Đàm phán về khôi phục hoạt động tham quan khu phi quân sự liên Triều
Ngày 27/5, Bộ Tư lệnh Liên hợp quốc (UNC) cho biết đang đàm phán với Hàn Quốc về việc khôi phục hoạt động tham quan Khu phi quân sự (DMZ) phân chia hai miền Triều Tiên, vốn bị đình chỉ từ năm ngoái do dịch tả lợn châu Phi bùng phát.
Làng đình chiến Panmunjom nằm trong khu phi quân sự liên Triều chia cách hai miền Triều Tiên. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong một thông báo, UNC – cơ quan do Mỹ dẫn đầu quản lý DMZ, cho biết đã tạo điều kiện cho Bộ Môi trường Hàn Quốc điều tra về dịch tả lợn châu Phi trong Khu vực an ninh chung (JSC) và các địa điểm khác bên trong vùng đệm này hôm 25/5.
UNC nêu rõ: “Những địa điểm trong DMZ này hiện vẫn đóng cửa chưa cho khách tham quan, song UNC và các quan chức Hàn Quốc đang phối hợp chặt chẽ tìm cách khôi phục các chuyến tham quan đồng thời nỗ lực giảm thiểu sự lây lan của dịch tả lợn châu Phi cũng như dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19″.
Video đang HOT
Trước đó, Bộ Thống nhất Hàn Quốc thông báo chính phủ sẽ nối lại các chuyến tham quan DMZ trong tháng 6 tới khi khu vực này được xác nhận an toàn qua tiến hành xét nghiệm mẫu bệnh phẩm trong tháng 5.
2 năm Thượng đỉnh liên Triều: Tái khởi động bằng dự án hợp tác kinh tế
Tròn 2 năm sau Thượng đỉnh liên Triều, con đường hòa bình giữa 2 nước cần những bước đi thực tế của cả 2 và sự hỗ trợ lớn hơn nữa từ cộng đồng quốc tế.
Hôm nay (27/4) tròn 2 năm kỷ niệm Hội nghị Thượng đỉnh lịch sử đầu tiên giữa Tổng thống Moon Jae In và nhà lãnh đạo Kim Jong Un ở làng đình chiến Bàn Môn Điếm (Panmunjom). Sự kiện quan trọng này được đánh giá là một "ngày rực rỡ", mang lại làn gió mới cho quan hệ ngoại giao song phương, cũng như đẩy lùi bóng ma chiến tranh trên Bán đảo Triều Tiên.Tuy nhiên, để đạt được giấc mơ về một "kỉ nguyên mới hòa bình" trên Bán đảo Triều Tiên như người dân hai nước mong muốn đang chờ đợi những bước đi thực tế hơn nữa từ cả hai bên.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In. Ảnh: Reuters
Lịch sử đã ghi lại ngày 27/4/2018 khi ông Kim Jong Un trở thành nhà lãnh đạo Triều Tiên đầu tiên bước sang lãnh thổ Hàn Quốc kể từ năm 1953. Hình ảnh hai nhà lãnh đạo nắm tay nhau giơ cao ở đường biên giới Bàn Môn Điếm đã trở thành một biểu tượng lịch sử, gửi gắm những mong ước và thông điệp hòa bình từ Bán đảo Triều Tiên tới thế giới. Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In bày tỏ lạc quan hai miền Triều Tiên sẽ đạt được "hòa bình không thể đảo ngược" và cùng thịnh vượng trên cơ sở thỏa thuận dạt được tại hội nghị này.
"Đây là một con đường mới và chúng ta phải đi cùng nhau. Tuy nhiên cũng có những thời điểm trên con đường đó, chúng ta cần phải chờ đợi vì có những rào cản. Chúng ta cần phải vượt qua và tìm cách để tiếp tục đi cùng nhau. Đây là con đường tiến tới hòa bình mà tất cả chúng ta, người dân Hàn Quốc và Triều Tiên, đều phải bắt đầu cùng nhau", ông Moon khẳng định.
Hàng loạt các bước tiến được đưa ra sau hội nghị với 2 Hội nghị Thượng đỉnh liên Triều được tổ chức sau đó và các dự án hợp tác hai bên được khởi động. Mối quan hệ liên Triều được cải thiện cũng tạo điều kiện thúc đẩy đàm phán về vấn đề hạt nhân trên Bán đảo Triều Tiên giữa Mỹ và Triều Tiên được cả thế giới hoan nghênh.
Tuy nhiên mối quan hệ liên Triều bắt đầu lâm vào bế tắc sau Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ- Triều vào tháng 2 năm ngoái, khiến các cuộc đàm phán hòa bình trên Bán đảo Triều Tiên bị đình trệ. Và một lần nữa dấu mốc 2 năm tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh được cho là cơ hội để tạo động lực giúp hai miền Triều Tiên tìm ra bước đi hợp tác thực tế thoát khỏi bế tắc hiện nay.
Về phía Hàn Quốc, chiến thắng lớn của Đảng cầm quyền trong cuộc tổng tuyển cử vừa qua tại Hàn Quốc sẽ là một động lực mới cho Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In "tái khởi động" nỗ lực xây dựng hòa bình trên Bán đảo Triều Tiên, mà đối với ông thì kết nối kinh tế sẽ là nền tảng cơ bản để cải thiện quan hệ liên Triều.
Trong khi đó, với cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ diễn ra trong năm nay, dùông Donald Trump có tái đắc cử hay không thì Mỹ cũng phải mất 1 năm hoặc lâu hơn để thiết lập chính sách mới với Triều Tiên. Trong thời gian này thì Triều Tiên rất cần sự hợp tác với Hàn Quốc, đặc biệt trong bối cảnh dịch Covid-19 có thể gây khó khăn cho nền kinh tế nước này. Do đó thúc đẩy các dự án kinh tế sẽ là cơ hội để hai bên làm nền tảng cải thiện quan hệ.
Hàn Quốc hôm nay kỷ niệm 2 năm Hội nghị Thượng đỉnh liên Triều bằng một buổi lễ nhằm tái khẳng định cam kết của nước này thúc đẩy các kết nối đường sắt cũng như các dự án hợp tác liên Triều khác. Phát biểu tại buổi lễ ở ga Jejin phía đông nước này Bộ trưởng Thống nhất Hàn Quốc Kim Yeon-chu gọi dự án này là "Thỏa thuận mới Bán đảo Triều Tiên" sẽ giúp thúc đẩy du lịch và hậu cần, góp phần phát triển kinh tế địa phương. Bộ Thống nhất Hàn Quốc tháng trước cũng công bố kế hoạch chính sách hàng năm. Theo đó, sẽ thúc đẩy các dự án trao đổi và hợp tác với Triều Tiên, đề xuất biến khu vực phi quân sự (DMZ) thành hòa bình khu vực.
Vấn đề cải thiện quan hệ liên Triều trong quá khứ cho thấy luôn đối mặt với những thách thức và khó khăn. Điều này không chỉ bị chi phối bởi ý chí của lãnh đạo và người dân hai nước, mà còn bị tác động nhiều bởi quan hệ Mỹ- Triều cũng như vấn đề phi hạt nhân hóa trên Bán đảo Triều Tiên. Để con đường hòa bình giữa hai quốc gia láng giềng này được hiện thực hóa trên cơ sở Tuyên bố chung Bàn Môn Điếm cách đây 2 năm cần những bước đi thực tế của cả hai quốc gia và sự hỗ trợ lớn hơn nữa từ cộng đồng quốc tế./.
Phạm Hà
Hàn Quốc duy trì các tour du lịch tới Triều Tiên Chính phủ Hàn Quốc rất kỳ vọng có thể triển khai các tour du lịch đến Triều Tiên dưới nhiều hình thức. Vừa qua, Bộ Thống nhất Hàn Quốc cho biết, lập trường của nước này về việc thúc đẩy triển khai các kế hoạch phát triển tour du lịch cá nhân đến Triều Tiên vẫn không có gì thay đổi. Cuộc sống...