Đàm Vĩnh Hưng lên tiếng về ồn ào tại lễ viếng Đại tướng
Trước việc các báo tiếp tục chỉ trích Đàm Vĩnh Hưng vì đã &’thiếu văn hóa’ khi viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp, anh quyết định lần cuối lên tiếng.
Ngày 04/10/2013 là một ngày không thể quên trong lịch sử dân tộc Việt Nam khi Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã ra đi mãi mãi.
Ngay khi nghe tin, ca sỹ Đàm Vĩnh Hưng lập tức có mặt tại số nhà 30 Hoàng Diệu để bày tỏ tấm lòng thành kính cũng như chia buồn với gia đình Đại tướng.
Nhưng sự có mặt của anh đã được một số trang mạng thông tin sai lệch làm dấy lên những ồn ào không đáng có. Cho đến hôm nay, câu chuyện của Đàm Vĩnh Hưng tại lễ viếng Đại tướng vẫn được đem ra phân tích, mổ xẻ một cách triệt để.
Nhận lời phỏng vấn của PV, Đàm Vĩnh Hưng muốn đây là những ý kiến cuối cùng của anh về vấn đề này.
- Anh có thể kể lại cảm xúc của anh khi nghe tin Đại tướng đã qua đời?
Lúc đó là 6h sáng ngày 05/10/2013, tôi đang ở Lào Cai và chuẩn bị lên xe về Hà Nội. Khi nghe tin, tôi bàng hoàng trước mất mát to lớn này của dân tộc.
Ngay lúc đó tôi đã viết lên trang cá nhân tấm lòng thành kính của tôi cũng như mong muốn gửi lời chia buồn đến gia quyến và toàn thể đất nước vì tổn thất to lớn này.
- Ngay lúc đó tâm nguyện của anh là gì, thưa anh?
Mong ước lớn nhất của tôi lúc đó là được một đặc ân đến viếng Người tại nhà riêng.
May mắn cho tôi là gia quyến Đại tướng biết được ý niệm này và nói với tôi rằng khi nào tôi tới, sẽ cho người ra đón để tránh sự hỗn loạn không đáng có sẽ làm mất sự trang nghiêm.
- Và sự hỗn loạn đó hẳn không nằm ngoài dự tính?
Tôi và mọi người lường trước được sự việc. Nhưng không ngờ mọi thứ lại bị đẩy đi quá xa như thế này. Khi tới nơi, toàn bộ phóng viên mỗi người ở một nơi chạy lại, tập trung vào tôi và hò hét tên tôi để tôi quay mặt lại chính diện với ống kính máy ảnh.
Người dân gọi tôi thì ít mà phóng viên thì nhiều. Và các phóng viên ấy đã làm nên sự hỗn loạn không được phép có tại lễ viếng ngày hôm đó.
- Anh là nghệ sỹ đầu tiên đến viếng Đại tướng, và việc này lại được coi là sự &’chơi trội’?
Thứ nhất, tôi có mặt trong lễ viếng là vì muốn đến để bày tỏ tấm lòng. Thứ hai, có thể đó sẽ là tấm gương cho khán giả trẻ rằng uống nước phải nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
Nếu tôi thực sự có sức ảnh hưởng, tôi sẽ dùng nó để làm những việc có ích chứ không dùng để làm những thứ như một bộ phận báo chí đang làm.
‘Phóng viên hò hét tên tôi để quay lại nhìn vào ống kính’ – Ảnh: Internet
- Anh có nghĩ trong những tình huống nhạy cảm như thế này, sự nổi tiếng là một bất lợi?
Tôi tới vì cái tâm, vì sự ngưỡng mộ và muốn cảm tạ những gì Người đã làm cho đất nước. Tôi chỉ là một người bình thường, sống có trước có sau, tôn trọng đạo lý. Tôi chỉ là lớp hậu thế đến viếng một bậc vĩ nhân, điều đó có gì sai?
Sự nổi tiếng chẳng có giá trị gì trong hoàn cảnh này. Tấm lòng của tôi chân thành, bó hoa của tôi được đặt trang trọng, trang phục của tôi lịch sự, tôi đã sai ở đâu?
Video đang HOT
Tôi không muốn nhắc tới những vấn đề này nhưng hết quần áo, kính mắt, bó hoa, đôi giày…, tất cả được lôi ra phân tích nhiệt tình. Những tờ báo, trang tin đưa hình ảnh đó, thông tin đó trong thời điểm đau buồn của cả dân tộc liệu có chấp nhận được không?
- Sau đó báo chí đưa tên anh lên trang chủ và giật tít với đủ từ ngữ khó nghe nhất, anh cảm thấy như thế nào trước những thông tin như vậy?
Ví dụ như có thông tin tôi bị cảnh vệ đuổi ra nhưng vẫn cố chen vào. Mọi người nghĩ cảnh vệ có dễ dãi đến thế không khi không cho một ai đó vào mà người ta vẫn vào được? Mọi người có học thức, có ý thức nên suy nghĩ là việc đó có thể hay không thể.
Tôi rất cảm ơn các đồng chí cảnh vệ cùng người nhà Đại tướng đã dẫn đường cho tôi, cho tôi một đặc ân được thắp cho Người nén nhang cũng như bày tỏ lòng tiếc thương vô hạn đến Người.
Rồi họ nhiếc móc tôi đeo kính đen. Tôi xin nói thế này: Khi tôi vừa bước xuống xe đi vào tôi vẫn đeo kính. Nhưng khi gần đến cổng nhà Đại tướng, tôi gỡ kính đen ra. Nhiều trang cá nhân và trang tin cũng có những hình ảnh tôi đã gỡ kính. Chẳng lẽ phép tắc tối thiểu trong hoàn cảnh trang nghiêm, tôn kính như thế mà tôi lại không hiểu được sao?
- Có một sự thật rằng có những tờ báo không có mặt lúc đó nhưng vẫn có những chùm ảnh, tin tức, thậm chí là cả bài phân tích chi tiết về sự việc này, anh có biết điều đó?
Tôi biết chứ. Có những người ngồi ở nhà, thấy một vài tấm ảnh là ngay lập tức viết những bài phân tích từng chi tiết mà không nói thì chẳng ai để ý tới.
Họ tự viết, tự nêu ý kiến, tự đánh giá và thỏa mãn với ngòi bút của họ mà không cần biết điều gì là quan trọng trong thời điểm đó.
Đàm Vĩnh Hưng với bó hoa trắng trên tay với vẻ thành kính khi đến gần cổng nhà Đại tướng
- Vậy lòng tin của anh đối với báo chí sau chuyện này ra sao?
Tôi đã mất niềm tin vào báo chí. Một số ngôi sao trên thế giới phải tự tử trước những áp lực là có lý do của nó. Chính báo chí đã đẩy mọi thứ đi quá xa chỉ để câu view. Thử hỏi mấy trăm ngàn, cùng lắm là mấy triệu view có ý nghĩa gì trong chuyện này?
- Sau anh, có một số nghệ sỹ cũng đến viếng và họ vẫn xếp hàng bình thường, anh có thể nói gì về chuyện này?
Có thể khi họ đến phóng viên không nháo nhào, có thể họ không có sự liên hệ với người nhà Đại tướng, cũng có thể họ dè chừng trước những sự lên án của báo chí dành cho tôi.
Họ làm đúng, nhưng tôi chẳng làm sai. Xin hãy chỉ ra rằng tôi sai ở đâu, sai cái gì?
- Mọi người cho rằng anh sai bởi đã không xếp hàng?
Có một nữ đạo diễn người Mỹ đến làm phim tài liệu Đại tướng và tôi cũng được đặc cách dẫn vào. Một số nhân vật chính khách cũng thế, và đội tuyển U19 Việt Nam cũng tới mà không cần xếp hàng.
Tôi không so sánh về sự nổi tiếng, về đóng góp hay về bất cứ mặt gì cả. Đơn giản tôi muốn làm theo ý kiến của người nhà Đại tướng để không xảy ra tình trạng hỗn loạn.
- Và sự việc xảy ra với anh hình như đang bị đẩy đi xa hơn ngoài tầm kiểm soát khi báo chí nước ngoài cũng vào cuộc đưa tin?
Việc của tôi rất nhỏ, hay để tâm vào việc lớn hơn chứ đừng mổ xẻ những việc nhỏ như thế. Đừng đẩy mọi chuyện đi quá xa trong sự đau thương này.
Báo chí nước ngoài cũng lôi chuyện này ra để đánh giá. Hãy chứng tỏ người Việt mình yêu thương nhau, đồng lòng cùng nhau trong sự kiện này hơn là để người ta lấy mình ra để phê phán.
‘Mong ước lớn nhất của tôi lúc đó là được một đặc ân đến viếng Người tại nhà riêng.’
- Anh có nghĩ mình cần thay đổi điều gì đó để không xảy ra tình trạng như vậy nữa?
Chắc chắn tôi không sai nhưng tôi đã và đang suy nghĩ về chuyện phải thay đổi.
Nếu mình có mặt với bộ dạng trùm khăn, đeo khẩu trang, đội mũ kín mặt thì có không bị ném đá không? Hay đơn giản cứ Đàm Vĩnh Hưng là sẽ bị ném đá?
- Anh muốn gửi gắm điều gì đến với công chúng qua sự việc này?
Công chúng không có tội. Họ thấy báo chí đưa tin như thế nào thì họ biết như vậy. Tôi cũng chẳng thể cứ lên nói đi nói lại, tranh cãi tay đôi với báo chí trong thời điểm đó.
Đây là lần trả lời cuối cùng của sự việc này và tôi hy vọng mọi chuyện sẽ khép lại.
Cho dù thông tin sau bài báo này có như thế nào đi chăng nữa, tôi cũng không quan tâm vì tự bản thân tôi biết tôi đã làm đúng với lương tâm của mình.
Công chúng cần bình tĩnh, cần suy xét kỹ sự việc bởi báo chí bây giờ có báo lá cải. Tôi không quy chụp cho toàn bộ báo chí, mà chỉ có một bộ phận trong đó đang muốn xoay chuyển mọi sự việc theo hướng họ muốn.
Nếu mình biết phân tích, biết cái gì đúng cái gì sai, tôi tin rằng những bài báo như thế sẽ không còn đất sống nữa.
- Sau sự việc này anh muối nói gì đến với những bài báo đã đưa thông tin sai lệch?
Những bài báo đó đã làm mất lòng tin của công chúng. Tại sao những thông tin đẹp, hướng thiện thì ít mà tin giật gân, câu view thì nhiều?
Họ có thể thoả mãn bởi con số lượt xem cao ngoài sức mong đợi, nhưng xin lỗi con số đó để làm gì khi làm cho công chúng và nghệ sĩ ngày càng xa rời nhau như vậy?
Bất cứ công việc gì cũng cần cái tâm. Hơn thế nữa, báo chí là bộ phận rất quan trọng khi họ có thể định hướng dư luận.
Họ nên để cho công chúng có được thông tin khách quan nhất. Nếu họ không thể phân tích được đúng sai thì hãy đơn giản là đưa tin, công chúng sẽ tự biết được đúng và sai ở đâu. Điều đó liệu có quá khó cho họ không?
‘Mọi người nghĩ cảnh vệ có dễ dãi đến thế không khi không cho một ai đó vào mà người ta vẫn vào được?’
- Và một điều cuối cùng để khép lại sự việc này?
Hãy là người lớn đúng nghĩa, là người thì phải có hiểu biết, có suy nghĩ, đặc biệt là những người có kiến thức, có đào tạo để trở thành phóng viên.
Đừng nghĩ rằng công chúng dễ bị xỏ mũi. Cho đến một thời điểm nào đó mà tôi tin rằng sẽ không còn xa, chính công chúng sẽ loại bỏ những bài báo lá cải như vậy.
- Xin cảm ơn anh về những chia sẻ!
Theo VTC
Cây bưởi Đại tướng tặng nước bạn Lào hơn 40 năm trước
Hơn 40 năm trôi qua, cây bưởi - kỷ vật Đại tướng Võ Nguyên Giáp mang từ Lăng Bac sang tặng Hoàng thân Xuphanouvong - vẫn sống xanh tôt. Cây bươi la tình cảm son sắt giưa nhân dân Lào va vị Đại tướng của dân tộc Việt Nam.
Kỷ vật thiêng liêng trên đất bạn Lào
Chúng tôi có dịp đến thăm Viêng Xay - tỉnh Hủa Phăn (Lào), nơi căn cứ địa cách mạng, trọng điểm của hai cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm và là khu vực đặc biệt quan trọng trực thuộc Trung ương. Được tận mắt chứng kiến những di tích lịch sử, nơi ở và làm việc của Chủ tịch Cay-xỏn-phôm-vi-hản, Chủ tịch Xuphanouvông và Bộ Chính trị. Nơi này cũng là nơi in dấu chân của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong chiến dịch Thượng Lào năm 1953, tạo bước ngoặt quan trọng, đưa cuộc kháng chiến của 2 nước đi đến thắng lợi cuối cùng đó là chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ chấn động địa cầu.
Hang CayXỏnPhomvihản- nơi nhiều lần Đại tướng Võ Nguyên Giáp đặt chân đến
Thật bất ngờ được biết cây bưởi trước cửa hang cũng là nơi làm việc của Hoàng thân Xuphanouvong chính là kỷ vật mà Đại tướng mang sang tặng Hoàng thân nhân chuyến thăm Lào trong Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng nhân dân cách mạng Lào tháng 2/1972. Cây bưởi trải qua hơn 40 năm giờ vẫn sống xanh tôt, mùa nào cũng cho ra quả ngọt.
Cây bưởi được Chủ tịch XuPhanouvong chăm sóc cẩn thận
Cây bưởi được tỏa làm 3 nhánh. Giải thích về điều này, người dân nước bạn Lào cho biết đó là tượng trưng cho 3 nước Đông Dương: Việt Nam- Lào- Campuchia. Hơn 40 năm qua, nhân dân nước bạn Lào chăm sóc cẩn thận, coi đó là kỷ vật thiêng liêng mà Đại tướng đã dành cho đất nước họ.
Ông SiPhănVăngđuagiang, Trưởng ban quản lý khu di tích lịch sử cách mạng Xuphanouvong, cho biết: "Do sợ cây bươi qua gia côi nên sắp tới chúng tôi sẽ cho chiết cành để nhân giống sang cây mới. Vì đó là tất cả những tình cảm mà Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã gửi tặng đất nước chúng tôi bởi thế chúng tôi sẽ cố gắng gìn giữ và bảo vệ".
Đại tướng trong trái tim người dân nước Lào
Mặc dù những người mà chúng tôi tiếp xúc, họ chưa một lần được thấy Đại tướng ngoài đời. Chỉ biết đến vị Đại tướng vĩ đại của dân tộc Việt Nam qua sách lịch sử, báo, thông tin đại chúng và thấy Đại tướng qua những tấm ảnh và truyền hình. Tuy nhiên, khi hỏi về Đại tướng ai cũng giành cho Người một sự kính trọng và biết ơn vô hạn.
ông SiPhăn Văngđuagiăng, Trưởng ban quản lý di tích lịch sử cách mạng Supha Novong chia sẽ những tình cảm đặc biệt của mình giành cho Đại tướng.
Hầu hết họ đều biết tin Đại tướng qua đời và luôn theo dõi những tin tức về Đại tướng Ông Bummi Sikhămphon, Chủ tịch Ban quản lý di tích huyện Viêng Xay, xúc động: "Khi nghe tin Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua đời, tôi đã rất bất ngờ. Có cảm giác như Người chính là người con của đất nước Lào. Nhân dân đất nước chúng tôi thật sự rất cảm ơn Đại tướng đã cùng với quân đội nhân dân Việt Nam đứng lên đánh đuổi quân xâm lược ra khỏi đất nước Lào, nhờ đó mà chúng tôi mới có được cuộc sống yên bình như ngày hôm nay. Chúng tôi không biết nói gì hơn là gửi đến Đại tướng lời chúc yên giấc ngàn thu".
Còn ông SiPhăn Văngđuagiăng, Trưởng ban quản lý di tích lịch sử cách mạng Xuphanovong, chia sẻ: "Tôi chưa gặp Người bao giờ, nhưng đã được xem nhiều chương trình trên vô tuyến nói về Đại tướng Võ Nguyên Giáp, đặc biệt là việc chỉ huy phối hợp cùng Chính phủ Lào tiêu diệt đẩy lùi quân Pháp trong chiến dịch Thượng Lào, mở mang vùng kháng chiến Lào, làm nên chiến thắng lừng lẫy Điện Biên Phủ và đường 9 Nam Lào giúp nhân dân 2 nước Việt - Lào đuổi giặc ngoại xâm. Tôi thật sự khâm phục con người Đại tướng. Đất nước Việt Nam thật tự hào khi có một vị Đại tướng tài ba như vậy".
Đại Tướng Võ Nguyên Giáp nhảy Lăm vông với CayXỏn Phômvihản năm 1972
Khi nhắc đến vị Đại tướng của dân tộc Việt Nam, ông Sẩmkhiết Buaviêngxay, hướng dẫn viên du lịch tại khu di tích lịch sử cách mạng SuphaNovông đã cố gắng tìm cho bằng được bức ảnh của Đại tướng chụp cùng CayXỏn Phômvihản trong điệu nhảy Lăm vông sau cuộc đại hội tháng 2/1972 và bức ảnh mà Xuphanovong đang chăm sóc cây bưởi mà Đại tướng tặng.
Ông Sẩmkhiết Buaviêngxay, hướng dẫn viên du lịch khu di tích lịch sử cách mạng Supha Novông bên bức ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp chụp khi về dự đại hội năm 1972
Ông Sẩmkhiết Buaviêngxay cho biết: "Dù trải qua hàng chục năm, thế nhưng những gì liên quan đến vị Đại tướng của nước Việt Nam cũng như Chủ tịch Hồ Chí Minh, chúng tôi đều cất giữ rất cẩn thận. Chúng tôi muốn nhắc con cháu, những thế hệ sau của đất nước biết về những vị anh hùng nước bạn để tưởng nhớ và biết ơn".
Nguyễn Thùy
Theo Dantri
Hôm nay, làm lễ mở cửa mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp Ngày 15/10, gia đình đã làm lễ mở cửa mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp ở núi Thọ, Vũng Chùa - Đảo Yến, Quảng Trạch, Quảng Bình. Gia đình Đại tướng đã làm lễ và thực hiện mọi nghi thức theo phong tục quê hương Quảng Bình. Sau lễ này, lều bạt và bàn thờ ở khu mộ Đại tướng sẽ không sử...