Đắm mình trong xứ sở thần tiên tại Thung lũng các loài hoa
Đến với vườn quốc gia Thung lũng các loài hoa,du khách sẽ choáng ngợp trước vẻ đẹp rực rỡ của vô vàn những loài hoa nở ngay giữa ngọn núi cao nhất thế giới.
Đây là một thung lũng tuyệt đẹp nằm cách thủ đô Delhi 595 km, ở phía Tây khu bảo tồn Nanda Devi, bang Uttarakhand của miềna Bắc Ấn Độ. Bạn có thể bay từ New Delhi đến sân bay Jolly Grand Airport hoặc di tàu tới Rishikesh. Sau đó di chuyển tới Thung lũng hoa.
Hình ảnh đẹp mê hồn tại Thung lũng của các loài hoa
Vào năm 1931, thung lũng này được phát hiện ra khi những nhà leo núi người Anh tình cờ bị lạc. Trải dài trên nền diện tích 87,5 km2, thung lũng nổi bật với những cánh đồng cỏ sinh thái và vô vàn loài hoa khoe sắc tuyệt đẹp, trong đó nhiều loài hoa còn có tác dụng chữa bệnh.
Theo thống kê nghiên cứu năm 1993 của Chandra Prakash Kala, một nhà thực vật học của Viện bảo tồn động thực vật hoang dã Ấn Độ, có khoảng 520 loài thực vật núi cao trong đó có 498 loài có hoa ở nơi đây. Rất nhiều nhà thực vật học đến đây hằng năm để nghiên cứu về sức dẻo dai chống chọi lại khí hậu khắc nghiệt của các loài hoa.
Thảm hoa bao bọc cả sườn đồi
Từ giữa tháng 7 đến giữa tháng 8 là khoảng thời gian lý tưởng nhất cho du khách đến tham quan. Khi nắng ấm bắt đầu đánh thức mùa hoa huệ, cúc vạn thọ, anh túc, loa kèn, đỗ quyên…nơi này bỗng chốc trở thành trốn thần tiên, ngập tràn sắc màu. Cũng bởi vậy mà người dân địa phương thường truyền nhau rằng đây là nơi sinh sống của các nàng tiên.
Thung lũng hoa là điểm đến hấp dẫn mọi du khách khi tới Ấn Độ
Video đang HOT
Từ sau tháng 8, cả thung lũng xanh bạt ngàn bắt đầu trải qua sự thay đổi của thời tiết, dần ngả sang màu vàng úa, báo hiệu các loài hoa kết thúc vòng đời của mình.
Ngoài hoa cỏ xinh đẹp, nơi đây còn là nhà của nhiều loại động vật và côn trùng, trong đó có nhiều loại động vật quý hiếm như: đại bàng vàng Himalaya, kền kền, cừu xanh, sơn dương, báo tuyết, cáo đỏ, voọc, gấu Himalaya, các loài bướm…
Thung lũng hoa bao bọc cả sườn đồi
Thời điểm ấn tượng nhất trong năm là khoảng thời gian từ giữa tháng 7 đến giữa tháng 8 hành năm
Từ sau tháng 8, cả thung lũng dần ngả sang màu vàng úa báo hiệu sự kết thúc vòng đời
Vẻ đẹp hoang sơ của nhiều loại hoa
Vườn quốc gia chỉ mở cửa vào mùa hè từ tháng 6 đến tháng 10 hàng năm (từ 6h sáng đến 6h tối), vì khoảng thời gian còn lại vườn quốc gia phần lớn bị bao phủ bởi tuyết. Giá vé vào cửa cho khách nước ngoài khoảng 600 rupees (12 USD/3 ngày, 5 USD/ngày).
Với phong cảnh nhẹ nhàng mang vẻ đẹp tự nhiên của các loài hoa, Thung lũng hoa thực sự là một điểm đến tuyệt vời khiến bất kì du khách nào tới đây cũng phải say lòng với nó.
Theo BĐT Gia Đình VN
Truyền thuyết tình yêu ở Cửu Trại Câu
Vẻ đẹp dường như chỉ có ở trong truyện cổ tích lại hoàn toàn có thực ở Cửu Trại Câu.
Người ta thường nghĩ những xứ sở thần tiên chỉ có trong truyện ngụ ngôn, hay trong giấc mơ hoang đường. Nhưng vẻ đẹp thần tiên ở Cửu Trại Câu (thung lũng Jiuzhaigou) ở Trung Quốc là có thực, luôn hấp dẫn du khách khi ghé thăm.
Nằm ở Nam Bình cách thành phố Thành Đô (tỉnh Tứ Xuyên) khoảng 450 km về phía bắc, tên Cửu Trại Câu gắn liền với sự tồn tại của 9 ngôi làng có nguồn gốc từ Tây Tạng, luôn được coi là nơi linh thiêng và là nguồn nước chính cho người dân Tây Tạng.
Màu sắc như trong bức tranh thủy mặc.
Cửu Trại Câu là một kiệt tác của thiên nhiên mang vẻ đẹp thơ mộng chốn thần tiên. Nơi đây có rừng cây tươi tốt, có núi thiêng được bao phủ bởi màu tuyết trắng, có hồ nước xanh, thác nước. Bạn cũng thể tìm hiểu những phong tục dân gian của người Tây Tạng và người dân tộc Trung Quốc khi đến đây.
Truyền thuyết kể lại, trước đây, có một vị thần núi tên là Dago phải lòng nữ thần Semo, vì lòng yêu mến ông đã tặng chiếc gương được làm từ gió và mây cho nữ thần. Thật không may, ma quỷ xuất hiện và gây khó khăn cho nữ thần Semo. Vô tình, nữ thần Semo đã làm gương rơi xuống đất vỡ thành 108 mảnh, từ những mảnh vỡ của chiếc gương đã biến thành hồ nước với 108 màu sắc. Người dân địa phương nơi đây gọi là hồ Haizi.
Ngoài những cảnh quan thiên nhiên thơ mộng, nơi đây còn có rất nhiều động thực vật. Rừng tự nhiên với diện tích gần 30.000 ha, có 2.576 loài thực vật bậc cao (trong đó có 24 loài thực vật nằm trong danh sách được bảo vệ ) và hơn 400 loài thực vật bậc thấp (212 loài tảo). Sự phong phú thực vật cung cấp một môi trường sống cho các động vật hoang dã. Động vật ở đây có 170 loài xương sống, 141 loài chim và 17 loài động vật quý hiếm. Trong các loài động vật quý hiếm, gấu trúc khổng lồ, takins và khỉ vàng xếp vào hàng thứ nhất. Xếp hạng thứ hai là gấu trúc nhỏ, marmots và cừu xanh.
Thung lũng được bao phủ bởi tuyết.
Cửu Trại Câu có diện tích hơn 600 km2, gồm ba thung lũng chính: thung lũng Shuzheng, Rize và Zechawa. Chúng ta không thể tin rằng nơi đây có quá nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp đến mê hồn. Mùa đông, thác nước Hồ Panda ở Cửu Trại Câu có sự suy giảm vì nước đóng thành những tảng băng trong suốt. Nơi đây có các bãi đá lớn và rừng tre rộng lớn là thức ăn ưa thích của gấu trúc.
Những con gấu trúc ở Cửu Trại Câu.
Trong lịch sử, thung lũng này là nơi sinh sống của một số bộ tộc người Tây Tạng và người dân tộc thiểu số ở Trung Quốc, điều này sẽ giúp du khách có cơ hội tìm hiểu thêm về cuộc sống, văn hóa độc đáo của người dân địa phương. Đặc biệt du khách còn được tham gia vào các màn trình diễn cuộc sống về đêm của Tây Tạng và người Qiang, thưởng thức một số món ăn địa phương.
Phí vào cửa:
- Mùa cao điểm: 7h - 19h từ ngày 1/4 đến 15/11, giá vé 310 nhân dân tệ (hơn 1 triệu đồng).
- Mùa thấp điểm: 8h - 18h từ ngày 16/11 đến 31/3, giá vé 160 nhân dân tệ (hơn 500.000 đồng)
Có xe buýt phục vụ khách du lịch mùa hè.
Theo BĐT Tiền Phong
Everest - đỉnh núi không thể bị chinh phục năm 2015 Từ 2013 trở về trước, hàng trăm người chinh phục được đỉnh Everest mỗi năm. Tuy nhiên, kể từ sau vụ lở tuyết giết chết 24 người vào tháng 4/2015, Everest dần trở thành điểm đến bất khả chinh phục trên thế giới. Lần đầu tiên kể từ năm 1974, năm 2015 là năm không một ai thành công chạm đến nóc nhà...