi tay chân, chỉ biết ngồi nhà đợi chồng, con về. Thời gian rảnh bây giờ, tôi viết lách để nâng đỡ tâm hồn. Thậm chí, tôi còn có ý định chuyển máy tính để bàn xuống một góc bếp, mới chợt nhận thấy căn bếp có phần chật chội, cũng chẳng tiện nghi, mà tôi yêu bếp lúc nào chẳng rõ.
Nhưng chồng bảo, sinh nhật sắp tới, anh sẽ mua cho vợ cái laptop, thích mang xuống bếp hay di chuyển đi đâu cũng được, rất tiện. Chồng cũng vừa đóng một cái gương to ở nhà bếp, để bà nội trợ tiện soi. Anh ấy ghẹo: bếp nhà mình hơi rối, nào gương, nào máy tính, nào hoa tươi, hoa khô. Nhưng "người của bếp" thích thế, thì chồng chiều.
Có lần tôi mở máy tính, chồng từ phía sau quàng vai bảo: đàn bà làm nội trợ hay đàn bà làm sếp, khi bật máy tính lên, đều là... đàn bà cả thôi. Lời nịnh nọt, đúng là nhẹ như nhung.
Theo Báo Phụ Nữ
Đàn bà quá ngoan và những cái "tội" khiến chồng chán, chồng chê Trong hôn nhân, đôi khi đàn bà ngoan quá cũng là một cái tội. Tội quá ngoan khiến chồng được nuông chiêu nên... hư hỏng. Tại tội quá hiền thực khiến hôn nhân trở nên... nhàm chán. Thứ nhất là tội cả tin Tội này thường trở nên trầm trọng khi bước vào tuổi yêu. Đàn bà luôn yêu bằng tai và tin...