Dân Australia ủng hộ tước quốc tịch của người liên quan đến khủng bố
75% số cử tri Australia ủng hộ đề xuất tước quốc tịch duy nhất đối với những đối tượng liên quan đến các hoạt động khủng bố.
Một cuộc thăm dò trên mạng do hãng tin Fairfax Media công bố sáng 7/7 cho thấy, 75% số dân Australia ủng hộ việc vô hiệu hóa hộ chiếu của các nghi can khủng bố, tước quốc tịch duy nhất đối với công dân liên quan đến khủng bố, nhưng với điều kiện đối tượng đó có đủ tiêu chuẩn để trở thành công dân ở một quốc gia khác. 21% cử tri phản đối, và 4% còn do dự.
Thủ tướng Australia Tony Abbott cam kết sẽ mạnh tay hơn với những kẻ liên quan đến khủng bố (Ảnh AP)
Theo luật quốc tế, Australia không thể để công dân có một quốc tịch duy nhất bị tước quyền công dân, rơi vào tình trạng “vô chính phủ” nhưng một số ý kiến đề xuất rằng, có thể vẫn giữ quốc tịch nhưng không cho những đối tượng liên quan đến hoạt động khủng bố được quyền bỏ phiếu, quyền được hỗ trợ lãnh sự.
Một dự luật khác đề nghị tước quốc tịch Australia đối với công dân 2 quốc tịch nếu tham gia các hoạt động khủng bố đã được trình một ủy ban tình báo và an ninh (thuộc Quốc hội) xem xét./.
Video đang HOT
Trần Nga Theo Tân Hoa xã
Theo_VOV
Hàng loạt cái chết bất thường liên quan tới gian lận thi cử ở Ấn Độ
Bê bối gian lận thi cử chấn động nhất ở bang Madhya Pradesh tiếp tục gây xôn xao dư luận nước này, bởi kể từ khi sự việc bị phanh phui cách đây 2 năm, 42 người liên quan đều lần lượt tử vong một cách khó lý giải.
Mới có 20% nghi phạm bị bắt giữ
Vụ gian lận thi cử của Ủy ban Khảo thí chuyên nghiệp bang Madhya Pradesh (MPPEB - theo tiếng Hindi gọi là Vyapam) liên quan đến tổ chức lớn nhất bang này về thi nghề, thi tuyển công chức, chủ yếu trong các lĩnh vực y tế, giáo viên, kiểm toán, an ninh...
Thủ đoạn của đường dây gian lận này là gài người thi hộ, tự sắp xếp chỗ ngồi trong phòng thi, chép bài tràn lan, tung ra đáp án sai hay thậm chí thông báo điểm số giả.
Mới đây, ngày 28/6, thêm 2 nghi phạm trong scandal Vyapam tử vong, nâng tổng số người chết liên quan đến vụ việc lên 42 người. Giám đốc Sở Nội vụ bang Madhya Pradesh (miền Trung Ấn Độ) Babulal Gaur cho rằng, các trường hợp đều là tử vong một cách tự nhiên và không có gì khuất tất.
Sự việc bị rơi vào quên lãng, mãi cho đến năm 2013, mới được "khai quật" lại. Nhiều quan chức liên quan tới bê bối, trong đó có cựu Giám đốc Sở Giáo dục bang Madhya Pradesh ông Laxmikant Sharma, người giám sát các kỳ thi của Ủy ban MPPEB, ông Pankai Trivedi, các nhà phân tích hệ thống thuộc Ủy ban này là Nitin Mahendra và Ajay Sen và người phụ trách kỳ thi PMT C.K Mishra.Những sai phạm của Ủy ban MPPEB được khơi ra từ năm 2009 trong một vụ kiện liên quan tới việc 300 sinh viên không đủ năng lực vẫn được chọn trong kỳ thi Pre-medical (PMT) - một chương trình mà người học cần đạt được trước khi trở thành sinh viên một trường y.
Lực lượng đặc biệt (STF) của cảnh sát bang này dưới sự giám sát của tòa án tối cao bang đang điều tra vụ việc. Đến tháng 3-2015, STF đã bắt 1.800 đối tượng liên quan đến 55 trường hợp vi phạm thi cử, đây là 20% trên tổng số người dính líu tới bê bối.
Những cái chết bí ẩn
Trong số 42 người tử vong liên quan đến scandal Vyapam có một số cái chết đáng ngờ. Chẳng hạn, Shailesh Yadav, là bị cáo và là con trai của Thống đốc bang Madhya Pradesh, ông Ram Naresh Yadav, được phát hiện chết tại nhà của ông Ram Naresh tháng 3/2015. Người thân cho biết ông Shailesh bị tiểu đường và qua đời do xuất huyết não.
Tuy nhiên, theo Times of India, ông tử vong do bị đầu độc. Ông Ram Naresh cũng liên quan tới bê bối gian lận thi cử Vyapam. Một tháng sau, tháng 4/2015, dược sĩ Vijay Singh, cũng là một bị cáo đã chết tại một nhà nghỉ ở huyện Chhattisgarh.
Singh bị STF để mắt sau khi bị bắt do liên quan tới bê bối của Ủy ban MPPEB và mới được tại ngoại tháng 2 năm nay. Anh trai nạn nhân cho rằng em trai mình chết bất thường.
Trước đó, tháng 1/2015, ông Ramendra Singh Bhadoria treo cổ tại nhà riêng ở Gwalior. Gia đình cho rằng ông bị tra tấn tinh thần bởi một số người liên quan tới vụ MPPEB yêu cầu ông im lặng.
Còn vào tháng 6/2014, TS DK Sakalley - Hiệu trưởng trường Y Netaji Subhashchandra Bose bị phát hiện chết cháy, sau khi một số sinh viên trường này được xác định liên quan tới bê bối Vyapam.
Gần đây nhất, tháng 6/2015, bác sỹ thú y Narendra Singh Tomar đã chết sau một cơn đau ngực tại một nhà tù ở thành phố Indore và TS Rajendra Arya tử vong sau khi tại ngoại được 1 năm.
Thủ hiến bang và Thống đốc bang Madhya Pradesh là ông Shivraj Chouhan và Ram Naresh Yadav cũng là nghi phạm trong bê bối Vyapam. Họ đang đứng trước áp lực bởi nhiều nhân chứng và bị cáo liên quan tử vong ở địa phương họ quản lý.
Trong khi đó, cựu Tổng cố vấn pháp luật bang Madhya Pradesh Vivek Tankha thẳng thắn nhận định, gian lận khảo thí khó kết thúc, bởi có quan chức chính quyền bang ngầm dung túng tình trạng này. Nếu bê bối không được làm rõ, hệ thống tư pháp của Ấn Độ sẽ tổn hại và cơ quan liên quan sẽ bị người dân chỉ trích.
Theo_Giáo dục thời đại
Úc có thể tước quốc tịch những người tham gia khủng bố Thủ tướng Úc Tony Abbott ngày 26.5 tuyên bố nước này có thể sẽ tước quốc tịch Úc của những người mang hai quốc tịch đang tham gia hoặc hỗ trợ các nhóm khủng bố ở trong nước cũng như nước ngoài, theo hãng tin ABC News (Úc). Thủ tướng Úc Tony Abbott đề xuất nhiều chính sách chống khủng bố - Ảnh:...