Đắm thuyền vì thi đấu thổi cơm, bắt vịt trên sông
Do quá hăng hái thi đấu và không làm chủ được cân bằng, một chiếc thuyền chở chị em phụ nữ chơi bắt vịt, thổi cơm trên sông tại lễ hội Bạch Hào (Thanh Hà, Hải Dương) đã bị chìm.
Lễ hội chùa Bạch Hào (xã Thanh Xá, huyện Thanh Hà, Hải Dương) được tổ chức vào mùng 6 tháng giêng âm lịch hàng năm (ngày chính hội).
Tuy nhiên, theo quy định của địa phương phần hội thi bơi chải, bắt vịt, thổi cơm ở khúc sông trước chùa 3 năm một lần mới diễn ra.
Lễ hội để kỷ niệm ngày vua Trần Nhân Tông trong lần kinh lý tại Hải Dương có dừng lại thăm chùa. Vận động viên tham gia bao gồm cả nam và nữ, là người trong xã, nhưng hấp dẫn và vui nhộn nhất là nội dung chơi của các chị em. Sau màn bơi chải, BTC chọn ra ba đội ở vị trí nhất, nhì, ba được thi thổi cơm, bắt vịt.
Luật chơi khá đơn giản, ba đội cầm một bó đóm to, nồi cơm được chuẩn bị sẵn và lên thuyền.
Nhiệm vụ mỗi đội là té nước vào đóm của đối phương nhằm làm tắt lửa. Mỗi bên khi lửa tắt được phép nhóm lại, sau đó đội nào cơm chín trước sẽ thắng. Theo luật thì chỉ được dùng tay nhưng khi bước vào cuộc chơi, các thành viên dùng cả xô, chậu, mái chéo để hắt nước sang phía thuyền bên.
Video đang HOT
Trong lúc cao hứng không làm chủ được cân bằng, một chiếc thuyền đã bị đắm.
May mắn đây là khúc sông không sâu, còn các chị em đều biết bơi nên không có sự cố đáng tiếc nào xảy ra.
BTC phải tung lực lượng cứu hộ mang phao ra đưa các vận động viên vào bờ.
Những người tham dự trò chơi này cho biết, dù có làm ăn xa quê hương nhưng mỗi lần về quê ăn Tết là phải tham dự để có thể mát mẻ cả năm.
Đội nào không khéo, để đối phương té nước làm tắt lửa phải nhóm lại thì dễ bị cơm sống.
Thuyền đắm nhưng nồi cơm phải được giữ nguyên. Cả ba nồi cơm này sau đó sẽ được đặt lên ban thờ.
Phần thi bắt vịt được diễn ra ngay sau phần thi thổi cơm.
Khi vịt được tung xuống nước, các VĐV trên chải đua phải nhanh chóng nhảy xuống bắt vịt, trong khi đó các thành viên còn lại của đội bạn liên tục té nước, gây khó khăn.
Có những lúc chị em phải đuổi theo vịt mệt nhoài. Do khúc sông này nông nên họ có thể vừa bơi vừa chạy một cách dễ dàng.
Một vận động viên sung sướng sau khi bắt được vịt và giành chiến thắng.
Theo_Zing News
Quà biếu cá Anh Vũ giá hàng chục triệu đồng dịp Tết
Giá mỗi kg cá Anh Vũ sống tại Hà Nội được các cửa hàng giao bán với giá khá cao, khoảng 2,5 - 3,5 triệu đồng, tùy theo cân nặng và chủng loại, nhưng lại được nhiều người chọn làm quà biếu trong dịp tết sắp tới.
Cá Anh Vũ trên thị trường có rất nhiều loại từ các vùng khác nhau vì thế giá cả cũng chênh lệch. Trong anh là cá Anh Vũ sống được vận chuyển từ trong Tây Nguyên ra Hà Nội. Ảnh: Thanh Hà.
Nhiều người quan niệm, cá Anh Vũ để cung tiến Vua và đem lại điều may mắn, vì vậy, các đại gia Việt ưa thích, sẵn sàng chi trả hàng chục triệu đồng để mua.
Gần Tết, trên các cửa hàng hay trang mạng nhộn nhịp rao bán cá Anh Vũ với giá lên tới vài triệu đồng một kg. Một cửa hàng ở Ba Đình (Hà Nội) đưa ra mức giá 2,9 triệu đồng/kg, một số cửa hàng khác bán đối với 2- 5kg/con giá từ hơn 900 nghìn, cá từ 5-7kg giá đến 1,3 triệu đồng/kg, cá trên 7kg/con giá 1,5 triệu đồng.
Thông thường giá của một kg cá Anh Vũ sống dao động từ 2,5 đến 3,5 triệu đồng tùy vào chủng loại và cân nặng, đắt hơn nhiều so với cá đã chết có giá khoảng 1 triệu đồng kg.
Anh Đỗ Hoàng Việt, một chủ cửa hàng ở Hà Đông (Hà Nội) cho biết, hiện tại cá Anh Vũ nhập về rất khó khăn và nguồn hàng khan hiếm, nên mỗi lần chỉ chuyển được khoảng 20 con và phải mất hàng tuần để vận chuyển bằng xe ôtô từ vùng Tây Nguyên ra Hà Nội.
Để có thể đưa được cá sống ra đến Hà Nội bằng ôtô trên quãng đường khoảng 1.200 km, khâu tuyển chọn và chăm sóc cá phải thường xuyên dừng xe cho cá nghỉ theo dõi... Nếu cá chưa lành vết thương mà đi nhanh, cá sẽ chết. Trước đây, để đưa cá ra Hà Nội chỉ có cách giết cá rồi cấp đông vận chuyển bằng đường máy bay ra.
Cá Anh Vũ sống được nhiều người săn tìm. Ảnh: Thanh Hà.
Bắt cá đã khó, thu gom cá còn khó hơn nhiều lần, vì số lượng cá đánh bắt được rất ít do phương pháp đánh bắt rất khó và phải làm thủ công. Là một loài sống ở vùng nước sâu và thường trốn trong hang đá, nên rất khó bắt cá. Thông thường vào mùa lạnh, khoảng tháng 1 đến tháng 4 dương lịch, cá ra khỏi hang kiếm ăn nên người dân lặn xuống đáy sông, dùng lưới vây bắt cá.
Sau khi bắt được cá, người thợ sẽ lấy dây xâu miệng cá lại, sau đó các thương lái đến tận nơi mua. Để cá có thể sống được và quen với môi trường mới, người ta bỏ lên lồng bè để cho cá tự lành vết thương, rồi mới vận chuyển được.
Nguồn thức ăn chủ yếu của cá Anh Vũ là rêu bám đá, sống ở vùng nước sạch, thường ở trong hang sâu nước chảy xiết, nên rất chậm lớn. Để đạt được trọng lượng từ 4 đến 8kg, cá Anh Vũ phải có tuổi thọ từ 10 đến 15 năm. Những năm trở lại đây, ở các dòng sông phía Bắc, hầu như loài cá này đã tuyệt chủng hoặc số lượng rất ít.
Theo các thương lái, hiện tại ở những dòng sông thuộc Tây nguyên có 2 loại cá Anh Vũ, một loài có vẩy màu xanh ánh đỏ là cá Anh Vũ thường. Loại khác trên mũi và miệng có nhô lên sụn khi được khoảng 2kg cân trở lên thì mặt chuyển sang màu vàng được gọi Anh Vũ vàng có giá đắt hơn.
Theo Thanh Hà
Tiền phong
3 ông Táo "ra lò" trong... 1 phút Chỉ trong khoảng một phút, các nghệ nhân làng gốm Thanh Hà có thể hoàn tất các công đoạn in và sửa nguội một tượng Táo quân trước khi đem phơi và cho vào lò nung. Tượng mới ở giai đoạn sửa nguội xong đều tăm tắp mười chiếc như một. Làng gốm Thanh Hà (Hội An, Quảng Nam) nay vẫn còn nhiều...