Đắm phà Sewol: Hàng loạt sai phạm bị phanh phui
Các điều tra viên đã phanh phui một loạt sai phạm của công ty sở hữu phà Sewol trong cuộc điều tra nhằm tìm ra nguyên nhân khiến chiếc phà khổng lồ bị đắm.
Các công tố viên Hàn Quốc đã khám nhà riêng và văn phòng của chủ sở hữu phà Sewol trong cuộc điều tra tìm câu trả lời cho tấn thảm kịch khiến ít nhất 160 người thiệt mạng và con số này dự kiến sẽ tiếp tục tăng nhanh khi đội thợ lặn kéo các thi thể người mắc kẹt ra phỏi chiếc phà đắm.
Chủ sở hữu chiếc phà khổng lồ bị lật úp giữ biển Hoàng Hải hồi tuần trước đang phải đối mặt với áp lực ngày càng tăng từ cơ quan điều tra sau khi các điều tra viên phát hiện ra một loạt các sai phạm như chiếc phà đã chở quá tải, kết cấu phà bị thay đổi, và thủy thủ đoàn nhiều khả năng không có đủ trình độ chuyên môn.
Phà Sewol được cải hoán năm 2012 để chở thêm hàng hóa và hành khách
Các điều tra viên cho biết phà Sewol đã chở theo 3.608 tấn hàng hóa trong hành trình cuối cùng của mình, gấp hơn 3 lần trọng tải hàng hóa cho phép là 987 tấn.
Sau khi mua lại phà Sewol vào năm 2012, các ông chủ của Công ty Hàng hải Chonghaejin đã cho dựng thêm 240 cabin, tăng khả năng chở khách của phà lên hơn 150 người. Chính việc cải hoán này đã khiến trọng lượng của phà tăng thêm gần 240 tấn.
Ngoài ra, cơ quan điều tra cũng biết thêm thông tin rằng chiếc phà này vẫn được cho hoạt động mặc dù thuyền trưởng đã đề nghị sửa chữa hệ thống bánh lái từ hôm 1/4.
Video đang HOT
Phà Sewol đã chở số hàng hóa gấp hơn 3 lần tải trọng cho phép
Phà Sewol bắt đầu bị nghiêng nghiêm trọng lúc 9 giờ sáng hôm thứ Tư tuần trước sau khi chuyển hướng đột ngột ở ngoài khơi đảo Jindo, trên hành trình từ thành phố Incheon tới đảo nghỉ mát Jeju. Chỉ trong vòng 2 giờ, chiếc phà chở theo 476 hành khách, trong đó chủ yếu là học sinh của một trường trung học, đã chìm nghỉm dưới đáy biển.
Ngoài 174 hành khách được tàu bè và trực thăng cứu được hôm đó, lực lượng chức năng không tìm thấy bất cứ nạn nhân còn sống sót nào đó. Đến hôm nay, số người chết đã tăng vọt lên 160 người, và lực lượng cứu nạn sợ rằng những người hiện đang mất tích cũng đã thiệt mạng.
Hôm qua, các công tố viên Hàn Quốc đã khám văn phòng và nhà riêng của ông Yoo Byung-eun, giám đốc công ty Chonghaejin cùng các chi nhánh và một nhà thờ Phúc âm mà ông này được cho là có quyền lợi liên quan.
Ông Yoo Byung-eun trong một lễ trao cúp vàng IFIA của Hàn Quốc
Được biết đến với biệt danh “tỉ phú vô danh”bởi hầu như rất ít xuất hiện trước công chúng, nhưng ông Yoo lại là một nhân vật khét tiếng ở Hàn Quốc, người từng phải ngồi tù 4 năm vì tội lừa đảo vào đầu thập niên 1990, và trước đó từng là người đứng đầu một giáo phái tôn giáo. Năm 1987, hơn 30 người trong giáo phái của ông này đã tự sát tập thể, tuy nhiên các công tố viên không tìm được chứng cứ nào để buộc tội ông Yoo.
Theo kết quả kiểm toán của công ty Chonghaejin hồi năm ngoái, công ty này chỉ bỏ ra 521 USD để đào tạo thủy thủ, trong đó có các khóa đào tạo về sơ tán hành khách. Trong khi đó, đối thủ cạnh tranh của công ty này là Daea Express Shipping đã chi ra số tiền gấp 20 lần như vậy để đào tạo về an toàn cho thủy thủ đoàn.
20 trong số 29 thành viên thủy thủ đoàn có mặt trên chiếc phà này trong chuyến hành trình định mệnh đã bị bắt giữ, trong đó có thuyền trưởng với các tội danh cẩu thả và bở rơi hành khách.
Mặc dù các thủy thủ đều tuyên bố rằng họ không thể hạ thủy xuồng cứu sinh khi phà Sewol bị chìm, thế nhưng những bức ảnh chụp tại hiện trường cho thấy một sĩ quan cảnh sát biển đã hạ được xuồng cứu sinh xuống khỏi phà để cứu những người gặp nạn.
Một thông tin đáng chú ý khác là cuộc gọi cầu cứu đầu tiên của phà Sewol không phải do thủy thủ trên phà thực hiện mà là do một cậu học sinh gọi bằng điện thoại di động, và rằng nữ thuyền phó 26 tuổi điều khiển chiếc phà này lúc nó gặp tai nạn chưa từng chỉ huy phà đi qua vùng biển nguy hiểm như thế trước đây.
Thợ lặn Hàn Quốc nỗ lực tìm kiếm thi thể các nạn nhân bên trong ph
Trong lúc này, hàng trăm thợ lặn của hải quân và cảnh sát biển vẫn đang nỗ lực hết mình để tìm được càng nhiều thi thể mắc kẹt bên trong phà càng tốt trước khi thời tiết xấu đi. Ba chiếc cần cẩu khổng lồ cũng đã vào vị trí gần nơi phà đắm, song việc trục vớt chiếc phà nặng 6.825 tấn này vẫn chưa được thực hiện vì toàn thể gia đình nạn nhân chưa nhất trí.
Vụ tai nạn này là thảm họa hàng hải tồi tệ nhất Hàn Quốc trong vòng 2 thập kỷ qua, và nó đã thu hút được sự chú ý cũng như lòng thương cảm của toàn thế giới, ngay cả từ “kình địch” Triều Tiên. Bộ Thống nhất Hàn Quốc cho biết Triều Tiên đã gửi điện chia buồn cho Hàn Quốc và nhấn mạnh: “Chúng tôi bày tỏ lòng thương tiếc vì những người thiệt mạng và mất tích, trong đó có nhiều học sinh trẻ trên vụ đắm phà Sewol.”
Ông Son Byoung-gi, luật sư đại diện cho Công ty Hàng hải Chonghaejin cho biết công ty này sẽ thông báo về quan điểm của mình sau khi cuộc điều tra kết thúc, đồng thời nhấn mạnh: “Nếu phải chịu bất cứ trách nhiệm pháp lý nào, các ông chủ sẽ sẵn sàng bỏ của cải, tài sản ra để bồi thường cho gia đình các nạn nhân.”
Theo Khampha
Đã tìm thấy thi thể cô dâu người Việt trên phà SEWOL
Theo phóng viên TTXVN có mặt tại khu vực trục vớt cứu hộ các nạn nhân trên chiếc phà chở khách bị chìm SEWOL, vào lúc 21 giờ 58 ngày 23.4, các nhân viên cứu hộ đã tìm thấy thi thể của chị Phan Ngọc Thanh, cô dâu Việt (hiện mang quốc tịch Hàn Quốc) quê ở Cà Mau, là hành khách cùng chồng và 02 con nhỏ đi trên chuyến phà SEWOL định mệnh bị chìm ngoài khơi bờ biển phía Tây Nam Hàn Quốc.
Nhân viên cứu hộ chuyển thi thể nạn nhân vụ chìm phà 'Sewol' tại cảng Jindo ngày 23/4. AFP-TTXVN
Phóng viên TTXVN hiện đang theo dõi và đưa tin tại đây đã cùng bố đẻ chị Thanh là ông Phan Văn Chạy và em gái út Phan Ngọc Hạnh đã có mặt tại bãi biển Bengmok, quận Jindo, Tỉnh Chonlanm-do và xác nhận thi thể của cô dâu việt xấu số Phan Ngọc Thanh.
Chị Phan Ngọc Thanh sinh ngày 28/2/1985 tại Cà Mau., lấy chồng rồi sau đó nhập quốc tịch Hàn Quốc ngày 10/7/2013 với tên tiếng Hàn là Han Yun-Ji.
Gia đình Việt Hàn này đã sinh được hai người con là bé trai Kwon Hyuk-kyu (6 tuổi) và bé gái Kwon Ji-yeon (5 tuổi).
Sau một thời gian sống tại Seoul, cả gia đình đã gói ghém hành lý lên phà SEWOL hôm 16/4 để tới đảo Jeju lập nghiệp.
Không ai ngờ đấy lại là chuyến phà định mệnh. Các nhân viên cứu hộ chỉ tìm thấy bé Kwon Ji-yeon còn sống, với chiếc áo phao được chính anh trai nhường cho.
Theo TNO
Vụ chìm phà Sewol: Thủy thủ đoàn được lệnh bỏ mặc chiếc phà Một thành viên thủy thủ đoàn ngày 24.4 cho biết cô và các đồng nghiệp được lệnh từ bỏ phà Sewol trong lúc nó đang chìm, mặc cho nhiều hành khách vẫn còn mắc kẹt bên trong. Lực lượng cứu hộ tại khu vực chìm phà Sewol - Ảnh: Reuters Công tác điều tra nguyên nhân vụ chìm phà Sewol tập trung vào...