Đàm Vĩnh Hưng bị truy thu thuế gần 700 triệu đồng?
Dư luận đang xôn xao về danh tính của năm nghệ sĩ bị cục thuế TPHCM truy thu hơn 1,3 tỷ đồng tiền thuế thu nhập cá nhân, trong đó người bị truy thu nhiều nhất phải nộp 683 triệu đồng.
Theo đó, những nghệ sĩ này trước đó đã kê khai thuế nhưng chưa đầy đủ và được phòng thuế thu nhập cá nhân Cục Thuế TPHCM yêu cầu kê khai lại.
Điểm đáng chú ý trong danh sách năm nghệ sĩ bị truy thu thuế lần này là thông tin về một nam ca sĩ đang nổi tiếng trong vai trò ban giám khảo của nhiều game show nổi tiếng. Theo số liệu của Cục Thuế TPHCM, nam ca sĩ này bị truy thu 683 triệu đồng tiền thuế thu nhập cá nhân trong ba năm, từ năm 2010-2012.
Đàm Vĩnh Hưng
Danh tính của nam ca sĩ bị truy thu thuế số tiền “khủng” này đang được dư luận quan tâm và những thông tin mà cục thuế TPHCM đưa ra dễ làm nhiều người liên tưởng tới ‘ông hoàng nhạc Việt’ Đàm Vĩnh Hưng. Bởi lâu nay anh vẫn là một trong những nam ca sĩ “thống trị” về cát-xê tại các sân khấu ca nhạc trong Nam, ngoài Bắc với thù lao không dưới 100 triệu đồng/show.
Không chỉ là ngôi sao thị trường nổi tiếng, gần đây Mr. Đàm cũng nhận được nhiều sự chú ý khi hai mùa liên tiếp ngồi ghế huấn luận viên của chương trình truyền hình thực tế đình đám The Voice, và thông tin này được cho là khá khớp với thông tin mà Cục Thuế TPHCM cho biết trên báo Tuổi trẻ TPHCM.
Video đang HOT
Gần đây khi nói về chuyện thực hiện nghĩa vụ đóng thuế, Mr. Đàm cũng thật thà thừa nhận: “Thât lòng mà nói, anh chị em nghệ sĩ chúng tôi ai cũng luôn ý thức nghĩa vụ nôp thuê của mình. Tuy nhiên, bản tính của người nghệ sĩ vân thường phóng khoáng và hơi bât thường môt tí nên chuyện đóng trước, đóng sau, nhớ nhớ, quên quên là chuyên rât bình thường”.
Tuy nhiên, anh cũng khẳng định: “Cá nhân tôi và Công ty Tiêng Hát Việt thực hiện bôn phận của mình khá đây đủ, thậm chí còn được cơ quan thuê khen ngợi trên các phương tiện truyên thông đê làm gương. Những điêu này có thê làm một sô người khó chịu vì giông như là mình đang cô ghi điêm đê lây lòng Nhà nước vậy”.
Mr. Đàm cũng cho biết anh không đồng ý với những ý kiến cho rằng khoản thuế của anh và các nghệ sĩ nói chung đã đóng là khiêm tốn. “Mọi người làm sao biết chúng tôi đã phải đóng thuế lên đến vài trăm triệu có năm lên đến cả tỷ đồng”, huấn luyện viên The Voice này tâm sự.
Trong danh sách truy thu thuế lần này của cục thuế TPHCM còn có một nữ ca sĩ với số thuế truy thu 264 triệu đồng. Trước đó ca sĩ này kê khai số thuế phải nộp 990 triệu đồng nhưng dựa trên số liệu thu thập từ các đơn vị tổ chức biểu diễn, phòng trà ca nhạc, số lần xuất cảnh để biểu diễn ở nước ngoài cũng như mức cát-sê trên thị trường, cơ quan thuế đã yêu cầu nữ ca sĩ này kê khai bổ sung, từ đó tăng mức thuế phải nộp lên 1,254 tỉ đồng.
Trước những thông tin này, được biết Ông Nguyễn Thái Sơn, nguyên trưởng phòng thuế thu nhập cá nhân Cục Thuế TP.HCM, đề xuất cần nêu đích danh nghệ sĩ trốn thuế nhằm mục đích răn đe.
Theo Dantri
"Rất nhiều doanh nghiệp bất động sản tay không bắt giặc"
"Rất nhiều doanh nghiệp tay không bắt giặc, lấy những mảnh đất đẹp, chiếm dụng vốn ngân hàng, thu 70-80% tiền của người dân nhưng không chịu hoàn thiện, bàn giao nhà. Vậy trách nhiệm của UBND với người dân Thủ đô thế nào?", Đại biểu HĐND Hà Nội Nguyễn Hoài Nam chất vấn.
Sáng nay 5/7, HĐND thành phố Hà Nội bắt đầu phiên chất vấn với nhiều nội dung quan trọng được cử tri gửi gắm đại biểu "truy" và làm rõ trách nhiệm của UBND thành phố, Sở ngành có liên quan. Mở đầu phiên chất vấn, Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Huy Tưởng báo cáo rất nhiều vấn đề có liên quan về kinh tế ngân sách. Tuy nhiên, sang phần chất vấn ông vẫn nhận được hàng chục câu hỏi "hóc búa" của các đại biểu.
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Huy Tưởng trả lời chất vấn (ảnh KTĐT)
Đại biểu Nguyễn Hoài Nam cho biết, vấn đề nổi cộm của thành phố hiện nay là người dân (nhà đầu tư thứ cấp) góp vốn cho các dự án xây dựng với hi vọng có nhà ở như cam kết trong hợp đồng tuy nhiên có nhiều dự án chủ đầu tư thu đến 70-80% tiền của các hộ dân rồi nhưng không hoàn thiện, thậm chí có chủ đầu tư còn "xù" nợ bỏ trốn. Theo ông Nam điều này ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề an ninh của thành phố, gây hậu quả xấu cho xã hội. Ông Nam cũng cho rằng, có những doanh nghiệp thực sự khó khăn về tài chính, cần được giãn hoãn, nhưng liệu thành phố có nắm được những chủ đầu tư thuộc diện này đã thu 70-80% tiền của người dân hay không?
Theo ông Nam, rất nhiều chủ đầu tư bất động sản gần như "tay không bắt giặc", lấy những mảnh đất đẹp, họ chiếm dụng vốn ngân hàng, tiền của người dân. "Tôi xin hỏi thành phố đã thống kê được vấn đề này chưa và trách nhiệm của thành phố tới đây thế nào? Nếu chúng ta không giải quyết được vấn đề này thì người mua nhà không có nhà để ở. Trong khi đó thành phố cũng thất thu một khoản lớn tiền sử dụng đất vào ngân sách", ông Nam nêu vấn đề.
Giải đáp những băn khoăn của đại biểu, Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Huy Tưởng cho biết, theo quy định của Nghị quyết 02 và hướng dẫn trong Thông tư của Bộ Tài chính những đơn vị làm chủ đầu tư các dự án có trách nhiệm phải nộp nghĩa vụ tài chính cụ thể là tiền sử dụng đất. Thế nhưng, nếu như tại thời điểm này doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ thì họ có quyền được cho gia hạn nộp tiền sử dụng đất.
Tuy nhiên, theo ông Tưởng trên thực tế có doanh nghiệp làm ăn lỗ nhưng vẫn phải báo cáo lãi cho nên Cục thuế cho rằng họ vẫn phải nộp tiền sử dụng đất. "Ngay cả trường hợp có lãi cũng không có khả năng để nộp tiền vì báo cáo lãi đó cũng chưa thật chính xác. Người ta cố gắng báo cáo lãi để cố gắng giữ thương hiệu, uy tín để tiếp tục làm ăn ở những ngành nghề khác, ở lĩnh vực khác. Cho nên báo cáo lãi ấy cũng chưa phải là báo cáo thật", ông Tưởng trả lời câu hỏi của đại biểu.
Chưa cảm thấy thỏa đáng trước trả lời của Phó Chủ tịch UBND thành phố, đại biểu Nguyễn Hoài Nam tiếp tục đứng lên chất vấn với những câu hỏi sâu hơn. Theo ông Nam, nói như Phó chủ tịch là quá đơn giản. Vì nếu chỉ dựa vào báo cáo, kê khai của doanh nghiệp để cho giãn, hoãn, trong khi bản chất những chủ đầu tư này đã bán đến 70-80% giá trị hàng hóa mà không xem xét trách nhiệm quản lý nhà nước với những vấn đề này.
Đại biểu Nguyễn Hoài Nam chất vấn Phó chủ tịch UBND Hà Nội
"Đó là chưa kể trách nhiệm của thành phố trong việc lựa chọn năng lực của chủ đầu tư trong việc triển khai dự án. Hiện nay, thị trường đã bắt đầu bộc lộ thế nào là chủ đầu tư có năng lực thực sự và chủ đầu tư chộp giật dự án để lấy được đất rồi bán. Tôi thấy thành phố phải tổng hợp vấn đề này và đưa ra giải pháp trong thời gian tới", ông Nam nói.
Qua chất vấn đại biểu Nguyễn Hoài Nam mong thành phố rà soát lại các dự án dân đã góp vốn rồi có nằm trong diện giãn, hoãn hay không? Trách nhiệm của thành phố với người dân bị chủ đầu tư "xù" vốn thế nào chứ không đơn giản là việc đưa ra con số bao nhiêu doanh nghiệp giãn, hoãn và số tiều là bao nhiêu.
Phúc đáp lại băn khoăn của đại biểu, Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Huy Tưởng tiếp tục cho rằng về mặt chính sách là như ông đã phân tích ở trên còn về chỉ đạo, UBND thành phố đã yêu cầu Cục Thuế phối hợp cùng Sở Tài chính, TN-MT, Xây dựng và các quận huyện xem xét cho chủ đầu tư giãn, hoãn báo cáo, kê khai còn sau này sẽ có biện pháp hậu kiểm.
"Như đại biểu Nam nói, nếu đại biểu nào qua tiếp xúc cử tri có phát hiện được dự án thu gần hết tiền rồi mà doanh nghiệp chậm giao nhà thì cung cấp thông tin để chúng tôi chỉ đạo cơ quan thuế phối hợp với các ngành rà soát trực tiếp", Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Huy Tưởng nói.
Theo Dantri
Mơ hồ giá đất bồi thường sát thị trường Ngày 15-5, các ĐBQH TP Hà Nội hoạt động trong khối doanh nghiệp đã tiếp xúc đại diện các doanh nghiệp, cử tri hoạt động trong lĩnh vực quản lý đất đai để góp ý vào Dự án Luật Đất đai (sửa đổi). Đại diện Cục Thuế Hà Nội nói, Luật cứ nói là giá đền bù phù hợp với giá thị trường,...