Đàm phán thương mại Mỹ – Trung “căng hơn trước”
Mỹ và Trung Quốc dự kiến nối lại đàm phán thương mại trong tuần này nhưng sau 1 năm kể từ khi thương chiến nổ ra, vẫn chưa có dấu hiệu cho thấy hai phía đã thu hẹp được những khác biệt.
Sau cuộc gặp với Chủ tịch Tập Cận Bình hồi cuối tháng 6 tại Nhật Bản, Tổng thống Donald Trump đồng ý hoãn áp thuế bổ sung lên hàng hóa nhập khẩu còn lại từ Trung Quốc và hai phía cũng đã nhất trí nối lại đàm phán sau 2 tháng gián đoạn.
Dù vậy, theo Reuters, các nguồn tin mật và giới quan sát thương mại Trung Quốc ở Washington khẳng định cuộc gặp trên không mang lại nhiều tác động tích cực trong việc giải quyết những vấn đề khiến đàm phán rơi vào bế tắc. Tổng thống Donald Trump sau cuộc gặp tuyên bố Bắc Kinh sẽ mua thêm lượng lớn nông sản Mỹ và đổi lại, Washington sẽ nới lỏng lệnh trừng phạt nhằm vào Tập đoàn Thiết bị viễn thông Huawei (Trung Quốc).
Công nhân làm việc tại một công ty tái chế ở TP Hàng Châu – Trung Quốc hôm 8-7 Ảnh: REUTERS
Video đang HOT
Washington và Bắc Kinh dường như có quan điểm khác nhau về điều mà 2 nhà lãnh đạo đã nhất trí trong cuộc gặp nêu trên. Phía Trung Quốc không đưa ra bất cứ cam kết nào về việc mua thêm nông sản Mỹ tức thì – các nguồn tin mật cho biết, đồng thời tiết lộ Tổng thống Donald Trump đã 2 lần nêu vấn đề nông sản trong cuộc gặp với Chủ tịch Tập Cận Bình, song nhà lãnh đạo Trung Quốc chỉ đồng ý xem xét mua thêm nông sản trong khuôn khổ của thỏa thuận thương mại cuối cùng.
Một quan chức giấu tên của Trung Quốc khẳng định với Reuters rằng 2 nước đến giờ vẫn tồn tại “một khoảng cách khá lớn” về các yêu cầu cốt lõi và rất khó để đạt được sự đồng thuận về những vấn đề chính. “Không khí đàm phán bây giờ thậm chí còn căng thẳng hơn trước” – quan chức này nhấn mạnh.
Washington yêu cầu Bắc Kinh cải cách hàng loạt chính sách để thực hiện điều mà họ mô tả là bảo vệ tốt hơn tài sản trí tuệ Mỹ, ngăn chặn tình trạng ép buộc chuyển giao công nghệ và ăn cắp bí mật thương mại, cũng như chấm dứt trợ cấp nhiều cho doanh nghiệp nhà nước.
Cao Lực
Theo Nguoilaodong
Lãnh đạo Mỹ, Trung Quốc kết thúc cuộc gặp kéo dài hơn 1 giờ
Khi được phóng viên hỏi về cuộc gặp với nhà lãnh đạo Trung Quốc, Tổng thống Trump cho biết đó là một cuộc gặp vô cùng tốt đẹp, hơn nhiều so với dự kiến.
Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (thứ 2, phải) trong cuộc hội đàm bên lề Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Osaka, Nhật Bản, ngày 29/6/2019. Ảnh: AFP/ TTXVN
Cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ngày 29/6 bên lề Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) diễn ra tại Osaka (Nhật Bản) đã kết thúc sau hơn 1 giờ thảo luận.
Hiện chưa có thông báo nào về những điều đạt được sau cuộc gặp, hay liệu hai bên có đạt được thỏa thuận hay không.
Khi được phóng viên hỏi về cuộc gặp với nhà lãnh đạo Trung Quốc, Tổng thống Trump cho biết đó là một cuộc gặp vô cùng tốt đẹp, hơn nhiều so với dự kiến. Ông cũng cho hay hai bên sẽ sớm ra tuyên bố.
Hiện Tổng thống Trump đang có cuộc gặp với người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan, cuộc gặp chính thức cuối cùng của ông chủ Nhà Trắng tại Hội nghị thượng đỉnh G20.
Trước đó, phát biểu với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại cuộc gặp bên lề Hội nghị thượng đỉnh G20, Tổng thống Trump bày tỏ mong muốn Bắc Kinh hành động để mang lại thương mại công bằng.
Về phần mình, Chủ tịch Trung Quốc kêu gọi gia tăng hợp tác và đối thoại với Mỹ. Nhà lãnh đạo Trung Quốc khẳng định cả hai quốc gia đều hưởng lợi từ hợp tác và đối đầu chỉ mang lại mất mát.
Tại cuộc gặp, Tổng thống Donald Trump nhận định Trung Quốc và Mỹ đang tiếp tục xích lại gần nhau. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết ông đã chuẩn bị để trao đổi các quan điểm với Tổng thống Mỹ về các vấn đề cơ bản liên quan đến sự phát triển các mối quan hệ Mỹ-Trung nhằm đề ra hướng đi cho quan hệ giữa hai nước trong thời gian tới và tận dụng mối quan hệ giữa hai nước dựa trên sự phối hợp, hợp tác và sự ổn định.
Đây là cuộc gặp trực tiếp đầu tiên giữa hai nhà lãnh đạo của hai nền kinh tế hàng đầu thế giới kể từ sau Hội nghị thượng đỉnh G20 hồi tháng 12/2018.
K.Dung (Tổng hợp)
Theo Tintuc
Người Mỹ đã làm cho Trung Quốc "vĩ đại trở lại" như thế nào? Các công ty Mỹ từng đầu tư ồ ạt vào Trung Quốc giai đoạn mở cửa, mà không nghĩ rằng kết cục Trung Quốc trở nên rắc rối như ngày hôm nay chính là một phần do họ, theo báo Mỹ Newsweek. KFC là chuỗi cửa hàng ăn nhanh phổ biến nhất ở Trung Quốc. Trong giai đoạn đầu tiên khi đầu tư...