Đâm người xong ngồi chờ Công an đến bắt
Sau khi đánh và dùng vật nhọn đâm anh T, Bảo đã ngồi tại chỗ chờ Công an đến đưa về trụ sở. Anh T được đưa đi cấp cứu kịp thời, đã qua cơn nguy kịch.
Trước đó, một đoạn video clip ghi lại hình ảnh 2 người đàn ông xông vào đánh nhau gần một trụ sở cơ quan nhà nước ngay trung tâm thị xã Kiến Tường, tỉnh Long An. Một trong 2 người đàn ông bị đánh ngã xuống đường bị người còn lại dung hung khí gây thương tích.
Nạn nhân la hét cầu cứu. Người gây án ngồi tại chỗ chờ Công an đến đưa về trụ sở. Đoạn clip trên thu hút nhiều người theo dõi trên nền tảng mạng xã hội.
Anh T thời điểm được đưa vào bệnh viện cấp cứu. Ảnh N.P
Theo Công an thị xã Kiến Tường, vụ việc trên xảy ra vào khoảng 20h30 ngày 7/6. Thời điểm trên Lưu Quốc Bảo (SN 1991, ngụ thị xã Kiến Tường) lưu thông trên đường thì xảy ra mâu thuẫn với H.V.T (SN 1975, ngụ thị xã Kiến Tường). Cả 2 xông vào đánh nhau, Bảo đánh anh T ngã xuống đường sau đó dùng hung khí đâm vào vùng mặt và ngực nạn nhân. Anh T đau đớn la hét cầu cứu, riêng Bảo vẫn ngồi tại chỗ chờ Công an đến xử lý.
Video đang HOT
Sau khi nhận thông tin, Công an thị xã Kiến Tường đã xuống hiện trường đưa nạn nhân đi cấp cứu đồng thời đưa Bảo về trụ sở lấy lời khai làm rõ. Sau khi được cấp cứu hiện thời tình trạng của anh T đã qua cơn nguy kịch.
Công an thị xã Kiến Tường hoàn tất hồ sơ tạm giữ Bảo về hành vi “Cố ý gây thương tích”
Cần ngăn chặn nạn săn bắt chim yến trái phép
Tình trạng giăng lưới bẫy, săn bắt chim yến và các loài chim hoang dã trái phép đang diễn ra khá phổ biến ở tỉnh Bình Định, đặc biệt là ở huyện Tuy Phước.
Vấn nạn này đe dọa đến nguồn chim yến tự nhiên, vi phạm các quy định về bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm.
Những cánh đồng lúa vừa gặt xong, trơ gốc rạ cũng là lúc các đối tượng săn bắt chim yến bước vào "mùa" làm nghề. Từ tháng 9/2021 đến nay, có khá nhiều bẫy lưới dùng để săn chim yến và các loài chim hoang dã được dựng lên ở các cánh đồng qua xã Phước Thuận (huyện Tuy Phước).
Để bẫy chim, các đối tượng sử dụng bộ thiết bị âm thanh, mô phỏng tiếng kêu của chim yến, kèm theo một con chim yến bị cột vào giữa lưới để làm "mồi". Các tấm lưới có sợi rất nhỏ, có độ rộng tùy loại, không màu, được giăng ngang giữa hai cọc tre làm trụ khiến chim yến không thể nhận ra.
Thời gian các đối tượng bẫy chim từ 5 - 7h lúc đàn chim yến rời tổ đi kiếm mồi và từ 15 - 17h, khi đàn chim yến trở về tổ hằng ngày. Sau khi bẫy được các loài chim hoang dã, trong đó có chim yến, các đối tượng nhốt vào các lồng, phân theo từng loài riêng biệt. Đối với chim yến được các đối tượng bán để phóng sanh, hoặc bán cho các quán nhậu làm thức ăn, giả mồi chim sẻ. Hệ quả của việc săn bắt vô tội vạ trong thời gian dài đã khiến nguồn chim yến trong tự nhiên bị sụt giảm nghiêm trọng.
Theo thống kế, toàn tỉnh Bình Định hiện có hơn 1.500 nhà yến đang hoạt động, với diện tích xây dựng hơn 200.000m2, hơn 1.300 hộ tham gia nuôi. Thời gian qua, nghề nuôi chim yến ở Bình Định phát triển khá mạnh, đem lại hiệu quả kinh tế cao.
"Tuy nhiên, với tình trạng săn bẫy chim yến có chiều hướng gia tăng như hiện nay, nguy cơ đe dọa đến sự tồn tại của loài chim yến, phá vỡ cân bằng sinh thái gây thiệt hại cho hoạt động dẫn dụ, gây nuôi chim yến trong nhà, ảnh hưởng lớn đến nguồn lợi kinh tế đang hiện hữu trước mắt", ông Trần Văn Ơi, Chủ tịch Hiệp hội Yến sào tỉnh Bình Định lo lắng.
Nhiều bộ lưới sử dụng để săn bắt chim yến trái phép bị Công an xã Phước Thuận thu giữ.
Lãnh đạo Công an xã Phước Thuận cho biết, tháng 9/2021, có 6 vụ săn bắt trái phép chim yến và các loài chim khác xảy ra ở địa phương bị lực lượng chức năng phát hiện, thu giữ tang vật; xảy ra chủ yếu ở các thôn: Phổ Trạch, Tân Thuận, Quảng Vân. Hiện nay, sự sụt giảm về số lượng chim yến trong tự nhiên trên địa bàn xã Phước Thuận và một số xã khác đã đến mức báo động.
Cụ thể, qua khảo sát trong 3 năm gần đây, sản lượng chim yến của trên 300 hộ nuôi trên địa bàn huyện Tuy Phước đã suy giảm gần một nửa. Điều đáng nói là việc bắt chim yến mẹ gây ra hậu quả lớn hơn bởi chim mẹ bị bẫy bắt không về tổ được, chim non trong tổ ở nhà không được mẹ chăm sóc, mớm mồi nên sẽ bị chết.
Ông Trần Văn Ơi đề nghị: "Giá trị kinh tế của chim yến đem lại là không nhỏ. Trớ trêu là giá trị thương phẩm chim yến bị săn bắt chỉ khoảng từ 2.000-4.000 đồng/con, nhưng các đối tượng vẫn lén lút săn bắt và hủy diệt, bất chấp các quy định của pháp luật về bảo tồn và phát triển chim yến. Trong khi nếu bảo vệ tốt, mỗi năm, mỗi cặp chim yến có thể mang lại giá trị kinh tế tới cả triệu đồng nhờ khai thác tổ. Do vậy, tôi nghĩ chính quyền các địa phương trong tỉnh cần sớm có động thái tích cực, ngăn chặn triệt để tình trạng săn bắt chim yến trái phép để bảo vệ môi sinh và lợi ích kinh tế của loài chim quý đem lại cho địa phương".
Theo Công ước CITES, chim yến là động vật hoang dã quý hiếm, cần được bảo tồn và phát triển. Tại Việt Nam, chim yến thuộc nhóm IIB trong Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm. Hơn nữa, để bảo vệ loài chim yến, UBND tỉnh Bình Định đã ban hành văn bản số 376/UBND-KT ngày 20/1/2021 yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công an tỉnh Bình Định, UBND các huyện, thị xã, thành phố tăng cường các giải pháp chấn chỉnh hoạt động săn, bẫy chim yến.
Mặc dù pháp luật đã quy định rõ về bảo vệ chim yến cũng như hình thức xử phạt đối với các hành vi săn bắt, giết, nuôi, nhốt, vận chuyển, buôn bán trái phép chim yến, nhưng không ít nơi trên địa bàn tỉnh Bình Định, chính quyền địa phương chưa thật sự vào cuộc nên đến nay tình trạng săn bắt chim yến và các loài chim hoang dã trong tỉnh vẫn diễn ra khá phổ biến.
Giải pháp cấp bách để ngăn chặn nạn săn bắt chim yến hiện nay đòi hỏi các cơ quan chức năng của tỉnh Bình Định cần sớm có biện pháp quản lý, ngăn chặn, kiểm tra, xử lý thường xuyên hơn nạn bẫy bắt chim yến; tổ chức tuyên truyền, vận động người dân không được bẫy bắt chim yến để phóng sinh hoặc bán cho các nhà hàng, quán nhậu
Công an Thừa Thiên-Huế "đánh mạnh" tội phạm lợi dụng dịch bệnh hoạt động Chỉ trong vòng 1 tháng qua, Công an tỉnh Thừa Thiên-Huế đã liên tục triệt phá, đấu tranh làm rõ gần 100 vụ án, chuyên án với các loại tội phạm, như trộm cắp, cướp và cướp giật tài sản; tàng trữ trái phép chất ma túy; lừa đảo qua mạng, lừa đảo bán suất tiêm vaccine ngừa COVID-19; cho vay nặng lãi....