Dầm mình dưới biển nửa ngày cào nghêu ở Cần Giờ
Giữa trưa nắng gắt trên bãi biển Cần Giờ (TP HCM), hàng trăm người dầm mình trong nước khoảng 4-6 giờ để mò, cào nghêu mưu sinh.
Những ngày này, mỗi sáng khi nước triều rút, khoảng 200 người chuyên cào nghêu thuê ở xã Long Hòa, huyện Cần Giờ (TP HCM) bắt đầu ra bãi biển mưu sinh. “Thời điểm bắt nghêu tùy thuộc vào con nước lên xuống, có ngày 8h, cũng có khi 4h, chúng tôi đã phải dậy cào”, ông Nguyễn Văn Thắng, người cao nghêu gần 20 năm ở ấp Long Thạnh, xã Long Hoa, cho biết.
“Mùa này nắng dữ lắm, gió biển ở đây rất gắt nên bà con đều phải che kín mặt khi làm”, chị Hồ Thị Chum nói.
Bà Nguyễn Thị Lan (60 tuổi) dầm mình dưới nước biển để mò bắt nghêu. “Hai vợ chồng tôi cào nghêu nuôi con tật nguyền hơn 20 năm nay rồi. Ngày hên thì kiếm được 200.000 đồng nhưng có bữa chỉ được vài chục nghìn thôi”, bà tâm sự.
Theo kinh nghiệm của những người cào nghêu ở xã Long Hòa, nghêu thường tập trung ở vùng nước xâm xấp, khi đó chỉ cần dùng tay và chân sục xuống lớp cát là có thể bắt được.
Video đang HOT
“Với người có sức khỏe có thể cào tối đa được 40 kg nghêu, tương đương 200.000 đồng, còn người bình thường có thể cào khoảng 10-12 kg”, bà Hồ Thị Đen nói.
Ở khu vực nước triều đã rút cạn, người lao động sử dụng phương pháp cào khô bằng cách lấy niềng cào rồi lượm nghêu lẫn trong cát. “Cào khô tuy bắt được ít nghêu nhưng bù lại mình không phải dầm nước, tốn sức lực”, ông Võ Quang (ngụ ấp Long Thạnh) giải thích.
Ông Tạo Quách Mỵ (63 tuổi, ấp Long Thạnh) cho biết đã làm nghề bắt nghêu hơn chục năm nay. “Tôi không có con cái, nhà cửa thuê mướn nên ở tuổi này vẫn phải ráng đi cào để sống qua ngày”, ông Mỵ nói.
Bàn tay chai sần của ông Mỵ sau 4 tiếng cào nghêu.
Khoảng 12h trưa, những người cào thuê tập trung tại một khu vực khô ráo để chủ bãi nghêu thu gom và trả tiền công.
Nghêu được rửa sạch rồi vận chuyển lên tàu và đưa đi tiêu thụ tại các chợ ở TP HCM , Hà Nội và các tỉnh lân cận như Long An, Đồng Nai.
Ông Lê Trung (ở ấp Đồng Hòa, xã Long Hòa) thu gom giúp vợ những vật dụng cào nghêu trước khi về nhà nghỉ ngơi. “Bà xã tôi đi cào nghêu, còn tôi đi biển để kiếm sống qua ngày. Mấy bữa nay trời gió quá nên đi biển không được. Ở tuổi này cũng muốn nghỉ ngơi nhưng vì miếng cơm manh áo nên hai vợ chồng cùng ráng”, ông Trung nói.
Phút nghỉ ngơi của những người cào nghêu thuê (quê ở Long An, Bến Tre và Tiền Giang) tại dãy nhà trọ.
Theo thống kê của UBND xã Long Hòa, toàn xã hiện có hơn 200 ha nuôi nghêu, đã tạo công ăn việc làm hơn 570 lao động, trong đó có 250 người tại địa phương, số còn lại đến từ các tỉnh miền Tây.
Thành Nguyễn
Theo VNE
Tàu hàng đâm chìm sà lan trên biển Cần Giờ, nữ thuyền trưởng mất tích
Trong lúc di chuyển trên biển Cần Giờ, tàu hàng quốc tịch Panama đã đâm chìm 1 chiếc sà lan khiến thuyền trưởng sà lan mất tích.
Chiều 17/11, Thượng tá Nguyễn Hữu Lợi, Chính trị viên Hải đội 2, Bộ đội biên phòng TPHCM cho biết, khoảng 9h45 phút sáng 17/11, trên vùng biển Cần Giờ đã xảy ra vụ tai nạn đường thủy khiến 1 người mất tích.
Theo đó, thời điểm trên, tàu hàng SEIYO HRMONY quốc tịch Panama đang di chuyển trên biển Cần Giờ, đoạn qua khu vực sông Thị Vải (xã Thạnh An, huyện Cần Giờ, TPHCM) thì va vào sà lan biển số VL 9009 khiến chiếc sà lan bị chìm.
Một vụ chìm tàu trên biển Cần Giờ (ảnh minh họa)
Thời điểm xảy ra tai nạn, trên sà lan VL 9009 có 2 người gồm thuyền trưởng Bùi Thị Bích Vân (51 tuổi, quê Vĩnh Long) và máy trưởng là ông Nguyễn Bá Việt (51 tuổi). Trong đó ông Việt đã được cứu sống, bà Vân đang mất tích.
Đến chiều cùng ngày, các lực lượng gồm Biên phòng, Cứu hộ cứu nạn TPHCM, cứu nạn hàng hải và huyện đội Cần Giờ vẫn đang nỗ lực tìm kiếm người mất tích.
Đình Thảo
Theo Dantri
95.000 tấn muối tại Cần Giờ đã được đăng ký mua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP.HCM cho biết đã có 9 doanh nghiệp đăng ký mua toàn bộ 95.000 tấn muối còn lại của diêm dân huyện Cần Giờ. Diêm dân xã Lý Nhơn, huyện Cần Giờ kiểm tra muối trước khi thu hoạch. Ảnh: Hồng Nhung/TTXVN Sau gần một tháng triển khai chính sách hỗ trợ tiêu thụ muối...