Đàn bà 40: Bỏ đi những thứ không cần, buông tay những điều hối tiếc
Nếu đã 40 tuổi, phụ nữ nhất định phải biết đến những điều này!
Đàn bà 40, họ đã xác định được những gì cần cho cuộc đời của mình. Họ không còn là người đàn bà nồng nhiệt với tình yêu ngày nào, không còn tha thiết và trông đợi quá nhiều vào người đàn ông. Họ đã có thể tự tin bước những bước vững chắc cho cuộc đời mình mà không cần dựa vào bất kì ai. Có trong tay sự trưởng thành và chai sạn, họ sẵn sàng dứt bỏ đi những điều từng làm đau đớn.
Đàn bà nào dù mạnh mẽ đến đâu thì cũng luôn cần một người đàn ông để yêu thương, dựa dẫm. Chị đã từng nói với tôi như thế. Chị yêu và kết hôn như bao nhiêu người đàn bà bình thường khác. Nhưng người chồng ấy, không mang lại những điều chị hằng mong ước. Trái lại, sống thêm một ngày với chồng chị lại nhận thêm biết bao nhiêu cay đắng, tủi nhục.
Cuộc hôn nhân không hạnh phúc đã biến chị thành một con người khác hẳn: Luôn nhìn đời bằng đôi mắt cực đoan, lúc nào cũng buồn chán và thất vọng. Có những khi chị em ngồi uống cà phê với nhau, chị bảo không hiểu tại sao ngày trước có thể nhìn đời ngây thơ đến như thế? Đàn bà lấy chồng rồi ai cũng sẽ thay đổi. Hôn nhân sẽ nhào nặn họ thành những người đầy nỗi cô đơn và hối tiếc. Chị bảo, nếu như không lấy chồng thì biết đâu chị vui vẻ và hạnh phúc hơn.
Tôi cũng không rõ lắm cuộc sống hôn nhân của chị sóng gió ra sao. Chỉ biết chồng chị sống quá vô tâm, hời hợt và ích kỉ. Đến nỗi vợ sinh nằm đau đớn, vật vã trong bệnh viện còn anh ta ở nhà nhậu nhẹt say sưa với bạn bè thì đủ hiểu thế nào rồi. Chị sống lầm lũi, buồn tủi. Sống bên chồng mà trong lòng chẳng hề ấm áp.
Bẵng đi ít lâu, tôi nghe chị bảo rằng mình đã quyết định ly hôn. Chị bảo, hơn mười năm rồi, đã đến lúc chị cần sắp xếp lại cuộc đời của mình. Ở tuổi 40, chị biết rõ điều gì là quan trọng nhất với mình. Ngày xưa đã từng coi chồng là mạng sống, là cả cuộc đời nhưng bây giờ điều đó không quan trọng nữa. Chị cần con, cần được sống hạnh phúc, cần đủ tiền để lo cho con và cho bản thân mình.
Đàn bà 40 như chị, đã nếm trải đủ dư vị hạnh phúc, cả những đắng chát của cuộc đời. Chị từng bảo, đàn bà dù mạnh mẽ đến đâu cũng cần một người đàn ông nương dựa. Nhưng bây giờ chị mới biết, chị đã sai khi nghĩ như vậy.
Trên đời này, nếu quá phụ thuộc và dựa dẫm thì mình sẽ ngã bất cứ lúc nào. Đàn bà chỉ nên dựa vào chính bản thân mình mới không bị tổn thương, lừa lọc. Lòng người khó đoán định lắm. Ngay cả người chồng sống cạnh mình đó mà cái tâm chẳng thuộc về mình.
Video đang HOT
Đàn bà 40, trưởng thành từ chính những nỗi đau thương và mất mát.
Theo Phunutoday
Muốn mẹ chồng không can thiệp cách dạy con, hãy học ngay chiêu này
Việc ông bà chiều cháu quá đà khiến cho nhiều bố mẹ cảm thấy đau đầu. Bởi khi có người bênh, có người để dựa dẫm trẻ sẽ thường "được đà lấn tới" và ỷ lại.
Nếu gặp trường hợp như vậy, hãy học ngay chiêu độc của nàng dâu dưới đây, vừa dạy con vào khuôn khổ vừa giữ được mối quan hệ "dĩ hòa vi quý" với mẹ chồng.
"Khi mới về nhà chồng, em cảm thấy khá thoải mái vì được gia đình chồng yêu quý nhưng mọi việc trở nên rắc rối khi em sinh con đầu lòng mà lại là đích tôn.
Vì là cháu đầu tiên, lại là đích tôn nữa nên bà nội ra sức cưng chiều nên nhiều người bảo em sướng vì con có bà lo cho từ "A đến Z". Nhưng mọi người đâu biết "ở trong chăn mới biết chăn có rận".
Sự cưng chiều của bà khiến con em ngày càng bướng bỉnh và khó dạy. 5 tuổi, khi người lớn vào nhà con không biết chào hỏi, khi bị bắt chào thì lăn ra ăn vạ. Mỗi lần như vậy, bà nội lại lật đật dỗ dành và quay ra nói: "Không chào thì thôi. Nó nhỏ biết gì mà la chứ, từ từ nó lớn rồi dạy".
Đau đầu vì bà nội quá cưng chiều cháu (Ảnh minh họa)
Thằng bé còn có tật luôn đòi đồ chơi mới dù trong nhà gần như không thiếu thứ gì. Và mỗi lần đòi như vậy, con lại được bà nội đáp ứng yêu cầu nên hình thành thói quen vòi vĩnh.
Đến việc ăn uống con cũng hạch sách, đòi hỏi, nếu không vừa lòng là nhất định không ăn cơm. Đặc biệt, đến bữa ăn, con không bao giờ biết mời người lớn. Lúc ấy, bà nội lại xuề xòa cho qua, bảo thôi cháu nhỏ cho ăn trước kẻo đói bụng; trẻ con cần gì khách khí, lễ nghĩa.
Em nghĩ rằng, nếu còn tiếp tục tình hình này sẽ khiến con ngày càng hư và lớn sẽ thành đứa trẻ bất trị nên đã đề ra một kế hoạch "trị" con.
Em bàn với chồng kế hoạch, cũng may anh hiểu rõ vấn đề và rất đồng cảm. Để kế hoạch thành công, em đề nghị chồng lánh đi công tác mấy ngày để em "chiến" với mẹ chồng. Em xin cho con nghỉ học 1 tuần rồi xin nghỉ phép 1 tuần, bắt đầu kế hoạch.
Buổi trưa đó, em cố tình nấu những món con trai em không thích ăn. Bổn cũ soạn lại, thằng bé không chịu và đòi ăn trứng. Bà nội lại đứng dậy đi chiên. Em đợi bà chiên xong bưng đĩa trứng lại bàn. Thằng bé chộp ngay đĩa trứng định ăn thì em đánh mạnh vào tay, bắt ăn hết phần cơm của em làm. Thằng bé nhất định không ăn và hất chén cơm xuống đất. Chỉ chờ có vậy em đến ngay góc phòng lấy cây roi đã chuẩn bị sẵn quất 2 roi vào mông con không để bà nội kịp phản ứng.
Như một thói quen, thằng bé chạy ngay lại tới bên bà để được bênh. Em nghiêm nghị quát: "Bước ra đây, không mẹ sẽ đánh đau hơn".
Chưa bao giờ thấy con dâu nổi khùng như vậy nên bà nội sợ, buông cháu ra ngay để mặc em xử nó và bỏ vào phòng, có lẽ bà giận vì em dám ngang nhiên đánh cháu yêu của bà trước mặt bà.
Để bà hiểu, ngay sau đó em đã xuống phòng thưa chuyện với mẹ chồng để bà hiểu nhưng vì vẫn giận nên bà nói em làm vậy để dằn mặt bà và kêu em về phòng cho bà nghỉ. Em biết bà đang giận nhưng cũng thấy thoải mái trong lòng vì ít ra cũng đã rút ruột rút gan chia sẻ cho bà hiểu nỗi lòng mình.
Những ngày tiếp sau đó em huấn luyện thằng bé theo cách của em và thằng bé cũng nhận ra rằng, bà đã không còn có thể bảo vệ được nó nữa nên không đến cầu cứu.
Mặt khác, em cũng tìm cách xoa dịu mẹ chồng. Lúc thì sai thằng bé lên mời bà xuống ăn cơm, khi thì cắt đĩa trái cây sai nó bưng lên mời bà ăn, nói là mẹ mời bà ăn tốt cho sức khỏe. Cứ thế, thằng bé đi làm thiên sứ giảng hòa giữa 2 người phụ nữ.
Sau 1 tuần thiết quân luật với thằng con và cả mẹ chồng, em đã đạt được mục đích của mình:
Với con: Ăn cơm đã biết mời người lớn, biết phụ em dọn cơm, dọn bàn sau khi ăn; mẹ nấu gì ăn đó không dám đòi hỏi nữa (em mẹ mìn lắm, đòi hỏi là em cho nhịn luôn khỏi ăn, em không sợ con đói đâu các mẹ), ngoan ngoãn chơi đồ chơi cũ không mua đòi mua đồ chơi mới nữa, hư thì chịu phạt chứ không chờ bà bênh...
Với mẹ chồng: Sau khi thấy thằng cháu cưng thay đổi đến chóng mặt, bà dù cũng tỏ vẻ hài lòng nhưng không thể hiện ra mặt, cứ im im với em. Nhưng kể từ đó bà không can thiệp đến cách dạy con của em nữa. Chỉ phụ giúp em trông con, đưa đón cháu đi học và tắm rửa thôi. Sau chuyện đó, không khí trong nhà em đã trở lại như xưa, em lại cảm thấy rất thoải mái khi sống cùng mẹ chồng.
Và, một số kinh nghiệm em muốn chia sẻ với mọi người nếu muốn "thiết quân luật với con" và "tuyên chiến" với mẹ chồng:
Tìm kiếm sự hỗ trợ từ chồng: Gạch đầu dòng này rất quan trọng nha các mẹ, phải có người hậu thuẫn phía sau luôn ủng hộ mình thì mới vững tâm mà chiến đấu đến cùng được. Nhưng cần khôn khéo, đừng để anh ấy rơi vào tình huống khó xử giữa mẹ và vợ.
Biết người biết ta trăm trận trăm thắng: Trước khi tuyên chiến các mẹ cần phải hiểu rõ tính cách mẹ chồng để nghĩ kế đối phó cho phù hợp. Phải biết cứng rắn khi cần thiết, và nhẹ nhàng ngọt ngào đúng thời điểm. Đặc biệt, dù có nóng giận, bực bội thế nào cũng không được vượt qua giới hạn của con dâu, luôn lắng nghe và tôn trọng mẹ chồng.
Thiết quân luật với con: Đã làm là phải làm cho tới cùng luôn, cần tỏ rõ thái độ và uy quyền của người mẹ, nhưng tuyệt đối không được chỉ trích, nói xấu cách dạy dỗ của bà với con. Khi trẻ làm sai điều gì cần kiên nhẫn giải thích cho trẻ hiểu. Cũng như với mẹ chồng, các mẹ cũng cần mềm nắn rắn buông với con mình đúng lúc.
Cố hết mình để giành chiến thắng cuối cùng: Nếu dở dở ương ương khi đang ở trong cuộc chiến, không khéo các mẹ sẽ rơi vào tình cảnh con không dạy được mà còn mất uy tín với nhà chồng và mất luôn quyền dạy con của mình nữa".
Theo Phapluatnet.vn
Ai cũng có thể sống an lạc từng phút giây Ai cũng biết thời gian là vốn quý nhưng ít ai tường tận cách quản lý vốn quý đó. Sự vội vàng hoàn toàn có thể dẫn đến bất hạnh, do đó hãy dành cho mình nhiều thời gian hơn để làm những việc quan trọng. Hoặc giả nếu thêm cái gì đó vào danh sách việc phải làm thì bạn hãy bỏ...