Đàm phán TPP mới đạt kết quả bất ngờ tại Nhật
Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), phiên bản mới của TPP, sẽ được ký kết vào tháng 3 tới tại Chile, hãng tin Kyodo đưa tin hôm 23-1, dẫn một nguồn tin Nhật Bản.
Ông Toshimitsu Motegi (bìa phải), Bộ trưởng phụ trách đàm phán CPTPP của Nhật Bản, chủ trì cuộc họp tại Tokyo. Ảnh: Japan Times
Thông tin này được đưa ra trong khi giới chức thương mại của các nước thành viên CPTPP, hay còn được biết tới là TPP 11, đang tiến hành cuộc họp kéo dài 2 ngày 22 và 23-1 tại Tokyo.
Cuộc họp nhằm giải quyết dứt điểm các vấn đề đã được treo lại khi các nhà đàm phán thống nhất những điều khoản của khung hiệp định hồi tháng 11-2017.
Video đang HOT
Theo Reuters, Nhật Bản đang vận động rất mạnh để bảo vệ hiệp định sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump rút Mỹ ra khỏi hiện định lịch sử ban đầu có 12 thành viên này hồi năm ngoái.
Trước khi cuộc họp ở Tokyo diễn ra, tồn tại không ít nghi ngại với số phận của CPTPP khi phía Canada, nền kinh tế lớn thứ 2 trong 11 nền kinh tế còn lại của TPP, nói họ không vội vàng đặt bút ký thỏa thuận nếu không đạt được nhượng bộ về bảo hộ các ngành công nghiệp truyền thống như phim ảnh, truyền hình và âm nhạc. Nước này cũng tỏ ra không hài lòng với các điều khoản liên quan đến ngành sản xuất ô tô.
Tuy nhiên, trang The Canadian Press hôm 23-1 cho biết chính phủ Canada đã bày tỏ hi vọng thỏa thuận sẽ đạt được trong ngày thứ hai của cuộc họp diễn ra tại Tokyo.
Giới chức Nhật Bản mong muốn hiệp định sẽ nhanh chóng có hiệu lực bởi theo Tokyo, điều đó rất quan trọng để đưa Mỹ quay lại trong tương lai.
Theo Đỗ Quyên
Người Lao Động
Nhật Bản tăng cường hỗ trợ người dân đối phó tên lửa Triều Tiên
Nhật Bản bắt đầu cung cấp thông tin cho các máy bay và tàu thuyền của nước này về tất cả các vụ phóng tên lửa đạn đạo của Triều Tiên nhằm ứng phó với tình huống khẩn cấp.
Tên lửa đạn đạo Hwasong-12 của Triều Tiên rời bệ phóng trong vụ thử ngày 15/9/2017 (Ảnh: Reuters)
Theo NHK, chính phủ Nhật Bản đã bắt đầu cung cấp thông tin về tất cả các vụ phóng tên lửa đạn đạo của Triều Tiên cho các máy bay và tàu thuyền của nước này, bao gồm những tên lửa nhắm mục tiêu tới khu vực ngoài vùng đặc quyền kinh tế của Nhật Bản.
Động thái trên của chính phủ Nhật Bản được thực hiện nhằm đáp ứng yêu cầu từ các ngư dân và người dân nước này với mong muốn được nắm bắt các thông tin về tất cả các mối đe dọa tên lửa tiềm tàng trong khu vực.
Tuy nhiên giới chức Nhật Bản cho biết họ sẽ không cung cấp thông tin về các vụ phóng tên lửa thất bại của Triều Tiên, hoặc các vụ phóng tên lửa tầm ngắn chứ không phải tên lửa đạn đạo.
Nhật Bản hiện đã triển khai hệ thống cảnh báo khẩn cấp với tên gọi J-ALERT để cảnh báo người dân trong trường hợp Triều Tiên phóng tên lửa có nguy cơ rơi xuống lãnh thổ trên đất liền cũng như vùng biển Nhật Bản.
Cùng với hệ thống cảnh báo trên, thông tin về các vụ phóng tên lửa của Triều Tiên do chính phủ Nhật Bản cung cấp dự kiến sẽ chỉ tập trung vào các tên lửa được đánh giá là có khả năng rơi vào vùng đặc quyền kinh tế của Nhật Bản.
Vào tháng 8 và tháng 9 năm 2017, Triều Tiên từng hai lần phóng tên lửa đạn đạo bay qua khu vực Hokkaido của Nhật Bản trước khi các tên lửa này rơi xuống Thái Bình Dương. Triều Tiên cũng từng nhiều lần cảnh báo Tokyo vì đứng về phía Mỹ để đối phó với Bình Nhưỡng.
Thành Đạt
Theo Dantri
Hàn Quốc chật vật lên kế hoạch tiếp phái đoàn 500 người của Triều Tiên Giới chức Hàn Quốc đang "xoay sở" chuẩn bị mọi công tác hậu cần để đón tiếp phái đoàn Triều Tiên gồm khoảng 500 người tham dự Thế vận hội mùa Đông vào tháng sau. Đoàn Triều Tiên dự Đại hội thể thao châu Á ở Incheon, Hàn Quốc năm 2014 (Ảnh: AP) Việc Triều Tiên bất ngờ "xuống thang" và đưa ra...