Đam mê nghề nhà giáo, nam sinh “chơi lớn” đăng ký hẳn 122 nguyện vọng
Có thể nói, với đa số các bạn học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường đại học chính là một đích đến.
Bởi cánh cửa đại học chính là một bước đệm giúp việc chạm đến công việc trong mơ một cách dễ dàng hơn.
Chính vì vậy, bên cạnh việc chuẩn bị kiến thức đủ sâu rộng để bước vào kỳ thi THPT QG, các bạn học sinh còn có xu hướng đăng ký nguyện vọng nhiều nhất có thể. Với tâm lý “rớt trường này thì còn trường khác”, có một số trường hợp đăng ký nguyện vọng lên tới con số hàng trăm, kéo theo đó là những vấn đề “dở khóc dở cười”.
Cánh cửa đại học chính là đích đến của đa số các bạn học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường. (Ảnh minh hoạ: Thanh Niên)
Nam sinh Thành phố Hồ Chí Minh đăng ký 122 nguyện vọng
Báo Dân Việt đưa tin, trong kỳ thi THPT QG 2022 vừa qua, nam sinh Nguyễn Chí Hưng (2004, TP Hồ Chí Minh) đã đăng ký số nguyện vọng lên tới 122. Chia sẻ về lý do đưa ra quyết định này, Chí Hưng bộc bạch cùng Dân Việt: “Lúc đầu, em chưa dám đăng ký như vậy nhưng có một lý do khiến em thay đổi. Khóa 2k4 chúng em có một thiệt thòi là không được về trường cấp 3 để dự buổi lễ khai giảng cuối cùng. Em có hỏi thông tin về việc có thể đến trường dự khai giảng năm tới được không và biết là do trường ít chỗ ngồi cũng như dịch bệnh nên chỉ có những thủ khoa đầu vào các trường đại học mới được mời”. Chính vì lẽ đó, Chí Hưng đã quyết tâm học tập để trở thành thủ khoa của một ngành học thuộc trường đại học bất kỳ để được quay về trường cũ dự buổi lễ khai giảng cuối cùng.
Nguyễn Chí Hưng – nam sinh đã đăng ký 122 nguyện vọng đại học. (Ảnh: Dân Việt)
Được biết, nam sinh này đã đăng ký 122 nguyện vọng để xét tuyển cho 2 khối là C00 và C19. Với khối C00, Chí Hưng đạt 26,25 – một số điểm khá cao để có thể xét tuyển vào nhiều trường đại học mà nam sinh mong muốn. Còn với khối C19, Chí Hưng đạt 24 điểm, vậy nên số nguyện vọng dành cho khối C00 được cậu bạn đăng ký nhiều hơn khối C19.
Đăng ký nguyện vọng là việc vô cùng quan trọng với các sĩ tử. (Ảnh minh hoạ: Học Mãi)
Việc đăng ký nhiều nguyện vọng cũng đem lại cho Hưng không ít khó khăn. Trao đổi với Dân Việt, nam sinh cho biết: “Em cũng rất băn khoăn vì mình đăng ký quá nhiều nguyện vọng. Sau khi nghe nói nguyện vọng nào thanh toán mới được xét tuyển, em cũng đã yên tâm hơn. Lúc chốt nguyện vọng, em gọi lên tổng đài thì được biết phải thanh toán tất cả các nguyện vọng đăng ký em mới giật mình”.
Điểm thi của Hưng. (Ảnh: Dân Việt)
Video đang HOT
Với số nguyện vọng lên tới 122 trong đó có 83 nguyện vọng xét điểm thi THPT QG, tổng số tiền mà Hưng phải thanh toán là 1,66 triệu đồng. Tuy nhiên với hoàn cảnh: bố làm thợ cắt tóc và cũng chính là trụ cột chính của gia đình, kinh tế không mấy khá giả. Chính vì vậy, Hưng không dám ngỏ ý xin tiền bố mà đành ngậm ngùi nuôi suy nghĩ sẽ mượn tiền và đi làm dần để trả nợ. “Cô giáo chủ nhiệm lớp 11 của em biết chuyện và bảo cho em 500.000 để thanh toán. Em cảm thấy rất ngại. Em từng nghĩ đây chính là việc dại dột nhất em từng làm”, Hưng chia sẻ cùng Dân Việt.
Dành tình yêu đặc biệt cho ngành Sư phạm
Sở dĩ Hưng đăng ký nhiều nguyện vọng xét tuyển đại học vì bản thân nam sinh dành tình yêu đặc biệt cho ngành giáo dục. Hưng cho hay, các nguyện vọng của mình chủ yếu tập trung vào ngành Giáo dục Đặc biệt, Sư phạm Lịch sử, Địa lý và Ngữ văn. Các trường Hưng đăng ký là Trường Đại học Sư phạm TP.HCM, Trường Đại học Sài Gòn, Trường Đại học Thủ Dầu Một và Trường Đại học Đồng Tháp.
Tổng nguyện vọng mà Hưng đã đăng ký trên hệ thống. (Ảnh: Dân Việt)
“Ước mơ lớn nhất của em là trở thành giáo viên dạy trẻ đặc biệt. Em từng tiếp xúc với những đứa trẻ khuyết tật và rất yêu các bạn. Em xem video trên YouTube, thấy các thầy cô dạy các bạn, em được truyền cảm hứng rất nhiều”, Hưng nói cùng Dân Việt.
Những tưởng chặng đường chạm đến ước mơ của Hưng sẽ gặp nhiều khó khăn do số tiền đăng ký nguyện vọng. Nhưng may mắn thay, đến ngày 22/8, Bộ GDĐT thông báo mở lại hệ thống đăng ký nguyện vọng. Chính vì vậy, Hưng có cơ hội xoá bỏ bớt những nguyện vọng mà bản thân không đặt mục tiêu cao. Được biết, Hưng đã xoá bớt 47 nguyện vọng, trong đó chỉ có 7 nguyện vọng phải thanh toán lệ phí. Như vậy, Hưng chỉ mất 140.000 đồng.
May mắn thay, hệ thống đã được mở để thay đổi số nguyện vọng nên Hưng có cơ hội “sửa sai”. (Ảnh: Dân Việt)
Về thành tích học tập của Chí Hưng, được biết năm lớp 9, Hưng đạt giải Ba Hội thi Sáng tác Văn học dành cho đội viên, thiếu nhi TP.HCM năm 2018; giải Nhì Hội thi Sáng tác Thơ văn Ước mơ Hồng quận 9; giải khuyến khích Hội thi Sáng tác Văn học dành cho Đội viên, thiếu nhi TP.HCM năm 2019. Bên cạnh đó, năm lớp 11, Hưng cũng đã đạt Huy chương đồng kỳ thi Olympic cấp thành phố môn Địa lý và giải Nhì kỳ thi Học sinh giỏi cấp thành phố môn Lịch sử.
Đăng ký 103 nguyện vọng để chắc suất vào đại học
Cách đây không lâu, người dùng mạng xã hội cũng đã xôn xao trước thông tin một sĩ tử 2k4 đã “chơi lớn” khi đăng ký hẳn 103 nguyện vọng. Số lượng nguyện vọng “khủng” của thí sinh này đã khiến mạng xã hội “dậy sóng” và không ít người “dở khóc dở cười”. Được biết, năm nay, lệ phí đối với các nguyện vọng có sử dụng xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT có mức phí là 20.000 đồng/nguyện vọng. Như vậy, thí sinh này sẽ phải bỏ ra hơn 2 triệu đồng cho 103 nguyện vọng.
Tổng số nguyện vọng mà sĩ tử này đã đăng ký lên tới 102. (Ảnh Fanpage Lụm nhặt)
Trên các diễn đàn dành cho học sinh sinh viên, có nhiều ý kiến cho rằng việc làm của bạn trẻ này vừa lãng phí tiền vừa mất thời gian. Đăng ký hơn 100 nguyện vọng cũng đồng nghĩa với việc thí sinh này có phần tuyệt vọng, mất niềm tin vào bản thân. Song một số người cũng cho rằng đây là quyền tự do cá nhân, thí sinh có quyền được lựa chọn và đăng ký theo sở thích của mình. Để “chống trượt” và an tâm thì làm như thế không có gì là sai.
Nhiều người đã để lại bình luận dưới hành động đăng ký nguyện vọng “số lượng lớn” của sĩ tử. (Ảnh chụp màn hình FB)
Việc đăng ký một số lượng lớn nguyện vọng một phần nào phản ánh tâm lý lo lắng của các bạn thí sinh thi THPT QG. Tuy nhiên, trong quá trình đăng ký nguyện vọng, các bạn học sinh nên tham khảo ý kiến của những người đi trước để tránh phải chi quá nhiều tiền. Còn bạn, bạn nghĩ sao về các trường hợp trên? Chia sẻ bên dưới phần bình luận nhé!
Thời gian đăng ký xét tuyển đại học năm 2022 đã chính thức kết thúc. Theo như quy định của Bộ GD&ĐT, từ ngày 21/8 đến 17h ngày 28/8, thí sinh cần thực hiện nộp lệ phí đăng ký xét tuyển theo hình thức trực tuyến. Bộ GD&ĐT sẽ phân chia lịch mở hệ thống thanh toán theo tỉnh/thành dựa trên phiếu đăng ký của thí sinh, đồng thời sẽ có các phương án hướng dẫn và hỗ trợ thí sinh nộp lệ phí xét tuyển trên hệ thống. Dự kiến trước 17h ngày 17/9, điểm chuẩn đại học 2022 và kết quả xét tuyển sẽ được các trường Đại học, Cao đẳng lần lượt công bố.
Bé trai gào khóc chạy trốn bố sau phiên tòa ly hôn: Con có được chọn ở với cha hay mẹ?
Theo quy định, khi con đủ 7 tuổi trở lên có thể bày tỏ nguyện vọng được sống cùng cha hoặc mẹ tại phiên toà ly hôn.
Song, "nguyện vọng" của con chỉ là điều kiện để xem xét chứ không quyết định sẽ giao cho cha hay mẹ nuôi dưỡng.
Mới đây, trên các trang mạng xã hội chia sẻ đoạn clip ghi lại hình ảnh tranh giành con nhỏ mặc đứa bé gào khóc, giãy giụa đòi theo mẹ sau một phiên tòa ly hôn khiến người xem không khỏi đau lòng, xót xa cho cháu bé.
Hình ảnh và thông tin trên các trang mạng xã hội.
Được biết, một cặp vợ chồng ở Thái Bình đã có 2 con chung nhưng do mâu thuẫn không thể hàn gắn, họ ra Tòa ly hôn. Tòa phán quyết con gái lớn theo mẹ và con trai nhỏ khoảng 4-5 tuổi sẽ theo bố.
Trao đổi với PV Infonet về vấn đề nêu trên, luật sư Hoàng Tùng - Trưởng VPLS Trung Hòa (Hà Nội) cho biết: "Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Toà án.
Xét về hậu quả pháp lý, việc ly hôn chỉ làm chấm dứt quan hệ hôn nhân giữa vợ chồng nhưng không đương nhiên làm chấm dứt quan hệ cha, mẹ và con, bởi lẽ quan hệ cha mẹ và con không hình thành dựa vào quan hệ, tình trạng hôn nhân giữa cha mẹ.
Khi ly hôn, giữa cha, mẹ và con vẫn tồn tại các quyền và nghĩa vụ theo quy định của Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014. Tuy nhiên, do quan hệ hôn nhân giữa vợ chồng chấm dứt nên kéo theo sự thay đổi nhỏ: con cái sẽ không thể ở chung cùng cha mẹ trong một nhà như trước kia.
Khoản 2 Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định, vợ, chồng thoả thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con. Nếu không thoả thuận được thì Toà án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi, căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con, nếu con từ đủ 7 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con".
Cảnh bé trai gào khóc giãy giụa chạy trốn bố.
"Những hình ảnh trong đoạn clip được ghi lại trên khiến cho cá nhân tôi cũng như những người đã làm cha mẹ nói chung không khỏi đau lòng và xót xa.
Theo thông tin được chia sẻ, sau khi phiên toà ly hôn kết thúc, bé trai được giao cho người bố nuôi dưỡng.
Như vậy, có thể trước đó vợ chồng đã thoả thuận được người trực tiếp nuôi con là người bố. Hoặc do việc thoả thuận không thành, Toà án đã căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của bé trai để quyết định giao cho người bố nuôi dưỡng.
Theo thông tin chia sẻ trên mạng xã hội thì bé trai 7 tuổi, nhưng không nói rõ, chính xác là đã đủ 7 hay chưa. Nếu đã đủ 7 tuổi trở lên, bé có thể bày tỏ nguyện vọng được sống cùng cha hoặc mẹ tại phiên toà ly hôn. Việc lấy ý kiến của con cái là cần thiết khi cha mẹ ly hôn.
Ly hôn có thể là cách để giải quyết, chấm dứt mâu thuẫn giữa vợ và chồng, nhưng chính điều này vô hình trung lại khiến cho những đứa con rơi vào trạng thái hoang mang, lo lắng và sợ hãi, đó chính là lúc chúng bị mất đi điểm tựa quan trọng nhất: mái ấm gia đình - nơi hình thành, nuôi dưỡng và phát triển nhân cách của một con người, có hệ luỵ đối với sự phát triển của tâm sinh lý đứa trẻ sau này.
Tuy nhiên, theo quy định pháp luật hiện hành, "nguyện vọng" của con từ đủ 7 tuổi trở lên không phải là yếu tố quyết định đứa trẻ này sẽ được giao cho ai nuôi dưỡng, mà chỉ là điều kiện để Toà án "xem xét", dẫn đến thực tế, con có thể có nguyện vọng ở với mẹ nhưng Toà lại quyết định giao cho bố và ngược lại.
Để có thể thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn, cha, mẹ hoặc một số cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều 84 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có thể gửi yêu cầu đến Toà án.
Song, ngoài điều kiện về người yêu cầu thì cũng cần đáp ứng được một số điều kiện được quy định tại Điều 84 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 để thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn", luật sư Hoàng Tùng phân tích.
Tranh cãi cô gái đòi mẹ mua điện thoại 30 triệu dù nhà hoàn cảnh Khi cuộc sống ngày càng hiện tại, tân tiến hơn thì việc sở hữu một chiếc điện thoại thông minh là điều bình thường. Thế nhưng dùng điện thoại nào cũng cần cân nhắc tài chính, hoàn cảnh chứ không nên đua đòi bất chấp chỉ vì người khác có thì mình cũng phải có. Mới đây, đoạn clip ghi lại hình ảnh...