Đàm phán liên Triều: Kim Jong-un thắng lớn?
Chính quyền Triều Tiên Kim Jong-un chắc chắn muốn được đáp ứng hàng loạt yêu cầu trong cuộc đàm phán lịch sử với Hàn Quốc để ngăn chặn chiến tranh hạt nhân toàn diện.
Kết quả lạc quan
Bộ trưởng Thống nhất Hàn Quốc (trái) bắt tay với trưởng đoàn đàm phán của Triều Tiên sáng 9.1. (Ảnh: Yonhap)
Triều Tiên và Hàn Quốc 10h sáng 9.1 bắt đầu cuộc đàm phán cấp cao đầu tiên trong hơn 2 năm tại làng đình chiến Panmunjom – một tín hiệu tích cực cho triển vọng hạ nhiệt căng thẳng vốn đã leo thang đỉnh điểm 1 năm qua trong khu vực. Kết quả phiên đàm phán, cả hai bên đã đạt được những bước đột phá đáng kể.
Trả lời phỏng vấn báo giới sau cuộc đàm phán, Thứ trưởng Bộ Thống nhất Hàn Quốc Chun Hae-sung cho biết, phía Hàn Quốc đã đề nghị hai bên cùng diễu hành dưới một lá cờ thống nhất vào lễ khai mạc và bế mạc Thế vận hội mùa đông diễn ra ở Pyeong vào tháng tới mà Triều Tiên cũng sẽ cử đội cổ động tới sự kiện này.
Seoul cũng đề nghị tổ chức một cuộc họp để thảo luận vấn đề đoàn tụ các gia đình bị phân ly do cuộc chiến tranh liên Triều 1950-1953 vào tháng 2.
Trong khi đó, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hàn Quốc Roh Kyu-deok nhấn mạnh, nước này sẽ cân nhắc dỡ bỏ tạm thời các lệnh trừng phạt nhằm vào Triều Tiên nếu cần thiết để tạo điều kiện cho phái đoàn Triều Tiên tham dự Thế vận hội vào tháng sau.
“Nếu Seoul cần có những bước ban đầu để giúp Triều Tiên dự Thế vận hội, chúng tôi sẽ cân nhắc phối hợp cùng với Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc và các quốc gia có liên quan khác”, ông Roh Kyu-deok nói.
Video đang HOT
Đáp lại, Triều Tiên sẽ cử một phái đoàn cấp cao và các nhóm khác gồm vận động viên, cổ động viên và đoàn nghệ thuật, nhà báo tới tham dự Thế vận hội mùa đông ở Pyeong.
Triều Tiên được hưởng lợi, Hàn Quốc thất thế?
Các nhà phân tích nhận định, đề xuất đàm phán vào thời điểm hiện tại, Triều Tiên rõ ràng có những toan tính chiến lược.
The đó, mặc dù đạt được những tiến bộ vượt bậc trong chương trình tên lửa, hạt nhân, song Triều Tiên hiện cũng phải hứng chịu những đòn trừng phạt nặng nề từ các lệnh trừng phạt khắc nghiệt chưa từng thấy của Liên Hợp Quốc.
Tình thế càng khó khăn, cấp bách hơn đối với Triều Tiên khi dường như nước này đã bị đồng minh ruột là Trung Quốc “quay lưng”. Bắc Kinh mới đây tuyên bố sẽ hạn chế xuất khẩu dầu và các loại kim loại tới Triều Tiên theo nghị quyết trừng phạt mới nhất của Liên Hợp Quốc trong khi nước này phụ thuộc rất lớn vào các nguồn tài nguyên dầu mỏ nhập khẩu, chủ yếu là từ Trung Quốc.
Trong hoàn cảnh này, việc hòa hoãn với Hàn Quốc dường như là cách duy nhất để “cứu” Triều Tiên thoát khỏi tình thế khó khăn hiện tại.
Tuy nhiên, theo giới phân tích, Hàn Quốc có thể đã bị thất thế trước Triều Tiên trong cuộc đàm phán quan trọng này.
Ông Manning, thành viên cao cấp tại Hội đồng Atlantic nhận định, Triều Tiên sẽ tiếp tục đưa ra những “mức giá” rất cao để ngừng chương trình hạt nhân.
“Triều Tiên sẽ đưa ra những yêu cầu như ngừng các cuộc tập trận Mỹ-Hàn hay viện trợ kinh tế vượt quá mức mà Hàn Quốc có thể đáp ứng. Triều Tiên cũng muốn được đối xử như một nhà nước hạt nhân mà không bị trừng phạt chế tài, vẫn được viện trợ và đầu tư dồi dào”, ông Manning nói.
Trong khi đó, ông Nicholas Eberstadt, chuyên gia kinh tế chính trị tại Viện Doanh nghiệp Mỹ cho rằng, ngay khi bắt đầu dàn xếp cuộc đàm phán, Triều Tiên đã thu được thắng lợi đầu tiên khi buộc Hàn Quốc phải chịu nhượng bộ, trong khi họ không có bất cứ động thái đáp lễ nào.
Cụ thể, ý tưởng về cuộc đàm phán được nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đưa ra trong bài phát biểu mừng năm mới, khi ông nói rằng “ngay bây giờ” là thời điểm để hai bên gặp mặt nhằm “cải thiện quan hệ song phương và có các biện pháp quyết định để đạt được đột phá cho giải pháp thống nhất độc lập mà không bị ám ảnh bởi quá khứ đã qua”.
Theo ông Eberstadt, đây là kiểu chính sách đối ngoại “tôi bảo, anh làm”, cho thấy Triều Tiên trên cơ so với Hàn Quốc trong tiến trình đàm phán. Chiến thuật trên đôi khi nhằm để dồn ép đối phương đến mức buộc họ vội vàng đưa ra những quyết định sai lầm.
Chun Yung-woo, cựu cố vấn an ninh quốc gia Hàn Quốc cho rằng, Seoul đáng ra cần phải cân nhắc kỹ hơn trước khi chấp nhận đàm phán.
“Tôi lấy làm tiếc rằng chính phủ thậm chí còn không cần một hoặc hai ngày để phân tích tỉ mỉ động cơ thầm kín của chính quyền Kim Jong-un trước khi đưa ra vội vàng hoan nghênh. Chính phủ (Hàn Quốc) sẽ phải nỗ lực nhhiều hơn để đưa ra biện pháp đối phó nhằm tránh rơi vào cái bẫy mà Triều Tiên giăng sẵn”, ông Chun nhấn mạnh.
Theo Danviet
Ngoại trưởng Tillerson đang cố kìm cơn thịnh nộ của Trump với Triều Tiên
Theo báo Anh Daily Star, cả Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson và Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis đều đang phải cố gắng kìm cơn thịnh nộ của Tổng thống Donald Trump đối với Triều Tiên để ngăn thế chiến III bùng nổ.
Tổng thống Trump đang ngày càng mất kiên nhẫn với Triều Tiên?
Báo Anh đưa tin, mối đe dọa chiến tranh nổ ra giữa Triều Tiên và Mỹ đang gia tăng khi những nhân vật thân tín nhất, gắn bó với Tổng thống Trump từ thời tranh cử đang ra sức ngăn ông ra lệnh khai hỏa tấn công Triều Tiên.
Theo đó, ông chủ Nhà Trắng đang đứng giữa 2 phe trong nội các, một phe thúc đẩy đối thoại, ngoại giao với Triều Tiên, một phe ủng hộ chiến tranh.
Trong khi Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson và Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis đang cố kìm cơn thịnh nộ của Tổng thống để ngăn thế chiến III bùng nổ, thì cố vấn an ninh quốc gia Herbert Raymond McMaster lại ủng hộ sử dụng biện pháp quân sự đối với Triều Tiên.
Những thông tin này được đưa ra sau những thông điệp lẫn lộn, mập mờ trong suốt nhiều tháng qua về lập trường của Mỹ với Triều Tiên.
Báo Telegraph cho biết, ông Trump đang cân nhắc phản ứng mạnh nếu Triều Tiên tiếp tục phát triển vũ khí hạt nhân có khả năng hủy diệt phần lớn lục địa Mỹ.
Tuy nhiên, bất cứ động thái nào như vậy đều có nguy cơ gây ra thảm họa hạt nhân ở Đông Á.
Ngoại trưởng Mỹ Tillerson vẫn nuôi hy vọng cuộc khủng hoảng hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên có thể được kết thúc bằng một giải pháp hòa bình.
"Chúng tôi sẵn sàng để nói chuyện bất cứ lúc nào Triều Tiên muốn nói chuyện và sẵn sàng bắt đầu một cuộc gặp đầu tiên mà không cần điều kiện tiên quyết", Ngoại trưởng Mỹ nhấn mạnh. Tuy nhiên, cố vấn an ninh McMaster đã lên tiếng phản đối tuyên bố từ đồng nghiệp và nói rằng, khả năng chiến tranh đang tăng lên mỗi ngày.
"Mỹ sẽ buộc phải phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên mà không có sự hợp tác của nước đó", ông McMaster nhấn mạnh. Ông McMaster cũng cho rằng, những lời đề nghị đối thoại của Triều Tiên đầu năm nay chỉ là nhằm "câu giờ" để nước này có điều kiện tạo ra một kho vũ khí hạt nhân khổng lồ.
Theo Danviet
Nút bấm hạt nhân của các đời tổng thống Mỹ, chuyện bây giờ mới lộ Lần đầu tiên kể từ Chiến tranh Lạnh, người Mỹ đang lo lắng về khả năng của tổng thống trong việc quản lý kho vũ khí hạt nhân. Ngay trong tuần đầu năm 2018, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã khoe trên Twitter rằng "Nút Hạt nhân" của ông "lớn hơn và mạnh hơn" so với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong...