Đắm phà Hàn Quốc: Hiệu phó treo cổ tự tử
Hiệu phó Kang đã treo cổ tử tự trên đảo sau khi được cứu khỏi chiếc phà đắm.
Ngày 18/4, cảnh sát Hàn Quốc cho hay hiệu phó của trường trung học có nhiều học sinh gặp nạn trên chiếc phà đắm tại biển Hoàng Hải đã treo cổ tự tử sau khi được cứu lên từ chiếc phà gặp nạn.
Trong số 475 hành khách trên chiếc phà này có 325 học sinh đến từ trường trung học Danwon ở thành phố Ansan, ngoại ô thủ đô Seoul. Các em đang trên đường tham gia chuyến nghỉ mát kéo dài 4 ngày tại đảo du lịch Jeju.
Vị hiệu phó này được cơ quan chức năng xác định là họ Kang. Ông này được phát hiện đã treo cổ dưới một cành cây trên đảo Jindo, nơi các hành khách được đưa tới để trú tạm.
Lực lượng cứu nạn vẫn chưa tìm thấy nạn nhân nào còn sống trong chiếc phà đắm
Đội điều tra hỗn hợp gồm cảnh sát và công tố viên cho biết thuyền trưởng trên chiếc phà này đã bàn giao bánh lái cho một thuyền phó ba trước khi chiếc phà bắt đầu chìm vào sáng sớm ngày thứ Tư.
Cơ quan chức năng Hàn Quốc cho biết họ đã giải cứu được 179 hành khách, tuy nhiên hiện vẫn có tới 270 người đang mất tích và có thể đang bị mắc kẹt bên trong phà, trong đó chủ yếu là các học sinh của trường Danwon.
Đội trưởng đội điều tra Park Jae-uk cho biết: “Thuyền trưởng đã để cho thuyền phó ba phụ trách lái phà trong thời điểm xảy ra tai nạn. Mặc dù thủy thủ đoàn đưa ra nhiều lời khai khác nhau song chúng tôi nghi rằng thuyền trưởng đã ra ngoài phòng điều khiển vì một lý do không rõ.”
Cảnh sát cũng đang điều tra thông tin cho rằng thuyền trưởng Lee Jun-seok là một trong những người đầu tiên rời khỏi chiếc phà đang chìm, một hành động vi phạm luật hàng hải của Hàn Quốc, trong khi liên tục yêu cầu hành khách ở nguyên tại vị trí.
Video đang HOT
Các điều tra viên cũng đang xác thực thông tin chiếc phà này đã thay đổi hành trình một cách đột ngột để tiết kiệm thời gian, khiến cho các thùng container và ô tô phía trên nóc phà bị dịch chuyển sang một bên và làm cho phà nghiêng hẳn về bên trái không thể cứu vãn được.
Hôm thứ Sáu, các điều tra viên đã khám xét văn phòng công ty điều hành phà và chủ sở hữu của chiếc phà này. Họ đã thu giữ nhiều tài liệu và file máy tính trong văn phòng của Công ty Hàng hải Cheonghaejin ở Incheon.
Theo TNO
Vụ chìm tàu: Ngày con đi xa về, ngày đón thi thể cha
"Tôi mua ít quà nói là về tặng ba tôi nhưng xe tôi vô nhà trước thì xe bệnh viện chở xác ba tôi theo sau", lời người con nạn nhân vụ chìm tàu sáng 18/1 vừa trở về từ TPHCM sau những ngày xa quê.
Chỉ ít giờ đồng hồ sau vụ chìm tàu, chúng tôi có mặt tại nhà thuyền trưởng Hồ Hiền (trú thôn Hải Tiến, thị trấn Thuận An), người may mắn thoát chết. Ông Hiền vẫn chưa khỏi bàng hoàng, tinh thần hỗn loạn.
Ông Hiền đau đớn kể lại: "Khoảng 7 giờ sáng, khi tàu cách bờ khoảng 600 - 700 mét thì bị chết máy, mắc cạn, anh em chúng tôi phát tín hiệu kêu cứu. Sóng gió quá to, con tàu chao đảo rồi chìm dần. Tất cả chúng tôi cố thoát ra đống dây dợ quấn khắp người để bơi vào bờ. Khoảng 30 phút đầu, chúng tôi còn bơi cùng nhau nhưng dần dần đuối sức rồi lạc nhau, chỉ còn tôi may mắn được tàu bạn cứu sống".
Ông Hồ Hiền, thuyền trưởng may mắn thoát chết vẫn chưa hết hoảng sợ.
Ngồi ôm đứa con trai đang học lớp 7, bà Mai Thị Bảy khóc ròng rã: "Tui mới đi thăm nhà anh Tòa, anh Hoàng, nhìn vợ con, người thân họ khóc mà không chịu nỗi. Đau lắm chú ơi".
Đến 12 giờ trưa, ông Hiền vẫn chưa hết run vì ngâm nước, vật lộn với sóng gió quá lâu. "Nói cho anh em đi xong chuyến này để có tiền sắm Tết cho con, ai ngờ sự thể lại ra thế này, giờ tôi không biết tính sao, ban đêm làm sao mà ngủ được, giờ chả thiết ăn uống gì, chỉ mong khỏe lại để đi thăm gia đình các bạn thuyền" - ông Hiền ứa nước mắt.
Bà Huỳnh Thị Tuyết - vợ ông Võ Văn Hoàng ngất lên ngất xuống, gào khóc thê thảm.
Đến nhà ông Võ Văn Hoàng, trú thôn An Lạc (thị trấn Thuận An) không khí tang thương bao trùm cả căn nhà cấp 4 chưa xây xong. Người dân xóm làng đang cùng nhau đi quyên góp từng đồng để lo tang lễ cho ông.
Ông Hoàng năm nay đã ở tuổi 52. Vợ ông, bà Huỳnh Thị Tuyết thường xuyên đau yếu, chỉ ở nhà làm thuê. Nhà nghèo, các con lớn của ông bà phải vào miền Nam kiếm sống. Ở nhà, 2 đứa con nhỏ một đứa học xong lớp 7 thì phải nghỉ học vì nhà không có tiền, còn đứa kia mới học lớp 1. Ông Hoàng đi theo thuyền ông Hiền kiếm sống mấy chục năm nay. Ngồi bệt giữa nhà gào khóc, bà Huỳnh Thị Tuyết kêu thảm: "Ông ấy nói cố đi chuyến này để có tiền sắm Tết cho con, ai ngờ ông đi rồi không về nữa. Chừ hai đứa con trong Nam về hỏi ba mô rồi mạ, mần răng tui trả lời đây. Sáng sớm điện vô ông còn nói chuyện với tui, chừ thì nằm đó không nói chi nữa".
Ông Lê Văn An, trưởng thôn An Lạc cho hay: "Ông Hoàng mất mà giờ trong nhà không có một ngàn để lo mai táng, chúng tôi cùng bà con lối xóm đang đi quyên góp mỗi nhà mỗi ít, có đồng nào đỡ đồng đó để lo tang lễ cho ông ấy".
Người thân gia đình ông Phạm Tòa đau đớn, khóc thảm thiết.
Còn với gia đình ông Phạm Tòa thì quá đỗi thương tâm. Gia đình có 4 người con, hai đứa con lớn đi làm thuê ở Sài Gòn, hai con nhỏ một đứa mới lớp 6, còn đứa kia chỉ mới lớp 2. Gia đình thuộc diện hộ nghèo, ông Tòa đi bạn thuyền kiếm đôi ba đồng lo cho gia đình.
Đi làm cả năm ở TP Hồ Chí Minh, nói năm nay về Tết sớm để vui vầy bên gia đình, nhưng vừa bước tới cổng làng, con trai ông Tòa là Phạm Quang hay tin cha mất. "Tôi mua ít quà nói là về tặng ba tôi nhưng xe tôi vô nhà trước thì xe bệnh viện chở xác ba tôi theo sau. Ai có ngờ ngày tôi về cũng là ngày ba tôi mất", anh Phạm Quang đau đớn.
Ngất lên ngất xuống bên thi thể của chồng, bà Nguyễn Lượng (43 tuổi) - vợ ông Tòa - gào khóc thê thảm: "Sao ông nói ông đi chuyến này nữa thôi là về ăn Tết với mẹ con tui mà ông không về".
Cách nhà bà Phú chưa đầy 50 mét là nhà ông Phạm Thú, hiện đang mất tích. Người nhà nạn nhân đang tích cực tìm kiếm, từng giờ từng phút ngóng tin.
Tại bờ biển nơi con tàu bị đắm, người nhà ông Thú cũng đang ngất lên ngất xuống trông ngóng tin về ông. Từ khi nhận tin chồng mất tích, bà Xuân - vợ ông Thú ngất lên xỉu xuống không biết bao nhiêu lần. Hai con trai ông Thú đang làm thuê ở Sài Gòn cũng đang tức tốc trên đường trở về để tìm thi thể của cha.
Đau thương xóm chài nghèo.
Ông Hoàng Phước, Chủ tịch thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang cho biết: "Chúng tôi rất lấy làm tiếc và chia buồn cùng các gia đình nạn nhân. Ban đầu, huyện đã hỗ trợ 3 triệu đồng, thị trấn hỗ trợ 1 triệu đồng để lo mai táng cho các nạn nhân".
Cả xóm chài nghèo hai thôn Hải Tiến và An Lạc đang nhuốm màu tang thương, khóc cho những người xấu số đã ra đi vào sáng 18/1.
Chiều 18/1, thượng tá Nguyễn Đăng Tâm, Đồn trưởng Đồn Biên phòng cửa khẩu Thuận An (thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên - Huế) cho biết, vẫn đang tiếp tục tích cực tìm kiếm nạn nhân cuối cùng là ông Phạm Thú.
Con tàu xấu số mang số hiệu TTH - 26669, công suất 72CV chở 5 ngư dân đánh cá bị sóng đánh chìm vào sáng 18/1 ở cửa biển Thuận An (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên - Huế) làm 3 người chết, 1 người vẫn còn mất tích. Duy nhất thuyền trưởng may mắn được tàu bạn cứu sống.
Theo Ngọc Vũ - Duy Khánh
Chìm tàu ở Huế: Chưa tìm thấy thi thể cuối cùng Đến đêm ngày 18/1, Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên - Huế vẫn phối hợp với ngư dân địa phương nỗ lực tìm kiếm ông Phạm Thứ là thuyền viên cuối cùng trong số 5 thuyền viên bị hất văng, lênh đênh trên biển khi tàu cá mang số hiệu TTH 2669TS gặp nạn, nhưng vẫn chưa thấy. Ông Hồ Văn Niền,...