Dân Afghanistan đổ xô đến văn phòng cấp hộ chiếu
Hàng trăm người chen chúc ngoài văn phòng cấp hộ chiếu ở Kabul khi cơ sở này sắp hoạt động trở lại, khiến lực lượng Taliban vất vả kiểm soát.
Quan chức Taliban cho biết văn phòng cấp hộ chiếu Afghanistan sẽ hoạt động trở lại vào cuối tuần, sau gần hai tháng ngừng hoạt động kể từ khi chính quyền cũ sụp đổ và lực lượng này tiến vào kiểm soát thủ đô Kabul hồi tháng 8. Thông tin đã khiến hàng trăm người hôm nay đổ tới văn phòng và gây ra cảnh tượng hỗn loạn bên ngoài.
“Có rất nhiều vấn đề và rõ ràng là hệ thống không hoạt động. Không có quan chức nào để giải đáp thắc mắc của người dân. Mọi người rất bối rối”, Mahir Rasooli, một trong những người đến xin cấp hộ chiếu, cho hay.
Giới chức Taliban chưa bình luận về thông tin.
Người dân tập trung bên ngoài văn phòng cấp hộ chiếu ở Kabul hôm 6/10. Ảnh: Reuters .
Các nhân chứng cho biết đám đông dồn vào một bức tường bê tông và tìm cách đưa giấy tờ cho một quan chức đứng trên đó, gợi nhớ khung cảnh hỗn loạn bên ngoài sân bay quốc tế Kabul khi Mỹ rút quân khỏi Afghanistan cuối tháng 8. Quan chức Taliban kêu gọi người dân về nhà và trở lại vào ngày 9/10.
Nhiều tay súng Taliban được triển khai xung quanh văn phòng nhằm kiểm soát đám đông, hạn chế tình trạng hỗn loạn.
Video đang HOT
“Tôi đến lấy hộ chiếu nhưng không thể. Tôi không biết chúng tôi phải làm gì trong điều kiện như thế này”, Ahmad Shakib Sidiqi, một người trong đám đông bên ngoài văn phòng, cho hay.
Tình trạng đói nghèo tại Afghanistan ngày càng tồi tệ kể từ khi Taliban kiểm soát đất nước đang hứng chịu tình trạng hạn hán và Covid-19 hoành hành. Liên Hợp Quốc cho biết nửa triệu người đã rời bỏ nhà cửa trong những tháng qua, con số này sẽ tiếp tục tăng lên khi nền kinh tế và dịch vụ sức khỏe sụp đổ.
Người đứng đầu chính sách đối ngoại của Liên minh EU Josep Borrell hôm 3/10 cho biết Afghanistan đang phải đối mặt “một cuộc khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng và sự sụp đổ kinh tế xã hội đang rình rập”, gây nguy hiểm cho an ninh khu vực và quốc tế.
Thế khó xử của mạng xã hội Mỹ với Taliban
Taliban sử dụng mạng xã hội Mỹ để truyền bá thông điệp, bất chấp nhiều nhà cung cấp dịch vụ tuyên bố sẽ chặn lực lượng này.
Chỉ vài ngày sau khi kiểm soát thủ đô Kabul của Afghanistan hồi giữa tháng 8, lực lượng Taliban tổ chức cuộc họp báo đầu tiên, trong đó công kích Facebook vì mạng xã hội này "tự nhận là tự do ngôn luận, nhưng lại không cho công bố toàn bộ thông tin", theo lời phát ngôn viên Taliban Zabihullah Mujahid.
Quan chức Taliban trong cuộc họp báo tại Kabul ngày 17/8. Ảnh: AP .
Phản ứng này cho thấy quan hệ khó đoán định giữa Taliban với phương Tây. Lực lượng này hối thúc Mỹ rời Afghanistan, nhưng vẫn dựa vào các mạng xã hội Mỹ như Facebook và Twitter để truyền tải thông điệp cả trong lãnh thổ Afghanistan và với thế giới bên ngoài. Điển hình là một số phát ngôn viên của Taliban đang có tài khoản hoạt động trên Twitter dù chưa có dấu tick xanh xác thực, trong đó mỗi người có hơn 300.000 người theo dõi.
Tuy nhiên, nhiều nền tảng như Facebook và WhatsApp tuyên bố sẽ hạn chế các tài khoản của Taliban và của những người ủng hộ nhóm này. "Nhiều nền tảng mạng xã hội và ứng dụng nhắn tin có vai trò không nhỏ trong chiến lược truyền thông của Taliban", Weeda Mehran, chuyên gia về Afghanistan thuộc Đại học Exeter ở Anh, nhận xét.
Những nền tảng đó cũng có vai trò quan trọng khi Taliban nắm quyền kiểm soát Afghanistan. Một trong những mục tiêu của nhóm này là thay đổi hình ảnh tàn bạo từng được thể hiện cách đây 25 năm. "Họ coi mạng xã hội như Facebook và Twitter là chìa khóa thực hiện nỗ lực này cả trong và ngoài nước", Safiya Ghori-Ahmad, Giám đốc công ty tư vấn chính sách McLarty Associates và cựu cố vấn Bộ Ngoại giao Mỹ về Afghanistan, nhận xét.
"Taliban đang cố gắng thay đổi hình ảnh và cách mô tả về họ. Tôi nghĩ tất cả đều thấy sự chuyển đổi đó, một phần lớn nhờ sự phổ biến của smartphone, và thực tế là nhiều người Afghanistan đang sở hữu smartphone. Họ nhận ra là các nền tảng công nghệ có thể giúp sức truyền bá thông điệp", Ghori-Ahmad nói thêm.
Từ áp đặt lệnh cấm Internet đến lách điều khoản cấm
Cách tiếp cận hiện tại của Taliban với truyền thông và công nghệ ngược với giai đoạn họ nắm quyền năm 1996-2001. Chính quyền Taliban khi đó cấm hoàn toàn TV và Internet, cho rằng đây là động thái nhằm "kiểm soát mọi thứ sai trái, phi đạo đức và đi ngược lại Hồi giáo".
Mehran cho rằng, hoạt động trên mạng hiện nay của Taliban thực sự bắt đầu từ sau khi nhóm này bị Mỹ lật đổ trong chiến dịch quân sự năm 2001, thời điểm họ liên tục đăng video và chia sẻ tin nhắn trực tuyến. Kể từ đó, Taliban nhiệt tình tiếp nhận các nền tảng như Facebook, Twitter, WhatsApp và Telegram, vốn chưa xuất hiện khi họ còn nắm quyền.
Các tay súng Taliban tuần tra đường phố Kabul hôm 29/8. Ảnh: AFP .
Điều này cũng trùng với sự bùng nổ của Internet khắp Afghanistan trong 10 năm qua. Tính đến 2019, nước này có gần 10 triệu người sử dụng Internet, 23 triệu người dùng điện thoại di động và 89% người dân Afghanistan có thể tiếp cận dịch vụ viễn thông. Riêng ứng dụng Facebook Messenger hiện có khoảng 3 triệu người dùng ở Afghanistan.
Kết quả là Taliban không áp đặt lệnh cấm Internet, mà thậm chí đang nỗ lực lách qua những lệnh cấm của các công ty Mỹ.
Nhiều mạng xã hội tại Mỹ đã tự hành động, trong khi chính phủ Mỹ và cộng đồng quốc tế vẫn tỏ ra e ngại và chưa công nhận Taliban là lực lượng lãnh đạo hợp pháp của Afghanistan.
Facebook hồi đầu tháng tái khẳng định lệnh cấm Taliban trên mọi nền tảng, bao gồm cả Instagram và WhatsApp. "Chúng tôi đã cấm họ sử dụng những dịch vụ của mình theo chính sách về những tổ chức nguy hiểm", phát ngôn viên Facebook cho hay.
YouTube thông báo sẽ tiếp tục xóa những tài khoản do Taliban sở hữu. Twitter chưa chủ động khóa tài khoản của Taliban, nhưng phát ngôn viên mạng xã hội này cho biết ưu tiên hàng đầu là "bảo đảm an toàn cho mọi người" và mạng xã hội này đang duy trì cảnh giác.
"Tôi nghĩ Taliban không muốn cấm Internet, hay buộc các mạng xã hội rời bỏ Afghanistan", Ghori-Ahamd nói.
Quan hệ giữa Taliban với các nền tảng công nghệ có thể còn phức tạp hơn nữa nếu lực lượng này được cộng đồng quốc tế công nhận, điều phụ thuộc rất lớn vào cách họ xây dựng chính phủ Afghanistan thời gian tới. "Nếu điều này diễn ra, các mạng xã hội như Facebook và YouTube sẽ rất khó đưa ra lý lẽ cấm Taliban sử dụng nền tảng của họ", Mehran nhận định.
Trong khi đó, Taliban cũng nhấn mạnh nội dung trên mạng phải tuân thủ luật Hồi giáo, đặt ra thêm nhiều thách thức với các nền tảng muốn hoạt động ở Afghanistan. "Tôi nghĩ những công ty công nghệ Mỹ sẽ phải tìm ra biện pháp cân bằng tinh tế và phức tạp để có thể hiện diện tại thị trường đó", Ghori-Ahmad nhận xét.
Taliban nói người Afghanistan sẽ được tự do ra nước ngoài Quan chức Taliban nói người Afghanistan có giấy tờ hợp lệ có thể rời đất nước bất cứ lúc nào, nhằm xoa dịu lo ngại về hạn chế dưới sự cầm quyền của họ. "Biên giới Afghanistan sẽ để mở và mọi người có thể ra vào Afghanistan bất cứ lúc nào", Sher Mohammad Abbas Stanikzai, phó trưởng ban chính trị của Taliban,...