Dân Australia cũng đau đầu vì thuế ôtô cao
Xe hơi sang trọng tại Australia có giá cao hơn nhiều so với Mỹ hay các quốc gia châu Âu. Người dùng tại đây phải cõng thuế LCT lên tới 33% khi mua xe sang trọng.
Ôtô cao cấp tại Australia đắt hơn nhiều so với những quốc gia khác. Theo các chuyên gia, những chiếc xe tới Australia phải trải qua hành trình dài từ nơi sản xuất tại châu Âu, Nhật Bản hay châu Mỹ nên chi phí gia tăng. Ngoài ra, chính phủ cho rằng những mẫu xe xa xỉ, chế tác thủ công cần hạn chế tiêu dùng.
Chính phủ Liên bang Australia đánh thuế rất cao đối với xe sang, và khoản thuế này có thể thay đổi theo từng năm.
Australia tuyên bố trong tuần này rằng thuế xe hơi sang trọng (LCT) sẽ được giữ nguyên trong 12 tháng tới, và sẽ tăng thêm một chút, lên mức 65.094 AUD cho năm tài chính 2017 – 2018 với những mẫu xe có mức tiêu hao nhiên liệu hơn 7 lít/100 km.
Người Australia phải trả 419.000 AUD nếu muốn sở hữu BMW 760Li. Ảnh: Whichcar.
Thuế xe được áp dụng ở mức 33% trên ngưỡng nhất định. Chẳng hạn một chiếc xe có chi phí trước thuế 175.000 AUD, người dùng cần thanh toán mức thuế 33% của ngưỡng 100.000 AUD. Vì vậy số tiền thuế phải trả khoảng 33.000 AUD, nâng giá bán những chiếc xe này lên khoảng trên 200.000 AUD.
LCT là loại thuế gia tăng, bên cạnh các loại thuế nhập khẩu 5%, thuế GTGT 10%. Vì vậy, BMW 760Li có giá trước khi tính thuế LCT và các loại thuế địa phương là 305.000 AUD. Tuy nhiên số tiền thực tế người dùng tại Australia phải trả để sở hữu mẫu xe hạng sang này là 419.000 AUD.
Số tiền thuế xe hơi sang trọng mà chính phủ Australia thu được lên tới hàng tỷ AUD mỗi năm. Nhiều đơn vị nhập khẩu tại quốc gia này lên tiếng phản đối thuế LCT vì cho rằng đó là một biện pháp phân biệt đối xử và không công bằng.
Người Australia mua rất nhiều ôtô, đặc biệt là xe sang ngày càng phổ biến. Một trong những vấn đề lớn đối với LCT là không có tiêu chuẩn cụ để để đo lường sự sang trọng. Chẳng hạn chiếc xe chịu thuế phổ biến nhất là Toyota Land Cruiser, đó là một chiếc xe đa dụng, phù hợp với cả gia đình lớn, kinh tế khi sử dụng nhưng lại bị cho là hàng hoá xa xỉ.
Toyota Land Cruiser cũng bị đánh thuế xe xa xỉ. Ảnh: CarAdvice.
Với nhiều người sống ở vùng nông thôn hoặc thường xuyên đi công trường, đây là chiếc xe phục vụ đắc lực công việc của họ chứ không đơn giản chỉ là món đồ khoe sự giàu có.
Thuế xe sang trọng được áp dụng từ năm 2000 nhằm bảo hộ ngành công nghiệp sản xuất ôtô của Australia (sẽ chấm dứt vào tháng 10 năm nay). Luật thuế này chứng tỏ nhiều bất cập, bởi người ta không thể kêu gọi một khách hàng định mua chiếc BMW chuyển sang mua Ford Falcon để ủng hộ công nghiệp nội địa. Những điều tồn tại vô lý khiến nhiều người kêu gọi huỷ luật thuế này.
Video đang HOT
Bộ Cơ sở Hạ tầng và Phát triển vùng cũng bị chỉ trích vì đánh thuế cao đối với các loại xe chạy dầu diesel bởi cho rằng nó tạo ra nhiều khí CO2 độc hại hơn so với model chạy xăng tương đương trên mỗi lít nhiên liệu đốt cháy. Các công ty xe hơi cho biết xe diesel tiết kiệm nhiên liệu hơn so với xe chạy xăng, cần khuyến khích phát triển. Không như nhiều quốc gia khác, Australia không có chính sách khuyến khích phát triển những dòng xe tiết kiệm thân thiện môi trường.
Trên thực tế, việc cắt bỏ thuế LCT sẽ khiến chính phủ Australia thiệt hại 650 triệu USD, chỉ tính riêng năm tài chính 2016 – 2017. Glen Sealey, Tổng giám đốc Maserati Australia nêu ý kiến: “Rõ ràng loại thuế vô lý này cần phải được bãi bỏ”.
Người phát ngôn của Porsche Paul Ellis đưa ra nhận định sâu sắc về vấn đề này vào năm 2014: “Chính phủ Liên bang có nhiều thu nhập hơn khi Porsche và các đại lý nỗ lực bán hàng. Chúng tôi làm tất cả mọi thứ và họ chỉ việc ngồi không cũng có lợi nhuận”.
Giám đốc Mercedes-Benz Australia David McCarthy phản đối luật thuế này trong gần 10 năm qua: “Mặc dù họ có thể đánh thuế những thứ hàng hoá xa xỉ khác như nhẫn kim cương, máy bay cá nhân, thành viên câu lạc bộ golf và du thuyền sang trọng, chính phủ vì một lý do nào đó, lại quyết định chọn ngành ôtô để trừng phạt”.
Ông Joe Hockey, cựu lãnh đảo đảng tự do đã chống lai luật thuế này vào năm 2008: “Một chiếc Land Cruiser ở vùng nông thôn Australia không phải chiếc xe sang trọng. Công bằng mà nói, chúng tôi cho rằng đây là một chính sách tồi tệ và chúng tôi phản đối nó”.
Giám đốc điều hành công ty AAA Michael Bradley nói: “Với việc ngành công nghiệp ôtô địa phương sẽ chấm dứt vào năm 2017, đây là lúc nên loại bỏ thứ thuế vô lý đánh vào xe hơi sang trọng. Ngày nay, trong số 10 chiếc xe bán tại Australia thì cả 10 chiếc đều được nhập khẩu nguyên chiếc, vì vậy không còn lý do gì để duy trì loại thuế này”.
Australia mạnh tay với các thương hiệu xe hơi xa xỉ nhằm thu khoản thuế hàng tỷ AUD mỗi năm. Ảnh: The Motor Report .
Chính phủ nước này đang cân nhắc kế hoạch nhập khẩu song song nhằm giảm chi phí xe mới, bằng việc cho phép các nhà sản xuất xe hơi được nhập khẩu trực tiếp từ nước ngoài. Nhưng kế hoạch này vẫn còn bị bỏ ngỏ và mọi thứ chìm vào im lặng.
Những thay đổi đối với luật thuế LCT đang được xem xét. LCT có thể được bãi bỏ và thay thế bằng loại thuế môi trường, liên quan tới mức khí thải của từng dòng xe và tiết kiệm nhiên liệu, tương tự thuế đang áp dụng tại Anh.
Chính phủ có thể khuyến khích cải thiện hiệu suất xe thông qua điều chỉnh thuế và phí sử dụng đường bộ. Khuyến khích các dòng xe có lượng khí thải CO2 thấp và xe điện.
Một đề xuất khác bao gồm thuế đường bộ thay cho phí đăng ký. Thuế xe hơi sang trọng sẽ giữ ổn định ở hiện tại, đặc biệt chính phủ đang dự toán lại ngân sách bởi doanh thu từ LCT trong khoảng từ tháng 7/2017 – 6/2021 là 2,7 tỷ AUD.
Thạch Lam
Theo Zing
Ba bóng hồng quyền lực của giới quân sự toàn cầu
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản, Pháp và Australia được đánh giá là ba bóng hồng có tiếng nói ảnh hưởng lớn đối với giới quân sự toàn cầu.
Bà Tomomi Inada hồi giữa năm ngoái được bổ nhiệm làm lãnh đạo Bộ Quốc phòng, trở thành người phụ nữ thứ hai ở Nhật Bản đảm nhận cương vị này.
Bà Inada, 57 tuổi, đã lập gia đình và có hai con. Bà tốt nghiệp đại học Waseda năm 1981 và trở thành luật sư năm 1985. Bà trở thành nghị sĩ vào năm 2005 và là người đứng đầu ban chính sách của đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền từ năm 2012 đến tháng 9/2014. Ảnh: Reuters
Bà Inada là một đồng minh thân cận của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. Bà có chung quan điểm với ông Abe về cải cách thời hậu chiến và sửa đổi hiến pháp hòa bình. Giống Thủ tướng Abe, bà Inada cũng quan ngại sâu sắc trước những mối đe dọa từ các vụ phóng tên lửa và thử hạt nhân của Triều Tiên. Ảnh: AFP
Bà Inada phát biểu tại Diễn đàn an ninh Đối thoại Shangri-La diễn ra tại Singapore từ ngày 2 - 4/6. Bà là một trong ba nữ bộ trưởng quốc phòng tham dự Đối thoại Shangri-La năm nay.
Tại hội nghị, bà Inada khẳng định Nhật Bản ủng hộ Mỹ sử dụng tất cả các biện pháp cần thiết để xử lý cuộc khủng hoảng trên bán đảo Triều Tiên. Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản đồng thời cho biết Tokyo muốn làm sâu sắc hơn nữa mối quan hệ đồng minh với Washington nhằm chung tay bảo vệ an ninh khu vực. Ảnh: AP
Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Sylvie Goulard phát biểu tại Diễn đàn an ninh Đối thoại Shangri-La.
Bà Goulard được tân Tổng thống Pháp Emmanuel Macron bổ nhiệm vào vị trí lãnh đạo Bộ Quốc phòng hồi giữa tháng trước. Ảnh: AP
Bà Sylvie Goulard, chủ trương ôn hòa, là thành viên của nghị viện châu Âu từ năm 2009. Bà tham gia vào đảng Tiến lên do ông Macron dẫn dắt vào năm 2016.
Bà từng tốt nghiệp ngành luật tại Đại học Aix-en-Provence, sau đó tiếp tục theo học Đại học Sciences Po và Trường Hành chính Quốc gia (ENA) ở Paris.
Trong ảnh, bà Goulard duyệt đội danh dự lực lượng chống khủng bố của Pháp ở châu Phi trong chuyến thăm Mali cùng Tổng thống Macron ngày 19/5. Ảnh: AFP
Bà Goulard là cố vấn cấp cao về các vấn đề châu Âu cho ông Macron trong chiến dịch tranh cử. Bà thông thạo tiếng Anh, tiếng Đức và tiếng Italy, có kiến thức sâu rộng về kinh tế, tiền tệ.
Trong ảnh, Tổng thống Pháp Macron (ngoài cùng bên phải), Ngoại trưởng Jean-Yves Le Drian (giữa) và Bộ trưởng Quốc phòng Sylvie Goulard trong chuyến thăm binh sĩ Pháp đóng quân tại Mali tháng trước. Ảnh: Reuters
Bà Marise Payne trở thành người phụ nữ đầu tiên trong lịch sử Australia giữ chức bộ trưởng quốc phòng sau khi được Thủ tướng Malcolm Turnbull bổ nhiệm hồi năm 2015.
Bà Payne, 53 tuổi, sinh ra tại Sydney, tốt nghiệp bằng cử nhân nghệ thuật và pháp luật tại Đại học New South Wales. Từ năm 1982, bà tham gia và là thành viên tích cực của đảng Tự do. Ảnh: News.com.au
Bà Payne từng tham gia hàng loạt ủy ban lập pháp và chính sách tại quốc hội Australia, bao gồm Ủy ban Đặc quyền Thượng viện và Ủy ban Thường vụ chung về Ngoại giao - Thương mại.
Trước khi trở thành Bộ trưởng Quốc phòng, bà Payne đảm nhận chức vụ bộ trưởng dịch vụ nhân sinh trong chính phủ cựu thủ tướng Australia Tony Abbott. Ảnh: AFP
Bộ trưởng Quốc phòng Australia Marise Payne gặp mặt người đồng cấp Nhật Bản Tomomi Inada và người đồng cấp Mỹ James Mattis bên lề Diễn đàn an ninh Đối thoại Shangri-La lần thứ 16. Ảnh: Reuters
Vũ Hoàng
Theo VNE
Thủ tướng Australia cảnh báo Trung Quốc không "bắt nạt" trên Biển Đông Phát biểu tại Diễn đàn an ninh Shangri-La ngày 2/6, Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull đã phát đi cảnh báo mạnh mẽ nhất về các động thái bành trướng của Trung Quốc trên Biển Đông, trong đó hối thúc Bắc Kinh tôn trọng chủ quyền của các quốc gia khác trong khu vực. Thủ tướng Australia cảnh báo hành vi "bắt nạt" của...