Đàm phán hòa bình Afghanistan: Kẻ cần, người chưa vội
Việc Taliban từ chối tham gia đàm phán hòa bình với chính phủ Afghanistan là quả đắng không chỉ đối với chính phủ Afghanistan mà còn đối với cả Mỹ, Trung Quốc và Pakistan.
Đám tang của nạn nhân vụ đánh bom tự sát do phần tử Taliban tiến hành ở tỉnh Kunar, Afghanistan hồi tháng 2 – Ảnh: Reuters
Đề nghị tiến hành đàm phán này là kết quả của những cuộc thương thảo trong khuôn khổ diễn đàn mới được xây dựng giữa Pakistan, Afghanistan, Mỹ và Trung Quốc nhằm thúc đẩy quá trình tìm kiếm giải pháp chính trị cho toàn bộ vấn đề tình hình và tương lai của Afghanistan, sau khi mọi nỗ lực lâu nay đều không đưa lại tiến triển cơ bản đáng kể nào.
Video đang HOT
Taliban tỏ ra không vội vàng với giải pháp chính trị hòa bình trong khi phía bên kia đã bắt đầu tỏ ra sốt ruột. Thật ra, điều này không có gì là khó hiểu. Taliban không còn khả năng khôi phục lại thể chế nhà nước Hồi giáo khi xưa nhưng hiện không hẳn đã hoàn toàn thất thế cả về chính trị lẫn quân sự ở Afghanistan.
Trong quá khứ, Mỹ cùng với NATO đã không tiêu diệt được Taliban thì hiện tại và cả trong tương lai lại càng không thể xóa sổ Taliban. Không những thế, Taliban còn ngày càng thêm mạnh và rõ ràng đang chủ ý chơi con bài thời gian vì thời gian hiện thực sự ủng hộ họ.
Phía bên kia vội vì giải pháp chính trị càng bị trì hoãn thì càng khó kiềm chế và kiểm soát được Taliban, Mỹ càng tốn kém về tiền của và nguy cơ lại bị sa lầy về quân sự cũng như chính trị an ninh ở Afghanistan càng tăng, Pakistan và Trung Quốc càng mất đi cơ hội gây dựng vai trò trong giải pháp chính trị cho Afghanistan, còn số phận của chính thể mới ở Afghanistan tiếp tục phụ thuộc vào sự bảo hộ an ninh của bên ngoài. Tất cả những đối tác này sẽ càng ngày càng thêm khó xử trong khi Taliban được lợi nhiều hơn cả.
Thảo Nguyên
Theo Thanhnien
Hoà đàm Afghanistan - Taliban: Rủi ro đáng giá
Cuộc bàn thảo lần thứ tư giữa Afghanistan, Pakistan, Trung Quốc và Mỹ đã dàn xếp cho chính phủ Afghanistan và Taliban tiến hành hòa đàm trong tháng 3.
Ngoại trưởng Afghanistan, ông Salahuddin Rabbani (bìa phải) nói trong cuộc bàn thảo giữa các quan chức Afghanistan, Pakistan, Trung Quốc và Mỹ hôm 23.2 - Ảnh: Reuters
Đối với giải pháp chính trị cần có cho hòa giải và hòa hợp dân tộc, an ninh và ổn định, phát triển và hội nhập của Afghanistan thì kết quả ấy rất quan trọng và đáng khích lệ. Taliban hiện không đủ khả năng để lật đổ thể chế ở Afghanistan. Nhưng chính quyền Kabul với sự hậu thuẫn của Mỹ và đồng minh cũng không thể xóa sổ được Taliban.
Mọi tiếp xúc song phương hay đa phương của các đối tác bên ngoài, kể cả của Mỹ, chính thức cũng như không chính thức, bí mật cũng như công khai, với Taliban cho tới nay đều chưa có kết quả đáng kể nào. Vì thế, khuôn khổ bàn thảo 4 nước nói trên đã chứng tỏ thích hợp và hiệu quả hơn cả đối với việc vươn tới giải pháp hòa bình cho Afghanistan.
Lôi kéo Taliban vào giải pháp chính trị ẩn chứa rất nhiều rủi ro cả về chính trị lẫn an ninh. Taliban bao gồm nhiều phe phái và không ai biết sẽ phải đàm phán với ai để thỏa thuận đạt được có hiệu lực ràng buộc chung cho cả lực lượng. Taliban có thật sự muốn tự chuyển hóa thành tổ chức chính trị không hay chỉ sẵn sàng lùi bước để rồi khi nào thuận lợi lại lật thế cờ. Rồi lại còn việc cả Pakistan lẫn Trung Quốc cũng sử dụng con bài Taliban cho mục đích chiến lược riêng.
Cho nên kể cả khi có được giải pháp chính trị, tương lai của Afghanistan vẫn đầy ẩn số. Tuy nhiên, các bên liên quan phải chấp nhận rủi ro thì mới mở ra cơ hội tìm được giải pháp có lợi nhất cho họ và sớm chứ không phải khi đã quá muộn.
Thảo Nguyên
Theo Thanhnien
Bi kịch của người lính bắn tỉa giữ kỷ lục thế giới Từng thực hiện phát bắn không tưởng diệt phiến quân từ khoảng cách kỷ lục, người lính bắn tỉa Anh đang phải sống những ngày như "địa ngục trần gian". Craig Harrison, người giữ kỷ lục thế giới về phát súng bắn tỉa diệt mục tiêu xa nhất. Ảnh: NYPost Tháng 10/2009, trung sĩ Craig Harrison thuộc lực lượng bắn tỉa của quân...