Đàm phán chính thức về biểu tình Hồng Kông vào ngày 10.10
Đàm phán chính thức giữa đại diện sinh viên biểu tình và chính quyền Hồng Kông sẽ diễn ra vào chiều 10.10, South China Morning Post (SCMP) đưa tin tối nay 7.10.
Theo South China Morning Post (SCMP), cuộc gặp trù bị thứ ba nhằm chuẩn bị cho phiên đàm phán chính thức giữa chính quyền và sinh viên Hồng Kông vừa diễn ra tối 7.10.
Các thủ lĩnh Liên hội Sinh viên Hồng Kông và ông Lau Kong-wah, Phó ban Các vấn đề Lập pháp và Đại lục, đã thống nhất phiên đàm phán chính thức đầu tiên giữa đại diện sinh viên, và bà Carrie Lam (Lâm Trịnh Nguyệt Nga), Chánh văn phòng đặc khu, sẽ diễn ra vào 3 giờ chiều thứ 6, ngày 10.10 (giờ Việt Nam).
Phiên đàm phán này chia làm hai phần, với chủ đề bàn thảo lần lượt là cơ sở hiến pháp, và cơ sở pháp lý của việc phát triển hiến pháp. Mỗi bên sẽ cử tối đa 5 người tham gia cuộc đàm phán. Phóng viên được phép tường thuật diễn biến cuộc gặp, tuy nhiên công chúng không được vào, SCMP cho biết.
Sinh viên Hồng Kông tham gia biểu tình.
Ở cuộc gặp trù bị trước, các sinh viên đã đạt được thỏa thuận với ông Lau Kong-wah, rằng đàm phán sẽ diễn ra thành nhiều vòng, trên cơ sở mối quan hệ bình đẳng và tôn trọng. “Chúng tôi đã nhất trí sẽ bắt đầu đàm phán trong tuần này. Chúng tôi muốn rằng đó phải là một cuộc đàm phán nghiêm túc, thay vì gặp gỡ trò chuyện hoặc khuyên nhủ”, Lester Shum, người đại diện sinh viên nói.
Các sinh viên muốn cuộc gặp chính thức với bà Carrie Lam (Lâm Trịnh Nguyệt Nga), Chánh văn phòng đặc khu, được diễn ra tại một trường đại học, tốt nhất là Đại học Hồng Kông. Trong khi đó, phát biểu với báo chí, ông Lau Kong-wah, nói rằng, nếu người biểu tình mong muốn cải cách hệ thống bầu cử bằng cách thức hợp pháp, Hồng Kông phải chấp nhận đường lối mà cơ quan lập pháp Trung Quốc đưa ra trước đó. Quyết định chính là khởi phát của cuộc biểu tình.
Đáp lại, Lester Shum cho rằng việc chính quyền Hồng Kông khăng khăng đi theo chủ trương bầu cử trên sẽ là “trở ngại” cho cuộc đàm phán mang tính xây dựng, SCMP dẫn lời.
Video đang HOT
Phong trào Chiếm Trung Hoàn của người dân Hồng Kông nổ ra từ ngày 28.9, theo sau một tuần bãi khóa của sinh viên, để phản đối quy định của chính quyền trung ương Trung Quốc về việc bầu cử đặc khu trưởng Hồng Kông. Theo đó, một hội đồng sẽ quyết định trước 2-3 ứng viên cho chức vụ này, trước khi người dân Hồng Kông bỏ phiếu.
Hàng ngàn người, có lúc hàng vạn, đã chiếm đóng các đường phố trung tâm của Hồng Kông để phản đối quyết định này, đồng thời yêu cầu đặc khu trưởng Lương Chấn Anh từ chức. Tuy nhiên, ông Lương đã bác đề nghị này.
Theo Thanh Niên
Sinh viên Hong Kong đồng ý đối thoại với chính quyền
Lãnh đạo sinh viên Hong Kong chấp thuận đối thoại với chính quyền sau một tuần biểu tình dữ dội, theo BBC News.
Hàng trăm người biểu tình vẫn còn ở lại trên đường phố. Ảnh EPA
Hiện chưa có ngày tháng cho cuộc gặp nhưng các sinh viên nói nó sẽ không xảy ra nếu như những người biểu tình còn lại trên đường phố bị dẹp bằng vũ lực.
Cuộc biểu tình ở Hong Kong đã bước sang tuần thứ hai, và phóng viên của chúng tôi ở đây nói con số người tham gia đã giảm khá nhiều từ thứ Hai 6/10, khi các công sở và trường học mở cửa trở lại.
Tối thứ Hai, tại Mong Kok, Cửu Long, là nơi được coi là cứ điểm của người biểu tình, chỉ có vài trăm người, xung quanh là nhiều cảnh sát.
Phóng viên Hồng Nga của BBC News có mặt tại hiện trường nói hai bên không có giao tiếp gì với nhau, và cảnh sát không có hành động gì mà chỉ quan sát.
Trước đó tại Mong Kok đã xảy ra một số cuộc đụng độ giữa người biểu tình và phản biểu tình, trong đó có một số phần tử mà cảnh sát nói là xã hội đen.
Hôm thứ Hai cảnh sát cho hay đã bắt ít nhất 37 người ở Mong Kok. Năm người khác bị bắt vì nghi tấn công các website của chính quyền.
Phóng viên của chúng tôi nói nhiều người Hong Kong tỏ ra bực bội khi cuộc biểu tình đã làm gián đoạn cuộc sống của họ.
Nhóm chủ lực
Bà Angela Kwok, làm công sở, nói việc đi lại hết sức khó khăn vì nhiều nơi trong thành phố vẫn bị chặn.
"Bình thường tôi đi làm chỉ mất nửa tiếng, nay có khi mất tới một tiếng rưỡi."
Một người khác, ông Andrew Chan, làm nghề kinh doanh, thì nói ông ủng hộ ý tưởng biểu tình nhưng không ủng hộ cách thức thực hiện nó.
Một số người biểu tình, được cho là thuộc nhóm chủ lực, vẫn kiên quyết duy trì vị trí.
Tối Chủ nhật người biểu tình và chính quyền đã có cuộc gặp bàn việc đối thoại nhưng không đạt thống nhất.
Tối thứ Hai, hai bên cho hay sẽ đối thoại chính thức.
Có đánh giá rằng giới biểu tình chỉ đang tạm ngưng một cách chiến lược, chủ yếu vì quá mệt.
Tuy nhiên thông tin sẽ có đối thoại mở đường cho cải cách chính trị có thể làm họ phấn chấn trở lại.
Alex Chow, tổng thư ký Liên đoàn Sinh viên Hong Kong, một trong những lãnh đạo biểu tình, nói anh không lo ngại về việc số người biểu tình giảm sút:
"Người ta cần nghỉ ngơi, nhưng sẽ quay trở lại. Không có nghĩa là phong trào đang suy thoái, nhiều người còn ủng hộ cuộc biểu tình."
Cuối tuần rồi Hành chính Trưởng quan của đặc khu, ông CY Leung (Lương Chấn Anh) kêu gọi vãn hồi trật tự và dọa cảnh sát sẽ có hành động.
Nhiều nơi ở thành phố đã tê liệt trong tuần trước vì đám đông hàng vạn người biểu tình.
Theo NTD/Bizlive
Người biểu tình "giam lỏng" đặc khu trưởng Hồng Kông Ông Lương Chấn Anh, người đang giữ vai trò lãnh đạo một trung tâm tài chính quan trọng nhất châu Á, trong những ngày qua bị "nhốt" trong Phủ toàn quyền, một tòa biệt thự của cựu toàn quyền Anh nay dành cho đặc khu trưởng đặc khu hành chính Hồng Kông (HK)... Đặc khu trưởng Lương Chấn Anh (bìa phải) hát quốc...