Đắm tàu ở Scotland, 8 thuyền viên mất tích
Chiều 3/1, một tàu chở hàng đã gặp nạn khi đang đi qua vùng biển ngoài khơi Scotland trong mưa bão. Hy vọng 8 thuyền viên còn sống sót đang ngày càng mong manh khi công tác tìm kiếm đã bị hoãn lại trong đêm do điều kiện thời tiết không cho phép.
Con tàu Cemfjord chở xi măng được thông báo nhìn thấy lần cuối vào chiều ngày thứ Sáu 2/1.
Trang Daily Mail đưa tin hôm qua 3/1, một chiếc tàu dài 83 m chở xi măng tên là Cemfjord đã bị đắm khi đi qua vùng eo biển Pentland Firth, ngoài khơi Scotland, khu vực được biết đến với những dòng nước chảy xiết gây nguy hiểm cho tàu thuyền đi qua.
Chiến dịch tìm kiếm và cứu nạn đã bắt đầu từ 2h30 chiều hôm qua 3/1 (giờ địa phương) khi một tàu khác phát hiện một phần con tàu đắm ở vị trí khoảng 24 km về phía đông bắc của thị trấn Wick gần eo biển Pentland Firth, Scotland.
Theo Daily Mail, con tàu đắm Cemfjord được đăng ký ở đảo Síp, đã rời bến Aalborg của Đan Mạch vào ngày 30/12 để vận chuyển xi măng đến Runcorn, Cheshire, nước Anh. Các cơ quan chức năng cũng thông báo nhìn thấy con tàu gặp nạn lần cuối vào chiều ngày thứ Sáu 2/1.
Giới chức cho biết đã phát hiện xác tàu Cemfjord trên biển ngoài khơi Scotland nhưng hiện hy vọng 8 thuyền viên còn sống sót rất mong manh
Tờ Daily Mail dẫn lời một phát ngôn viên Cơ quan an toàn hàng hải và bảo vệ bờ biển Vương quốc Anh cho hay: “Chúng tôi đã phát hiện được xác tàu đắm, nhưng hiện tại chưa tìm thấy người sống sót nào ở khu vực lân cận”.
Video đang HOT
Phát ngôn viên này cũng bổ sung “Phải thừa nhận rằng vào thời điểm này khả năng tìm thấy người sống sót là không cao”.
Lực lượng tìm kiếm cứu nạn gồm 4 tàu cứu đắm và 2 trực thăng cùng với một số tàu khác ở khu vực đã phải dừng cuộc tìm kiếm vào tối ngày 3/1 do thời tiết và ánh sáng không cho phép.
Dự định công tác này sẽ được tiếp tục vào rạng sáng ngày 4/1 (giờ địa phương) nhưng hi vọng tìm thấy người sống sót càng mỏng manh giữa điều kiện thời tiết mỗi lúc một xấu đi.
Thoa Phạm
Theo Dantri/Daily Mail
Mỹ tăng cường cấm vận Triều Tiên, trả đũa vụ tấn công mạng
Tổng thống Mỹ Barack Obama ngày 2/1 đã ký ban hành một chỉ thị, áp đặt các lệnh cấm vận mới đối với Triều Tiên để trả đũa việc nước này tấn công vào mạng máy tính một công ty của Mỹ, đã làm phim hài về ám sát ông Kim Jong-un.
Một đoạn quảng cáo phim "The Interview" tại Seoul
Trong chỉ thị vừa được ông Obama phê chuẩn, Bộ tài chính Mỹ sẽ được phép đưa vào danh sách đen 3 quan chức hàng đầu về tình báo và vũ khí của Triều Tiên, cũng như 10 quan chức chính phủ của Bình Nhưỡng, hầu hết có liên quan tới hoạt động xuất khẩu vũ khí của nước này.
Ông Obama cho biết đã ra lệnh thực thi cấm vận mới do những hành động và chính sách "khiêu khích, gây bất ổn và thô bạo của chính quyền Triều Tiên, bao gồm các hành động phá hủy và ép buộc liên quan tới mạng máy tính hồi tháng 11 và 12/2014".
Cách hoạt động này "tạo thành một mối đe dọa liên tục đối với an ninh quốc gia, chính sách đối ngoại và kinh tế Mỹ", ông Obama khẳng định trong bức thư gửi tới lãnh đạo quốc hội. "Mệnh lệnh này không nhắm vào người dân Triều Tiên, mà thay vào đó nhắm vào chính phủ Triều Tiên và các hoạt động của họ, đe dọa nước Mỹ và các nước khác".
Mỹ trước đó đã áp đặt các lệnh trừng phạt đối với Triều Tiên vì chương trình hạt nhân của nước này.
Nhưng các hành động hôm qua được tin là lần đầu tiên Mỹ tiến hành trừng phạt một quốc gia vì các cuộc tấn công mạng nhằm vào một công ty của Mỹ.
Giới chức Nhà Trắng nói với báo giới rằng động thái mới nhất là nhằm đáp trả vụ tấn công mạng nhằm vào hãng phim Sony, nhưng các mục tiêu của lệnh trừng phạt không liên quan trực tiếp.
Thay vào đó, các lệnh trừng phạt nhằm cô lập hơn nữa ngành công nghiệp quốc phòng của Triều Tiên như một sự răn đe đối với các vụ tấn công mạng trong tương lai.
Trong số những cái tên bị nêu tên trong lệnh trừng phạt có:
- Tổng cục trinh sát, tổ chức tình báo chính của Triều Tiên.
- Hãng buôn vũ khí chính của Triều Tiên, Tập đoàn thương mại phát triển mỏ Triều Tiên (Komid).
- Tập đoàn thương mại Tangun Triều Tiên, vốn hỗ trợ việc nghiên cứu quốc phòng của Triều Tiên.
- Jang Song Chol: Một đại diện của Komid tại Nga và cũng là một quan chức chính phủ Triều Tiên.
- Kim Yong Chol: Quan chức chính phủ Triều Tiên và cũng là đại diện của Komid tại Iran.
- Ryu Jin và Kang Ryong: Các quan chức Komid và cũng là các thành viên của chính phủ Triều Tiên, hiện đang công tác tại Syria.
Vụ tấn công mạng
Lệnh cấm vận được ban hành sau khi các tin tặc đột nhập và mạng máy tính của hãng phim Sony hồi cuối tháng 11, đánh cắp và công bố lên Internet nhiều thông tin nhạy cảm về các nhân viên của Sony, công bố các đoạn phim chưa được trình chiếu và những tranh cãi trên thư điện tử giữa các lãnh đạo công ty.
Nhóm tin tặc - một nhóm tự nhận mình là "người bảo vệ hòa bình" - sau đó còn đe dọa Sony nếu hãng này công chiếu bộ phim hài "Cuộc phỏng vấn" trong dịp Giáng sinh, vốn là một câu chuyện hư cấu về một âm mưu của CIA nhằm ám sát ông Kim Jong-un.
Về phần mình, Bình Nhưỡng bác bỏ mọi sự liên quan của mình đến các vụ tấn công mạng, nhưng ngợi khen các hành động của nhóm "Người bảo vệ hòa bình".
Nhà Trắng trong thông báo ngày thứ Sáu khẳng định, phản ứng của họ sẽ "tương xứng", nhưng cũng cho biết các lệnh cấm vận chỉ là "khía cạnh đầu tiên trong phản ứng của chúng tôi".
Thanh Tùng
Theo Dantri/ AFP
Em gái ông Kim Jong-un bị nghi kết hôn với con trai phó nguyên soái Truyền thông Hàn Quốc ngày 2/1 đưa tin em gái ông Kim Jong-un đã kết hôn với con trai của một trong những quan chức quyền lực nhất Triều Tiên, phó nguyên soái Choe Ryong-hae. Thông tin trên làm dấy lên đồn đoán về cặp đôi quyền lực mới tại nước này. Bà Kim Yo Jong trong một lần cùng anh trai đi...