Đàm Vĩnh Hưng: ‘Chú ơi, chú đừng giận con nữa nha’
Nam ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng đã thốt lên lời nói đầy xúc động trước quan tài của nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9.
Vào 14h30, tại bệnh viện Đại học Y Dược, nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 đã trút hơi thở cuối cùng vì căn bệnh viêm phổi và suy tim, thọ 76 tuổi.
Vào lúc 9h sáng nay (15/4), gia đình cố nhạc sĩ đã thực hiện hiện nghi thức khâm liệm tại nhà riêng theo nghi thức Công Giáo La Mã. Theo thông tin từ người thân, lễ viếng tang sẽ được diễn ra tại nhà riêng từ sáng nay cho đến đầu tuần sau. Lễ động quan được diễn ra vào lúc 6h sáng thứ hai (18/4). Thi thể của ông sẽ được hoả táng tại nghĩa trang Bình Hưng Hoà ngay sau khi được tổ chức Thánh lễ theo nghi thức Công Giáo tại gia.
Nhạc sĩ Nguyễn Quang, con tra cả của cố nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 đã kịp về đến Việt Nam vào lúc 19g tối nay. Vì bay suốt nhiều giờ liền và quác xúc động, anh đã gục trước quang tài bố mình khóc nức nở.
Nhạc sĩ Nguyễn Quang ôm linh cửu của người cha Nguyễn Ánh 9 quá cố khóc nức nở
Nhạc sĩ Nguyễn Quang đeo khăn tang, nghẹn ngào khi tâm sự về cha
Trong lễ viếng tang, rất nhiều người thân, bạn bè, và đông đảo nghệ sĩ đã có mặt để tỏ lòng thành kính, tiễn đưa linh cữu vị nhạc sĩ đến nơi an nghỉ cuối cùng.
Ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng xúc động chia sẻ: “Khi chú mất thì tôi đang diễn ở Hà Nội. Suốt mấy ngày đi diễn mệt quá nên ngủ li bì. Lúc 15g30 dậy tập nhạc thì nhận được tin nhắn và báo chí đưa tin. Tôi chuyển tin nhắn thông báo cho tất cả mọi người. Khi nghe chú bệnh nhưng đã khỏe lại, tôi rất mừng. Tôi không ngờ bị quật lại, cam go như thế. Ngay đêm đó, chương trình biểu diễn của tôi ở Hà Nội cũng thay đổi kịch bản. Tất cả cấc ca khúc của chú đã được thể hiện lại lần nữa. Các khán giả Hà Nội bao gồm cả các bạn trẻ vô cùng ủng hộ và xúc động. Tôi tiếc nuối và hụt hẫng. Tôi không nghĩ chú lại ra đi.
Nhiều kỉ niệm về chú lắm. Đáng nhớ nhất là khi chú bị người ta cài và tôi đã hiểu lầm. Đó là lần tôi ân hận nhất. Tôi đã chủ động đến gặp chú Chú coi tôi như con cháu. Gia đình nào cũng có đứa ngoan đứa hư. Tôi giải thích rõ ràng: “Con thật sự bị sốc, chú hãy thông cảm cho con”. Sau đó chú vui vẻ bỏ qua hết, hai chú cháu còn hát chung với nhau trong nhiều chương trình tiếp đó. Khách hàng yêu cầu bài “Ai đưa em về” do Đàm Vĩnh Hưng hát và chú Nguyễn Ánh 9 đệm đàn. Nghĩ lại tôi thấy mình nóng tính quá. Nhưng tôi không nghĩ một tờ báo lớn như thế lại dám đặt điều thay đổi câu nói của chú. Họ không có trách nhiệm với bài viết của mình. Họ bất chấp để tạo nên luồng ác cảm giữa chú với rất nhiều ca sĩ khác. Tôi bị nóng tính và phản kháng. Đây là bài học đáng nhớ. Tôi biết câu trả lời này đưa ra thì nhiều anti fan sẽ chửi rủa nhiều. Ngay cả khi chú bị bệnh, tôi viết một status nhỏ cũng bị đưa tin nhưng tôi không sợ. Việc ai nấy làm. Quan trọng là tấm lòng của tôi dành cho chú.
Khi tôi vào thăm chú. Tôi nhìn chú thật lâu và nói thầm: “Chú ơi chú đừng giận con nữa nha”. Chú hiền và dễ bỏ qua lắm. Cả đời chú chả bao giờ gây gổ với ai cả. Tôi hối hận thật sự. Cuộc đời có ai hoàn hảo đâu. Tôi có thể đến lúc khuya sẽ không ai biết cũng không ai nói được gì. Nhưng tôi muốn quang minh chính đại được đến nhìn bác lần cuối và được tiễn bác một chặng đường.”
“Ông hoàng nhạc Việt” Đàm Vĩnh Hưng đến tiễn nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9
Video đang HOT
Anh đứng khá lâu bên quan tài để ngắm nhìn nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9
Nam ca sĩ nổi tiếng xúc động khi chia sẻ về cố nhạc sĩ tài hoa
Cáo phó của nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9
Những lãng hoa tiếc thương của các nghệ sĩ và đồng nghiệp
Chiếc đàn Piano cũ kĩ giờ tắt lịm. Sau khi nhạc sĩ mất, cây dàn cũng hỏng.
Ca sĩ Bằng Kiều đến từ sớm
NSƯT Thành Lộc
Nhạc sĩ Tuấn Khanh
Vợ chồng ca sĩ Hoàng Bách
NSƯT Kim Xuân
Theo Ngoisao.vn
Nguyễn Ánh 9 và cuộc đời dịu dàng với âm nhạc
Dù có lúc Nguyễn Ánh 9 đã phải kiếm sống bằng nghề nhân viên soát vé trên xa lộ, nhưng cuối cùng cuộc đời người nghệ sĩ vẫn không thể rời xa âm nhạc.
Trong một dịp quay lại Sài Gòn cách đây vài năm, người viết tìm đến khách sạn nơi nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 chơi piano hàng đêm. Ở đó, vài người khách nước ngoài ngồi nhâm nhi cà phê và cocktails nghe ông chơi đàn. Cũng có những người khách Việt và đa số họ đều ở độ tuổi trung niên.
Tới giờ giải lao, ông xuống chào hỏi một cặp vợ chồng lớn tuổi có vẻ thân thiết, tôi lại gần bắt quen mới biết họ là khán giả trung thành của ông đã nhiều năm.
"Tuần nào chúng tôi cũng tới đây uống trà và nghe anh ấy chơi đàn. Ngoài kia biết bao nhiêu bài hát của anh ấy đang được rất nhiều người đang hát trên những sân khấu lớn lắm. Mà anh ấy thì cứ chỉ ở đây, lặng lẽ chơi đàn vậy thôi. Chúng tôi quý anh ấy vì vậy..." bà Lan Hương tâm sự.
Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 gắn bó với cây đàn piano suốt sự nghiệp của mình.
Dấu ấn tiếng dương cầm
Nguyễn Ánh 9 là như thế. Con người ông, từ khi sinh ra, bỏ hết mọi thứ theo đuổi cây đàn rồi trở thành tác giả của hàng chục ca khúc vừa "ăn khách" vừa sống vững trong lòng nhiều thế hệ công chúng, chưa bao giờ Nguyễn Ánh 9 không "trong veo" trong cách sống.
Cho tới những năm cuối đời, ông vẫn khẳng định mình muốn mọi người biết đến như một nghệ sĩ dương cầm hơn là một nhạc sĩ sáng tác. Nhưng cuộc đời thì lúc nào cũng trớ trêu. Người ta mê và biết tới các ca khúc của Nguyễn Ánh 9 nhiều hơn là ngón đàn của ông.
Tuy nhiên, dấu ấn của cây đàn dương cầm trong các tác phẩm của Nguyễn Ánh 9 rất rõ. Nghe Không, Buồn ơi ta xin chào mi hay Mùa thu cánh nâu là thấy lối hòa âm dựa trên đàn phím, mềm mại nhưng rất chặt chẽ về cấu tứ ca khúc.
Nhạc của Nguyễn Ánh 9 mang nhiều âm hưởng phương Tây nhưng chất Việt thì không thể trộn lẫn trong từng câu từng chữ ca từ.
Âm nhạc là con người. Nhạc của Nguyễn Ánh 9 dịu dàng, trữ tình như thế nào thì con người ông cũng vậy. Điển hình chính là tình yêu ông dành cho người vợ gần 50 năm cuộc đời.
Các con ông kể rằng chưa bao giờ ông bà to tiếng với nhau. Kể cả khi về già, họ vẫn luôn giữ cái nếp sống, nếp nói năng, xưng hô của cách đây vài thập niên, nhẹ nhàng và đầy trân trọng.
Đối với ông, bà Ngọc Hân là một điều may mắn lớn trong cuộc đời. Ông gọi bà là người mẹ, người chị, người vợ và người tình mà ông dành trọn yêu thương. Thậm chí, bà còn là "biên tập viên" khó tính nhất với mỗi ca khúc ông viết.
Nguyễn Ánh 9 và Khánh Ly trong một dịp hội ngộ gần đây.
Bậc tiền bối đáng kính
Có một ca sĩ rất "hữu duyên" với Nguyễn Ánh 9. Đó là Khánh Ly. Ông đã đệm đàn cho bà trong một số chuyến du diễn nước ngoài. Và đặc biệt, chính nhạc sĩ từng kể lại ca khúc Không ra đời cũng từ một kỷ niệm với Khánh Ly.
Đó là chuyến lưu diễn ở Pháp khoảng năm 1969-1970, khi hai người bạn nghệ thuật đang tản bộ thì ý tưởng ca khúc lóe lên trong đầu Nguyễn Ánh 9. Ông ngân nga thử giai điệu và Khánh Ly đã khuyến khích ông hoàn thiện ca khúc để sau này thành công với nhiều tên tuổi ca sĩ.
Khánh Ly gọi Nguyễn Ánh 9 là người bạn đặc biệt. Không chỉ bởi ông chơi với cả 3 đời chồng của bà mà bà luôn yêu quý người đệm piano mình ưng ý nhất.
Khánh Ly kể rằng Nguyễn Ánh 9 là người sống rất chân tình. Và có lẽ cái chân tình đó chính là lý do khiến cả sự nghiệp của mình, ông luôn nhận được sự quý trong của đồng nghiệp.
Hồi cuối tháng 3, khi Nguyễn Ánh 9 ốm nặng, rất nhiều nghệ sĩ hậu bối đã đến thăm ống, đặc biệt là các nghệ sĩ ngoài Bắc. Đối với họ, ông là một bậc tiền bối, một người cha.
Nguyễn Ánh 9 thẳng thắn nhưng chân tình. Bởi vậy mới nảy sinh chuyện lùm xùm hồi năm 2013 giữa ông và Đàm Vĩnh Hưng. Nhưng cái kết của câu chuyện cũng giải thích vì sao ông được đồng nghiệp hậu bối yêu mến. Cái tình ấm áp ông truyền tới họ thật trong sáng.
Người viết nhớ dáng đi của Nguyễn Ánh 9 sau một ca làm việc thường ngày tại khách sạn. Nhỏ nhắn, chậm nhưng nhẹ nhàng. Ông ra bãi lấy chiếc honda cũ nổ máy chạy xe về nhà trong đêm khuya.
Cái dáng người đó có lẽ cũng là phong thái cuộc sống không thể trộn lẫn vào đâu của Nguyễn Ánh 9.
Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 tên thật là Nguyễn Đình Ánh. Ông sinh năm 1939 tại Phan Rang, Ninh Thuận. Năm 18 tuổi ông bắt đầu theo đuổi con đường âm nhạc. Ông khởi đầu sự nghiệp viết nhạc rất tình cờ, trong một chuyến đi Nhật biểu diễn cùng ca sĩ Khánh Ly.
Những năm 1980 ông cho ra mắt một số ca khúc như Tình yêu đến không giã từ, Mênh mông tình buồn, Cho người tình xa, Cô đơn, Buồn ơi chào mi... Vài năm gần đây, nhạc sĩ không còn sáng tác nhưng ông vẫn chơi dương cầm tại một số khách sạn ở TP HCM.
Ngày 20/3, nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 được đưa đến bệnh viện Hoàn Mỹ TP HCM để cấp cứu trong tình trạng hôn mê. Tuy nhiên, sau gần một tháng nằm viện, nhạc sĩ hôn mê trở lại và ra đi vào trưa ngày 14/4.
Theo Zing
Nghệ sĩ Việt khóc khi đến viếng nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 Nhà riêng cố nhạc sĩ "Buồn ơi, chào mi" ngập tràn hoa đưa tiễn, dòng người đến viếng chỉ lặng lẽ nhìn nhau và bật khóc khi nhìn mặt ông lần cuối. 9h sáng 15/4,tại nhà riêng của cố nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 ở TP HCM diễn ra nghi thức tẩm liệm và phát tang. Tất cả con cháu của ông đều...