Đàm phán biên giới Ấn Độ Trung Quốc: Thêm lần lỡ hẹn
Vòng đàm phán lần thứ 22 giữa Ấn Độ và Trung Quốc về vấn đề biên giới tại New Delhi ngày 21/12 kết thúc mà không đạt kết quả cụ thể. Đâu là nguyên do của thực trạng bế tắc này?
Thông cáo báo chí ngắn của Bộ Ngoại giao Ấn Độ vẫn nhắc lại nội dung gần như tương tự vòng đàm phán lần trước tại Trung Quốc tháng 1/2018, như hai bên bày tỏ quyết tâm gia tăng nỗ lực để đạt được một giải pháp công bằng, hợp lý và cùng chấp nhận được; duy trì hòa bình và yên tĩnh trên khu vực biên giới và cùng nhau tìm kiếm thêm các biện pháp xây dựng lòng tin. Hai bên cũng nhắc lại sư cần thiết của việc mỗi bên tôn trọng những vấn đề nhạy cảm và mối quan tâm của nhau.
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị và Cố vấn An ninh Quốc gia Ấn Độ Ajit Doval hội đàm nhân đàm phán biên giới lần thứ 22 ngày 21/12 vừa qua. (Nguồn: IANS)
Theo Tân hoa xã, Cố vấn An ninh Quốc gia Ấn Độ Ajit Doval và Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị đã đưa ra định hướng chiến lược và tầm nhìn để phát triển quan hệ, giải quyết tranh chấp biên giới. Hai bên đang tích cực xây dựng lộ trình đàm phán đi tới giải pháp cuối cùng, đồng thời tăng cường tham vấn để đạt được kết quả sớm trong một số vấn đề. Tân hoa xã nhắc lại rằng Trung Quốc muốn cùng Ấn Độ giải quyết tranh chấp biên giới trong thời gian tới thông qua đối thoại và đàm phán.
Vấn đề phức tạp và dai dẳng
Tranh chấp biên giới là vấn đề dai dẳng trong quan hệ Ấn Độ – Trung Quốc. Với đường biên giới dài tới 3.488 km, tính theo Đường Kiểm soát thực tế (LAC), hiện hai bên còn nhiều điểm tranh chấp, trong đó có 2 khu vực lớn nhất là Aksai Chin rộng 38.000 km2 ở phía Tây và Arunachal Pradesh rộng 90.000 km2 ở phía Đông.
Tình trạng tranh chấp đã dẫn đến xung đột biên giới quy mô lớn năm 1962 và nhiều cuộc đối đầu khác trên biên giới giữa hai nước tại Chumur (2013) và Doklam (2017). Theo báo cáo của Chính phủ Ấn Độ, trong 2 năm 2016-2018, có tới 1.025 vụ xâm nhập biên giới của quân đội Trung Quốc vào lãnh thổ Ấn Độ.
Cơ chế Đại diện đặc biệt đàm phán giải quyết biên giới giữa Ấn Độ và Trung Quốc được bắt đầu từ năm 2003. Năm 2005, hai bên thống nhất được một bản tham số chính trị để giải quyết tranh chấp biên giới, nhưng đến nay đàm phán không có thêm tiến triển, ngay cả việc trao đổi bản đồ xác đinh đòi hỏi lãnh thổ của nhau cũng chưa thực hiện được.
Năm 2012, hai bên thiết lập cơ chế Nhóm làm việc tham vấn và phối hợp về các vấn đề biên giới, đã họp được 24 phiên nhưng vẫn chưa đem lại kết quả, ngoại trừ một số biện pháp xây dựng lòng tin giữa hai bên trên biên giới.
Video đang HOT
Phụ thuộc quyết tâm chính trị
Trong bối cảnh hiện nay, cả Trung Quốc và Ấn Độ đều không thể dùng vũ lực để giành lại lãnh thổ nên đàm phán là cách tốt nhất. Nếu vấn đề được giải quyết, Ấn Độ sẽ bớt lo về an ninh và bớt phải dựa vào quan hệ với Mỹ; Trung Quốc cũng có lợi về mặt chiến lược.
Trên thực tế, phương án hai bên chấp nhận nguyên trạng, ai ở đâu ở đó từng được đề cập: Ấn Độ chấp nhận để khu vực Aksai Chin thuộc Trung Quốc, còn Trung Quốc chấp nhận khu vực Arunachal Pradesh thuộc Ấn Độ.
Đối với Bắc Kinh, Aksai Chin quan trọng về mặt an ninh và chiến lược vì có con đường từ Tây Tạng qua Tân Cương. Đối với New Delhi, đây là khu vực không có người ở và Ấn Độ không kiểm soát đã mấy chục năm nay.
Trong khi đó, Arunachal Pradesh có 1,2 triệu dân Ấn Độ đang sinh sống và là vùng đệm sống còn với vùng Đông Bắc của Ấn Độ. Trung Quốc từng phải rút lui khỏi khu vực này sau xung đột năm 1962, do biết khó giữ được khu vực này từ phía bên kia Himalaya. Năm 1959, Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai đã đề xuất trao đổi hai vùng này. Phía Ấn Độ cũng từng không chính thức đề cập giải pháp này.
Giải quyết vấn đề biên giới phụ thuộc lớn vào quyết tâm chính trị của lãnh đạo hai nước. (Nguồn: Quartz)
Tuy nhiên, giới quan sát cho rằng giải quyết vấn đề biên giới phụ thuộc lớn vào quyết tâm chính trị của lãnh đạo hai nước. Đây là điều không dễ dàng, do chủ nghĩa dân tộc ở cả hai nước đều rất mạnh, khó tranh thủ đồng thuận nội bộ để từ bỏ chủ quyền.
Năm 1962, Quốc hội Ấn Độ đã ra nghị quyết phải lấy lại phần lãnh thổ bị Trung Quốc chiếm bất hợp pháp. Mới đây, ngày 5/8, chính phủ Ấn Độ đã quyết định hủy bỏ điều 370 trong Hiến pháp và thành lập hai vùng lãnh thổ trực thuộc Trung ương là Jammu và Kashmir và Ladakh (bao gồm cả khu vực Aksai Chin). Trung Quốc lập tức phản đối, cho là hành động vi phạm chủ quyền lãnh thổ Trung Quốc và đề nghị đưa vấn đề này ra Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.
Hơn nữa, kể từ khi lên cầm quyền, Chủ tich Trung Quốc Tập Cận Bình luôn giữ lập trường cứng rắn trong vấn đề biên giới lãnh thổ và tuyên bố không chấp nhận từ bỏ một tấc đất. Ngoài khu vực Aksai Chin chiếm của Ấn Độ năm 1962, Trung Quốc luôn giữ quan điểm Arunachal Pradesh thuộc chủ quyền của Trung Quốc do vùng này thuộc Nam Tây Tạng, bị Anh sát nhập mà không có sự đồng ý của Trung Quốc. Trung Quốc còn cho in bản đồ và hộ chiếu của công dân Trung Quốc có cả 2 khu vực.
Các nhà phân tích cho rằng vấn đề biên giới Ấn Độ – Trung Quốc còn khó giải quyết chừng nào Trung Quốc còn theo đuổi chính sách lãnh thổ truyền thống của mình.
Theo baoquocte.vn
Biển Đông, Hong Kong và Kashmir trước thềm cuộc gặp Tập-Modi
Cuộc gặp giữa ông Tập và ông Modi sẽ diễn ra cuối tuần này, trong bối cảnh Ấn Độ đang rất bất mãn việc Trung Quốc đứng về phía Pakistan trong tranh chấp khu vực Kashmir.
Hai ngày cuối tuần này, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ có chuyến thăm Ấn Độ và dự kiến sẽ có "cuộc gặp thượng đỉnh không chính thức" với Thủ tướng Ấn Độ Narenda Modi. Đây là lần gặp không chính thức lần thứ hai giữa hai lãnh đạo Trung-Ấn, và cuộc gặp dự kiến diễn ra tại TP duyên hải Mamallapuram ở Tamil Nadu phía nam Ấn Độ.
Cuộc gặp diễn ra trong bối cảnh Ấn Độ đang rất bất mãn về việc Trung Quốc đứng về phía Pakistan trong tranh chấp vùng Kashmir. Quan hệ giữa Ấn Độ và Pakistan nhiều tháng nay căng thẳng nghiêm trọng có nguy cơ leo thang thành một cuộc chiến tranh toàn diện sau vụ đụng độ ở biên giới hồi cuối tháng 2, và đặc biệt sau khi Ấn Độ hồi tháng 8 thu hồi quy chế tự trị của bang Jammu and Kashmir, trong khi Pakistan xem Kashmir là khu vực tranh chấp.
Ngày 9-10, ông Tập có cuộc gặp với Thủ tướng Pakistan Imran Khan. Trong cuộc gặp này, ông Tập có nói với ông Khan rằng Trung Quốc - một đồng minh chính của Pakistan - ủng hộ Pakistan bảo vệ các quyền hợp pháp của mình, theo Tân Hoa xã.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (phải) gặp Thủ tướng Pakistan Imran Khan (trái) ngày 9-10. Ảnh: REUTERS
Trung Quốc gần đây từng kêu gọi tổ chức một cuộc họp trong khuôn khổ Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc (HĐBA LHQ) về vấn đề Pakistan. Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị từng đến thủ đô Islamabad (Pakistan) và từng hội đàm với Thủ tướng, Tổng tư lệnh quân đội và Tổng thống Pakistan.
Ông Vương đã thảo luận về mối quan hệ Ấn Độ-Pakistan với vấn đề Kashmir và đảm bảo Trung Quốc sẽ ủng hộ Pakistan. Hồi tháng 8, Trung Quốc và Pakistan từng có cuộc tập trận không quân chung mang tên Shaheen - VIII với quy mô lớn nhất giữa hai nước trước nay.
Về phần mình, Ấn Độ thể hiện sự cứng rắn về vấn đề Kashmir. Đầu tháng này, Bộ Ngoại giao Ấn Độ lên tiếng phản đối khi ông Vương Nghị nói trước Đại Hội đồng LHQ rằng tranh chấp Kashmir nên được "giải quyết một cách thích đáng phù hợp với Hiến chương LHQ, với các nghị quyết HĐBA và thỏa thuận song phương".
Bộ Ngoại giao Ấn Độ cũng yêu cầu Malaysia kiềm chế phát ngôn sau khi Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad nói trước Đại hội đồng LHQ rằng Kashmir đã bị "xâm lược và chiếm đóng" và Ấn Độ đã hành động sai.
Không lâu trước khi hai nước thông báo chuyến thăm Ấn Độ của ông Tập, Bộ Ngoại giao Trung Quốc ra một tuyên bố hòa giải rằng Kashmir là vấn đề song phương giữa Ấn Độ và Pakistan, và hai bên nên giải quyết thông qua đối thoại. Tuy nhiên, nhiều nhà quan sát không lạc quan về kết quả cuộc gặp.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (trái) và Thủ tướng Ấn Độ Narenda Modi dự kiến sẽ bàn các vấn đề biên giới, du lịch và thương mại trong lần gặp sắp tới. Ảnh: AFP
SCMP đưa tin, trả lời phỏng vấn trên truyền hình ngày 9-10, sau cuộc gặp của ông Tập với Thủ tướng Pakistan Khan, một chính trị gia đối lập cấp cao ở Ấn Độ đã yêu cầu ông Modi nêu các vấn đề nhạy cảm ra với ông Tập trong cuộc gặp tới, chẳng hạn vấn đề biển Đông và biểu tình ở Hong Kong.
"Nếu ông Tập Cận Bình nói "chúng tôi đang quan sát Kashmir", vậy thì điều gì ngăn Thủ tướng Narenda Modi nói chúng tôi đang quan sát phong trào dân chủ ở Hong Kong?" - nghị sĩ Manish Tewari thuộc đảng Quốc Đại đặt câu hỏi, đồng thời nói Ấn Độ nên "nghĩ về chính sách Trung Quốc một cách hết sức cẩn thận".
Viết trên Twitter sau đó, ông Tewari đặt câu hỏi tại sao Văn phòng Thủ tướng và Bộ Ngoại giao Ấn Độ không lên tiếng rằng mình đang quan sát vấn đề Tân Cương, Tây Tạng và biển Đông.
Theo ông Tewari, ông Modi phải hỏi ông Tập về vùng Aksai Chin - một vùng sa mạc nằm giữa Kashmir và Tân Cương. Aksai Chin là một trong hai khu vực tranh chấp giữa Trung Quốc và Ấn Độ, bên cạnh Arunachal Pradesh. Trung Quốc kiểm soát Aksai Chin, còn Ấn Độ kiểm soát bang Arunachal Pradesh. Quan hệ hai bên lâu nay vẫn căng thẳng vì các tranh chấp này.
Phát ngôn của ông Tewari được truyền thông Ấn Độ đưa rộng rãi. Theo nhiều nhà phân tích, đây là một bước đi chính trị nhằm làm áp lực lên đảng cầm quyền Bharatiya Janata của ông Modi.
THIÊN ÂN
Theo PLO
Căng thẳng Kashmir bế tắc, Trung Quốc quyết ủng hộ Pakistan, "cạch mặt" Ấn Độ Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị nhấn mạnh, Trung Quốc chắc chắn hỗ trợ Pakistan và miêu tả mối quan hệ giữa hai nước là "đối tác mọi thời tiết" giữa lúc căng thẳng ở vùng tranh chấp Kashmir rơi bế tắc. Theo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP), tuyên bố của Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị được xem là động...