Đàm phán TPP: Nút thắt cuối cùng ở Quốc hội Mỹ
Đại diện thương mại Mỹ Mike Froman hôm qua 24/5 bày tỏ lạc quan về việc sớm đạt được một Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Điều này có được sau khi Thượng viện Mỹ thông qua Dự luật trao cho Tổng thống quyền Thúc đẩy Thương mại (TPA) cuối tuần qua sau nhiều tuần tranh luận.
Đại diện thương mại Mỹ Michael Froman (ảnh: Getty)
Tuy nhiên, giới quan sát dự đoán cuộc chiến sắp tới tại Hạ viện Mỹ về Dự luật này thậm chí còn khó khăn hơn rất nhiều, và có thể là một trong những rào cản lớn nhất khiến các cuộc đàm phán hiện nay đi chệch hướng.
Phát biểu khi tham dự Hội nghị bộ trưởng Thương mại APEC tại Philippines hôm qua, ông Froman cho rằng, các nhà đàm phán đang nỗ lực để giải quyết vấn đề và sẽ sớm hoàn thành thỏa thuận.
Ông Froman chưa đưa ra thời điểm cụ thể để hoàn thành các cuộc đàm phán, nhưng khẳng định đây sẽ là một một thỏa thuận tham vọng, toàn diện và “có chất lượng” mà các nước đều mong muốn.
Tuyên bố của ông Froman đưa ra sau khi Thượng viện Mỹ cuối tuần qua thông qua Dự luật trao cho Tổng thống quyền Thúc đẩy Thương mại (TPA) sau nhiều tuần tranh luận. Đây được coi là một thắng lợi lớn của Tổng thống Obama trong nỗ lực thúc đẩy tiến trình đàm phán TPP.
Video đang HOT
Tuy nhiên, cuộc chiến sẽ tiếp tục bắt đầu tại Hạ viện- nơi Dự luật sẽ được đưa ra bàn thảo và bỏ phiếu vào tháng tới. Giới quan sát cho rằng, cuộc chiến tại Hạ viện thậm chí sẽ khốc liệt hơn và khó có khả năng nhận được đa số khi nội bộ những nghị sĩ thuộc đảng Dân chủ và một nhóm nghị sĩ Cộng hòa phản đối Dự luật này.
Đàm phán TPP đang gần hoàn thành sau hơn 5 năm đàm phán, sẽ tạo ra một khu vực thương mại chiếm 40% nền kinh tế thế giới. Theo Bộ trưởng Thương mại và Đầu tư Australia Andrew Robb, chỉ cần thêm một vòng đàm phán để hoàn thành TPP, ngay sau khi Thượng viện và Hạ viện Mỹ thông qua Dự luật này.
Ông Andrew Robb cũng kêu gọi không chỉ nội bộ nước Mỹ, mà còn tất cả các nước tham gia đàm phán thỏa hiệp để tiến tới một thỏa thuận cuối cùng: “Tôi nghĩ đây là một giai đoạn tích cực và có thể bị trì hoãn cho đến khi cả hai viện quốc hội Mỹ thông qua. Mọi người cần phải thỏa hiệp nhưng đây sẽ phải là một thỏa hiệp cân bằng. Các nước cần phải tìm được điểm chung trong những vấn đề khác biệt. Chúng ta đã làm được điều này trong nhiều năm qua, với hầu hết những bất đồng đã được giải quyết”.
Các trưởng đoàn đàm phán 12 nước tham gia đàm phán dự kiến có cuộc gặp trong tuần này để thu hẹp những bất đồng. Tuy nhiên, cuộc họp đã bị hủy bỏ sau khi các nước thành viên cho rằng cần chờ đợi những diễn biến tại Quốc hội Mỹ.
Theo giới quan sát, thời gian cho Mỹ về vấn đề TPP đang sắp hết. Bởi vì các cuộc bỏ phiếu tại quốc hội thời gian qua cho thấy cả Đảng Dân chủ và Cộng hòa đều không muốn đây là vấn đề nổi lên trong cuộc đua Tổng thống, dự kiến sẽ được thúc đẩy vào tháng 6 tới.
Thêm vào đó, TPP- vốn được coi là chiến lược kinh tế của Tổng thống Obama trong nỗ lực xoay trục châu Á tiếp tục bế tắc, thì các thành viên APEC nhóm họp tại Phillipine hôm qua đưa ra mục tiêu thành lập một khu vực thương mại tự do rộng lớn hơn tại châu Á- Thái Bình Dương. Đại diện thương mại Mỹ khẳng định, TPP không được “mâu thuẫn” với những nỗ lực khác để tạo ra một khu vực thương mại tự do rộng lớn hơn trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương./.
Phạm Hà
Theo_VOV
Ông Obama chịu sức ép trong và ngoài nước về vấn đề hạt nhân Iran
Hạ viện Mỹ hôm qua 14/5, thông qua Dự luật cho phép Quốc hội có quyền xem xét thỏa thuận hạt nhân một khi chính phủ Mỹ ký với Iran.
Trong khi đó, tại Hội nghị thượng đỉnh Mỹ- Hội đồng hợp tác Vùng Vịnh hôm qua tại Washington, Tổng thống Obama tiếp tục phải đưa ra các cam kết an ninh nhằm xoa dịu các đồng minh Arab về một thỏa thuận hạt nhân với Iran trong tương lai.
Hội nghị thượng đỉnh Mỹ- Hội đồng hợp tác Vùng Vịnh (ảnh: AP) Với tỉ lệ áp đảo 400 phiếu thuận và 25 phiếu chống, hạ viện Mỹ đã bỏ phiếu thông qua "Dự luật rà soát hiệp định hạt nhân với Iran". Dự luật quy định Nhà Trắng không được dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt Iran trong vòng ít nhất 30 ngày, khi các nhà lập pháp đang trong quá trình xem xét hiệp định cuối cùng mà Nhóm P5 1 (gồm Mỹ, Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc cùng với Đức) và Iran có thể đạt được từ nay đến hạn chót ngày 30/6.
Dự luật cũng đặt điều kiện nếu các nghị sỹ không chấp nhận hiệp định thì Tổng thống Obama sẽ bị mất quyền bãi bỏ mọi biện pháp trừng phạt kinh tế mà Quốc hội Mỹ áp đặt đối với Iran. Kết quả này được nhìn nhận như một thất bại của Nhà Trắng.
Nhiều tháng qua, Nhà Trắng đã nhiều lần lên tiếng phản đối nỗ lực của Quốc hội Mỹ nhằm có được quyền xem xét thỏa thuận hạt nhân với Iran, cảnh báo yêu cầu này có nguy cơ làm đổ vỡ tiến trình đàm phán hạt nhân hiện nay giữa Mỹ cùng các cường quốc khác với Iran.
Trong cuộc bỏ phiếu với tỉ lệ phiếu thuận áp đảo tuần trước, Thượng viện Mỹ cũng đã thông qua dự luật này. Theo Thượng nghị sĩ Mỹ Ben Cardin, dự luật này là cách duy nhất để Quốc hội có thể ngăn chặn một thỏa thuận "tồi" với Iran.
Ông Cardin nói: "Chúng tôi hiểu rằng nước Mỹ sẽ mạnh hơn khi các bên hợp tác cùng nhau cũng như thể hiện vai trò thích hợp của quốc hội trong vấn đề này. Việc thông qua dự luật này sẽ giúp ngăn chặn Iran trở thành một nước sở hữu vũ khí hạt nhân và chúng tôi ưu tiên thực hiện điều này thông qua các giải pháp ngoại giao".
Trong một thông điệp cứng rắn gửi tới Iran, Hạ viện Mỹ hôm qua cũng thông qua dự luật kêu gọi Tổng thống Obama tăng cường trừng phạt tài chính chống lại nhóm Hezbollah tại Lebanon, mà Mỹ cáo buộc có liên hệ với Iran.
Không chỉ đối mặt với sức ép từ quốc hội Mỹ, Tổng thống Obama cũng đang phải tiếp tục trấn an mối lo ngại từ các đồng minh Vùng Vịnh Arab cũng như Israel. Lãnh đạo nhiều nước Vùng Vịnh lo ngại, dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt sẽ cho phép Iran tăng cường hỗ trợ tài chính cho các nhóm phiến quân Shi'ite tại những nước bất ổn như Syria, Yemen, Iraq và Lebanon.
Tại hội nghị thượng đỉnh khá hiếm hoi giữa Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh và Mỹ hôm qua, Mỹ thông báo những biện pháp tăng cường khả năng quốc phòng của các nước này, bao gồm nâng cấp hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo, tăng cường an ninh hàng hải và mạng, bán vũ khí và tăng cường các cuộc diễn tập quân sự chung. Ông Obama cũng cho biết sẽ xem xét sử dụng lực lượng quân sự để bảo vệ những nước này và đối phó với các hoạt động gây mất ổn định của Iran trong khu vực.
Ông Obama nói: "Mỹ chuẩn bị hợp tác với các nước thành viên Vùng Vịnh nhằm răn đe hoặc đối đầu với bất cứ mối đe dọa nào đối với sự toàn vẹn lãnh thổ của các nước Vùng Vịnh và vi phạm Hiến chương Liên Hợp Quốc. Với những hành động như vậy, Mỹ sẵn sàng hợp tác với các đối tác Vùng Vịnh, hành động khẩn cấp để đưa ra biện pháp thích hợp, sử dụng các biện pháp tập thể, bao gồm việc sử dụng lực lượng quân sự quốc phòng".
Sức ép trong nội bộ nước Mỹ cùng các đồng minh bên ngoài làm phức tạp thêm các cuộc đàm phán đang diễn ra giữa nhóm P5 1 và Iran tại Viên ( Áo). Tại cuộc họp lần này, các nhà đàm phán đang cố gắng giải quyết những vấn đề còn tồn đọng trước hạn chót 30/6 tới.
Mặc dù bày tỏ khá lạc quan về việc các bên có thể đạt được một thỏa thuận hạt nhân vào phút chót, nhưng Iran cũng cảnh báo, yếu tố trong và ngoài nước Mỹ có thể ngăn cản các bên tiến tới một thỏa thuận hạt nhân. Sau cuộc bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ tuần trước về dự luật, Iran cáo buộc các nghị sĩ Mỹ đang phát động một "cuộc chiến tâm lí" nhằm vào các nhà đàm phán Iran./.
Phạm Hà
Theo_VOV
Ông Putin ký dự luật "bóp nghẹt cuộc sống" của các NGO Tổng thống Nga, Vladimir Putin đã ký một dự luật cấm các tổ chức phi chính phủ nước ngoài (NGOs) được cho là "không mong muốn" hoạt động trong nước vì vấn đề an ninh quốc gia. Phản ứng lại, các nước phương Tây đã lên án dự luật và cho rằng, Nga đang cố gắng cô lập người dân khỏi thế giới....