Đàn bà 40 và những điều cần tỉnh ngộ để có thể sống kiêu hãnh với đời
Đây là những bài học đắt đỏ đàn bà 40 đúc kết được trong cuộc đời mình, đàn bà 30, đặc biệt là đàn bà 20 nhất định đừng bỏ lỡ.
Chỉ cần khắc cốt ghi tâm 3 điều cần tỉnh ngộ này đàn bà 40 ắt có cuộc sống thanh thản bình yên, càng về hậu vận càng thú vị, cuốn hút bất chấp tuổi tác.
Hãy nhớ, đàn bà hấp dẫn, tự tin nhất là khi làm chủ đời mình chứ không phải được thiên hạ tung hê với những lời sáo rỗng – Ảnh minh họa: Internet
1. Đừng quá tự cao
Là một người đàn bà tự tin không hề xấu, thậm chí đấy chính là đích đến của việc bạn phấn đấu mỗi ngày. Hoàn thiện bản thân, chăm chỉ làm việc, chăm sóc chính mình là những gì đàn bà vẫn làm để có thể sở hữu tâm thái tự tin khi đối mặt với cuộc đời này.
Thế nhưng, bạn cần kiểm soát sự tự tin của mình, đừng cố tỏ ra biết hết tất cả mọi thứ, cũng đừng cố chứng minh bản thân mạnh mẽ, ngoan cường.
Bởi chỉ khi đã trải qua đủ đắng cay ngang trái, khi bị cuộc đời vùi dập bạn mới hiểu rằng có thất bại mới có thành công, có gian nan mới làm nên nghiệp lớn. Hãy nhớ, đàn bà hấp dẫn, tự tin nhất là khi làm chủ đời mình chứ không phải được thiên hạ tung hê với những lời sáo rỗng.
Hãy cứ sai đi vì cuộc đời cho phép, hãy cứ nông nổi, bất chấp và dám dấn thân với những gì mình cho là đúng – Ảnh minh họa: Internet
2. Đừng bao giờ mưu cầu sự hoàn hảo
Đời người là có hạn, thanh xuân ngắn ngủi nên đàn bà đừng quá cầu toàn. Bạn càng đòi hỏi sự hoàn mỹ, càng muốn mọi thứ quanh mình phải được sắp xếp đúng như lộ trình thì bạn càng không có thời gian để tận hưởng cuộc sống.
Hãy cứ sai đi vì cuộc đời cho phép, hãy cứ nông nổi, bất chấp và dám dấn thân với những gì mình cho là đúng. Khi đã nếm đủ bi ai, ngập trong thất bại bạn sẽ tự đúc kết được những kinh nghiệm quý báu cho bản thân mình.
Video đang HOT
Đừng tự nhốt mình trong quá khứ bi thương, đừng đóng cửa trái tim chỉ vì một lần bị dối lừa – Ảnh minh họa: Internet
3. Đừng oán trách kẻ thay lòng
Khi phát hiện mình bị phản bội, biết được sự thật bấy lâu nay đối phương che giấu, đàn bà bản lĩnh đến mấy cũng đau thương cùng cực, cũng chìm trong nước mắt. Sau khi đã khóc đủ, đã đau lòng đủ bạn cần vực dậy tinh thần để sống vui vẻ, hân hoan.
Đừng tự nhốt mình trong quá khứ bi thương, đừng đóng cửa trái tim chỉ vì một lần bị dối lừa. Chỉ khi có thể buông bỏ quá khứ, thứ tha cho người đàn ông ngoại tình bạn mới có cơ hội chạm tay vào hạnh phúc mới.
Khi trẻ con làm bố... trẻ con
Hành trình học để làm cha là một hành trình dài, gian nan, vất vả với mỗi người đàn ông trưởng thành.
Thế mà, có những 'đứa trẻ' con từ thân xác đến tâm trí, bất đắc dĩ phải bước vào hành trình làm một người cha, dẫn đến biết bao chuyện bi hài.
Làm cha là một hành trình đầy gian nan và thiêng liêng, đòi hỏi người cha phải từ bỏ sự ngô nghê để trưởng thành. Ảnh minh họa
Bố con cùng một lứa
Tảo hôn, cái từ tưởng chừng lâu lắm không còn nghe nhắc lại, của một thời dĩ vãng đã xa, ấy thế mà, trong xã hội hiện đại, vẫn là một thực tại quanh quất, từ nông thôn đến thành thị, từ vùng núi đến đồng bằng. Ở những thôn làng miền núi Gia Lai, đặc biệt là vùng biên giới, người ta thường thấy cảnh những ông bố và con mình chênh lệch nhau mười mấy tuổi.
Thế hệ trước, bố bọn trẻ lấy vợ từ năm 12, 13 tuổi, sinh con ra lóng ngóng, rồi sinh hết đứa này đến đứa khác, cũng không nói là nuôi dạy tới nơi tới chốn, thả chúng ra với núi với rừng. Để rồi lũ trẻ lớn lên, cũng lại lặp lại sai lầm của bố mẹ chúng. Không chỉ vì thiếu hiểu biết pháp luật, vì các cán bộ dân số đã rất nhiều lần đi tuyên truyền, phổ biến kiến thức. Chủ yếu là chúng tự do yêu đương, hẹn hò rất sớm.
Thậm chí, dùng mạng xã hội để kết nối với nhau như thanh niên đồng bằng, rồi đến với nhau, sơ sẩy có con, rồi lấy nhau ở tuổi con ăn chưa no, lo chưa tới. M.C. sống ở vùng biên giới Gia Rai thuộc tỉnh Gia Lai là một thằng con trai như thế. 15 tuổi, M.C. cũng đi làm vườn, làm rẫy phụ bố mẹ mình. Như nhiều đứa con trai trong vùng, M.C. cũng có một chiếc smart phone nho nhỏ, rẻ tiền em dành dụm mua được. M.C. cũng có trang cá nhân trên Facebook như ai, thi thoảng em cũng chụp hình, đăng ảnh "tự sướng".
Từ mạng xã hội, em làm quen được với A.N., cô bé 14 tuổi ở xã bên. A.N. cũng gia đình nông dân, nghèo khó nên nghỉ học ở nhà trông 3 đứa em cho bố mẹ đi làm rẫy. Chúng hẹn hò, gặp gỡ và nhanh chóng làm "chuyện người lớn" khi còn là những đứa trẻ vị thành niên. N. mang thai. Không cưới hỏi gì, vì bên nào cũng nghèo, chỉ gặp nhau nói câu chuyện, thế là thành vợ thành chồng. Bố mẹ M.C. dựng một căn nhà gỗ, cắt miếng đất rẫy cho con trai ra riêng.
Hai vợ chồng mặt non choẹt cùng nhau đi qua những ngày N. bụng chửa vượt mặt. Lúc đói quá thì chạy về nhà xin bố mẹ miếng ăn. Vậy mà đứa trẻ cũng ra đời, M.C. cũng học cách ẵm, bồng, cưng nựng con như ai. Hỏi rồi nuôi dạy đứa trẻ thế nào", M.C. nhắc lại câu nói của cha ông mình: "Trời sinh voi trời sinh cỏ".
Cậu nghĩ đơn giản rằng, nuôi đứa con cũng giống có thêm đứa em nhỏ, cậu sẽ thương yêu, cho ăn, chơi đùa với nó, có khó gì... Tuy nhiên, đứa bé không được chăm sóc đầy đủ dinh dưỡng nên quắt queo, còi cọc.
Ở nhiều vùng núi, vẫn còn rất nhiều cậu bé như M.C. chưa kịp đến tuổi trưởng thành đã bất đắc dĩ làm bố. Thế nhưng, câu chuyện đó không phải là không diễn ra ở thành thị. Giữa lòng thành phố có những xóm người nhập cư. Họ ở trong những ngôi nhà bé tí chật chội, trong những con hẻm sâu ngoằn ngoèo chạy mãi không đến.
Những khu gọi là Mả Lạng, là Xóm bờ kênh... ấy, cũng có những chàng trai chưa kịp lớn đã phải làm bố. Như chuyện của em L.V.T, sinh năm 2000 nhưng đã có đứa con trai 3 tuổi rưỡi. Ra đường cùng nhau, ai cũng tưởng chúng là hai anh em. Gia đình T. là một gia đình nhập cư từ miền Tây lên Sài Gòn. Căn nhà họ thuê ở cũng khó có thể gọi là nhà, có chưa đến 10 m2 dành cho cả gia đình 5 người chen chúc.
T. cũng như cha mẹ, cậu nghỉ học khi mới hết tiểu học, lúc nhỏ thì đi bán vé số, lớn chút nữa thì theo người quen đi phụ hồ. Trong cái xóm nghèo ấy, cũng có nhiều đứa con trai, con gái nghèo như thế, ngày ngày tản ra làm đủ mọi nghề mưu sinh, chúng già trước tuổi vì ít có tuổi thơ hồn nhiên. T. đã bắt đầu có bạn gái từ năm 14 tuổi. Đến 15 tuổi thì em có bạn gái thứ hai và chẳng may, bạn gái em có thai. Gia đình em cũng chẳng phản ứng gì mấy, còn em gái kia mồ côi cha mẹ, sống với bà ngoại.
Thế là hai em dọn về ở chung với bà ngoại em gái, vì nhà T. chật quá, còn chỗ đâu mà ở. T. ngày ngày đi làm phụ hồ, ngoài nuôi thân mình thì còn nuôi thêm vợ, con. "Vợ" em ngày ngày vác bụng theo bà ngoại ra hè đường bán xôi. Rồi đứa trẻ ra đời trong căn nhà nhỏ tí. T. làm cha như một bản năng. Bà ngoại vợ bảo sao làm vậy.
T. lạ lẫm khi lần đầu được nghe con gọi một tiếng ba. Rồi vợ T. lại mang thai, T. ở tuổi 20 sắp làm bố hai con. Hai vợ chồng không có tuổi thơ, không có thanh xuân ấy lại cắm mặt nuôi con, nối dài cuộc đời khốn khó của cha mẹ chúng.
Những ông bố "tồ"
Có những ông bố, không phải là nạn nhân của tảo hôn, làm cha khi đã trưởng thành, thế mà chất trẻ con chưa mất hết, nuôi con như những cậu thiếu niên ngộc nghệch.
18 tuổi, T.T.H., chàng thanh niên ở Biên Hòa, Đồng Nai đã đi lấy vợ. Hai vợ chồng học cùng một lớp, vừa tốt nghiệp trung học là xin gia đình cho cưới vì "không thể xa nhau". Thấy bọn trẻ đòi sống đòi chết, cha mẹ hai bên sợ xảy ra chuyện gì thì không hay, nên đành tổ chức cái đám cưới nho nhỏ cho hai bên về một nhà. 19 tuổi, H. đã làm cha.
Có không ít trẻ vùng cao ra đời từ cuộc hôn nhân của những ông bố, bà mẹ chưa đến tuổi trưởng thành. Ảnh minh họa.
Ngày ngày, H. đến cửa hàng sắt của cha cậu phụ việc buôn bán, chiều tối lại về với vợ con. Nhưng không hẳn là ngày nào cũng thế. H. còn chưa quá 20 tuổi, ở tuổi ấy, bạn bè cậu vẫn tung tăng vui vẻ đời trai chưa vợ. Chiều về rủ nhau đi nhậu nhẹt, chọc ghẹo con gái. Lấy vợ rồi, H. mới thấy như gông cùm, làm mất tự do. Con lại còn nhỏ, khóc suốt ngày, về nhà là mệt mỏi. Thế nên, sau giờ làm, H. lại lấy cớ có việc làm thêm để tụ tập, bù khú cùng chúng bạn.
Khuya về, nựng con một cái rồi trèo lên giường ngủ, H. khoán trắng việc chăm con cho vợ, nại cớ mình bận việc và lóng ngóng không biết chăm con thế nào. Vợ H. mệt mỏi, chán nản, hai vợ chồng cãi nhau suốt ngày như những đứa con nít.
Thế rồi, vợ H. phát hiện ra cha của con trai mình vẫn ngày ngày đi nhậu, hát karaoke với bạn bè, thậm chí còn tán gái, như trai chưa vợ, cô quyết định ly hôn, ôm con về nhà bố mẹ. H. trở về với cuộc sống độc thân, tung tăng bay nhảy. Cậu dường như quên bẵng mình có một đứa con trai còn bé bỏng, cần có sự quan tâm chăm sóc, yêu thương của người cha.
Có không ít người bố, hoặc do tuổi trẻ, hoặc do tâm hồn còn chưa lớn, mãi mà không thể thích nghi được với vai trò mới của mình. Trên một group về hôn nhân gia đình nổi tiếng trên mạng xã hội, có những chủ đề về "làm bố, làm mẹ", nhiều người vợ đã trút nỗi lòng mình khi chồng quá trẻ con, không cư xử như người chồng, người cha thực sự.
Có ông chồng vô tư vô tâm, con đói bụng, đi ị cũng chỉ biết kêu lên gọi vợ chứ không thể xử lý được vì nhất định không chịu học cách chăm con. Có ông bố trẻ thì con quấy, con khóc nửa đêm, vợ có dỗ dành, ẵm bồng đến rạc tay thì cũng vẫn lăn ra ngủ khì, nhiều lúc còn tỉnh dậy gắt vợ sao không dỗ con nín để nó ảnh hưởng đến giấc ngủ của mình.
Lại có ông chồng mê game từ khi còn đi học, lấy vợ rồi, sinh con vẫn chưa hết mê. Vợ làm việc nhà, chăm con cực khổ đến đâu cũng kệ, cắm mặt vào máy tính, nửa đêm còn í ới gọi bạn bè chơi liên quân...
Cho dù là tảo hôn, hay trưởng thành rồi mà vẫn là một ông bố trẻ con, thì đều là những câu chuyện làm bố đáng buồn. Trong gia đình, người mẹ là người ân cần chăm sóc con từng li từng tí, thì người cha trong nhà phải có vai trò như trụ cột lớn, là điểm tựa tinh thần mạnh mẽ, giúp trẻ lớn lên, vững chãi, an tâm.
Thế nhưng, với những người bố ở lứa tuổi trẻ con hay tâm hồn trẻ con, thì chuyện có con cũng chỉ là một trong những sự cố của đời sống. Cứ nuôi con như bản năng, rồi chúng cũng sẽ lớn lên thôi.
Đâu biết rằng, hành trình làm bố là một hành trình hết sức gian nan. Hành trình ấy cần đến sự dụng tâm, tình yêu thương và khát khao học hỏi. Nếu mỗi một người bố không chịu bước chân vào hành trình làm cha, tự "lột xác" mình mà mãi mãi muốn sống như một đứa trẻ to đầu, thì thiệt thòi nhất vẫn là con trẻ.
Học làm cha, cũng là học để trưởng thành.
Chồng Việt qua đời ở Singapore và lời nhắn của người vợ trẻ Trải qua nhiều gian nan, tưởng rằng đã được hạnh phúc nhưng cuộc đời vẫn thử thách chị Nhung khi bắt chị phải rời xa chồng mãi mãi. Năm 2010, chị Nguyễn Thị Hồng Nhung và anh Đinh Đức Hùng (Hà Nội) quen biết nhau qua công việc vì cả hai đều làm trong ngành viễn thông. Ban đầu, thấy anh Hùng hay...