Đàm phán vụ giàn khoan: Hãy nhớ vụ bội ước ở Scarborough!
Quan chức ngoại giao Trung Quốc vu cáo tàu Việt Nam cố tình đâm húc tàu Trung Quốc, đồng thời tuyên bố Trung Quốc có thể đàm phán nếu Việt Nam rút tàu.
Giàn khoan HD-981 trên thềm lục địa Việt Nam
Trong bối cảnh căng thẳng gia tăng do các hành động ngang ngược và bất chấp luật pháp quốc tế của Trung Quốc, hôm qua, một quan chức Bộ Ngoại giao nước này lại đổ thêm dầu vào lửa khi vu cáo các tàu Việt Nam “cố tình đâm húc vào tàu Trung Quốc” ở khu vực giàn khoan HD-981.
Truyền thông Trung Quốc dẫn lời Yi Xianliang, Phó tổng vụ trưởng Vụ Biên giới và Đại dương thuộc Bộ Ngoại giao Trung Quốc, cho rằng tàu Trung Quốc đã kiềm chế tối đa, và chỉ phản ứng lại bằng vòi rồng, và rằng các tàu Trung Quốc hoạt động ở khu vực này đều là tàu dân sự.
Đây là những lời lẽ hoàn toàn sai sự thật. Trong cuộc họp báo quốc tế do Việt Nam tổ chức chiều 7/5 tại Hà Nội, ông Ngô Ngọc Thu – Phó Tư lệnh Cảnh sát Biển Việt Nam cho biết, tính đế thời điểm đó, Trung Quốc đã đưa đến hiện trường tổng cộng 80 tàu các loại để tham gia bảo vệ và phục vụ giàn khoan 981. Trong đó có 7 tàu quân sự, bao gồm tàu hộ vệ tên lửa 534 và tàu tuần tiễu tấn công nhanh và nhiều tàu khác.
Khi các tàu thực thi pháp luật của Việt Nam ra ngăn chặn hành vi trái phép thì các tàu bảo vệ được sự yểm trợ của máy bay có hành động hung hăng đâm thẳng vào tàu của Việt Nam, dùng vòi rồng, súng bắn nước nhằm vào tàu của Việt Nam gây hư tàu và gây thương tích.
Video đang HOT
Cũng trong cuộc họp báo này, phía Việt Nam đã công bố một video cho thấy các tàu Trung Quốc cố ý đâm húc và tấn công tàu Việt Nam bằng vòi rồng.
Từ những lập luận vu cáo nói trên, Yi Xianliang cho biết, Trung Quốc sẵn sàng đàm phán, nhưng với điều kiện Việt Nam phải rút các tàu ra khỏi khu vực giàn khoan HD-981. Tuy nhiên, theo nhận định của The Diplomat, tạp chí uy tín về các vấn đề châu Á- Thái Bình Dương có trụ sở tại Nhật Bản, thì đề nghị này sẽ không hấp dẫn được Hà Nội, vì Trung Quốc không có dấu hiệu sẽ tự nguyện rút tàu của họ.
Hơn nữa, trong quá khứ, Trung Quốc đã từng có tiền lệ bội ước, lợi dụng thỏa thuận hai bên cùng rút để kiếm lợi cho mình.
The Diplomat dẫn chứng lại vụ việc ở bãi cạn Scarborough của Philippines. Tháng 6/2012, sau một thời gian căng thẳng, Philippines công bố thỏa thuận với Trung Quốc về việc hai bên cùng rút lực lượng. Trung Quốc xác nhận có thỏa thuận này, và tàu hai bên cùng rút đi trước khi một cơn bão lớn đổ bộ. Tuy nhiên, sau đó, tàu Trung Quốc đã quay lại và hiện diện thường xuyên ở khu vực. Lực lượng Trung Quốc còn cắt đứt tuyến đường duy nhất dẫn vào vùng nước bên trong bãi cạn để kiểm soát hoàn toàn việc ra vào ở đây.
Theo Xahoi
Vụ TQ gây hấn ở Biển Đông: Báo Nhật lên tiếng ủng hộ Việt Nam
Trong bài xã luận đăng tải ngày 9/5, tờ Asahi Shimbun (Nhật Bản) cho rằng Bắc Kinh phải ngừng ngay hành động khoan dầu trái phép ở vùng biển của Việt Nam.
Bài xã luận của Asahi Shimbun phản đối hành động đem giàn khoan vào vùng biển Việt Nam của Trung Quốc
Biện hộ cho hành động đem giàn khoan HD-981 vào vùng biển của Việt Nam, Trung Quốc ngang ngược nói quần đảo Hoàng Sa là một phần lãnh thổ nước này, đồng thời khẳng định Bắc Kinh có quyền khoan dầu tại vùng biển xung quanh quần đảo này.
Tuy nhiên, Asahi Shimbun chỉ ra rằng vùng biển mà giàn khoan Trung Quốc đang hoạt động là vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam. "Hành động của Trung Quốc là không thể chấp nhận được", tờ báo Nhật bình luận.
Đề cập về cái gọi là "đường lưỡi bò" của Trung Quốc, Asahi Shimbun nhận xét đường phân chia ranh giới trên biển do Bắc Kinh đơn phương thiết lập này là mơ hồ về bản chất và vi phạm luật pháp quốc tế.
Chính quyền tỉnh Hải Nam (Trung Quốc) đã thông qua một quy định phi lý vào tháng 11/2013, yêu cầu tất cả các tàu đi vào vùng biển mà chính quyền Hải Nam gọi là vùng hành chính mới, vốn bao trùm 2/3 diện tích biển Đông, phải xin phép Trung Quốc. Quy định này được cho là có hiệu lực từ ngày 1/1/2014, theo Reuters.
"Có vẻ như Trung Quốc đang cố tích lũy một loạt những việc đã rồi có liên quan đến các tuyên bố chủ quyền phi lý của nước này trong phạm vi của đường lưỡi bò", Asahi Shimbun đánh giá.
Được biết, sau khi Trung Quốc đưa giàn khoan HD-981 vào vùng biển Việt Nam, nhiều quốc gia trên thế giới, gồm Mỹ, Nhật, Singapore và Liên minh châu Âu (EU) đã lên án hành động ngang ngược này.
Báo Hồng Kông: Trung Quốc nên xem lại &'đường lưỡi bò'
South China Morning Post, trang tin tức trực tuyến hàng đầu của Hồng Kông, vào cuối tháng 4 đã dẫn bài phân tích về "đường lưỡi bò" của phó giáo sư Mike Rowse tại Trường đại học Hồng Kông.
Ông Rowse cho rằng ngay cả các nước đồng minh và bè bạn của Trung Quốc cũng không dám đoan chắc về tính đúng đắn của "đường lưỡi bò".
"Tại sao có quá nhiều quốc gia, bao gồm cả những nước mà chúng ta coi là bè bạn, cương quyết phản đối "đường lưỡi bò" của Trung Quốc?", ông Rowse đặt vấn đề.
Vị phó giáo sư này còn nhấn mạnh: "Câu hỏi cần được đặt ra ở đây là: Liệu có phải ý định thực sự của chúng ta là thực thi các tuyên bố chủ quyền của chúng ta tại tất cả các quần đảo (ở biển Đông) bằng vũ lực như cách chúng ta đã từng làm đối với Hoàng Sa hay không? Có phải những tuyên bố của các nước khác - gồm bạn bè và láng giềng của ta - đều không có giá trị pháp lý nào? Phải chăng không hề có giải pháp hòa bình nào để giải quyết các khác biệt này?".
"Đặc khu Hồng Kông chưa từng có ý kiến trong các vấn đề ngoại giao vì đây là việc của chính quyền trung ương. Nhưng người dân Hồng Kông thực sự quan tâm đến cách giải quyết tranh chấp và rất mong muốn được thấy một kết quả hòa bình", ông Rowse kết luận.
Theo Xahoi
Xúc động trước hình ảnh những người lính đảo xa Hình ảnh những người lính đảo ngày đêm canh giữ biển trời thiêng liêng Tổ quốc luôn để lại nỗi xúc động nghẹn ngào với người xem. Lính đảo ngày đêm canh giữ biển đảo quê hương Các chiến sĩ hải quân chắc tay súng canh giữ biển đảo quê hương Trên đường tuần tra... Lính nhà giàn sẵn sàng chiến đấu Bên...