Đam mê kinh doanh, cô gái quê Bắc Giang có thu nhập 100 triệu đồng/tháng từ năm 19 tuổi
“Tôi từng nhận công việc làm thêm với mức lương 25.000 đồng/giờ để đổi lấy kinh nghiệm cho ngành học của mình.
Thậm chí làm cộng tác viên bán hàng quần áo để có thể tiếp cận nguồn hàng và khởi nghiệp”.
Đó là chia sẻ của chị Trịnh Minh Hằng (SN 2000), quê Bắc Giang về quá trình khởi nghiệp và đạt được mức thu nhập lên đến 100 triệu đồng/tháng từ năm 19 tuổi của mình.
Chị Hằng cho biết, bản thân chị đã rất yêu thích công việc kinh doanh. “Tôi mê kinh doanh đến nỗi, ngày còn đi học cấp 1, cấp 2, được bố mẹ mua cho nhiều truyện tranh, thế là tôi nghĩ ngay đến việc cho các bạn cùng lớp thuê. Tôi hăng say cho thuê truyện đến nỗi cô giáo chủ nhiệm đã nhắc nhở và liên lạc với phụ huynh vì sợ ảnh hưởng đến việc học tập ở trường”, chị Hằng nói.
Nữ sinh quê Bắc Giang có thu nhập 100 triệu đồng từ năm 19 tuổi nhờ làm một lúc 3-4 công việc khác nhau.
Học hết cấp 3, thi đỗ vào Trường ĐH Kinh tế (ĐH Quốc gia Hà Nội), chị Hằng đã tự kiếm tiền bằng công việc đi gia sư. Là sinh viên trường chuyên, lớp chọn suốt 12 năm liền, cùng với sự tự tin, khả năng giao tiếp tốt, chị Hằng đã nhận được mức thù lao từ 200.000-250.000 đồng/buổi gia sư 2 tiếng.
Không những vậy, để đổi lấy kinh nghiệm cho ngành học của mình, chị Hằng còn xin làm nhân viên văn phòng bán thời gian tại một công ty về công nghệ thông tin với mức lương 25.000 đồng/giờ.
“Những việc tôi làm khi đó là nhập liệu, viết tin tuyển dụng đăng trên website của công ty, sàng lọc hồ sơ, gọi điện hẹn ứng viên… Sau 9 tháng đi làm, tôi học được rất nhiều thứ, từ cách giao tiếp với người lạ, kỹ năng viết lách, một vài công việc liên quan đến nhân sự cũng như chút ít ngôn ngữ lập trình IT…”, chị Hằng kể.
Video đang HOT
Với ngoại hình xinh xắn, chiều cao 1,72m nên chị Hằng đã nhận được nhiều hợp đồng làm mẫu ảnh, quảng cáo của các nhãn hàng.
Nhận thấy mình không phù hợp với công việc văn phòng, bàn giấy cũng như đã tích luỹ được kha khá kinh nghiệm, chị Hằng lại bắt đầu với công việc cộng tác viên bán hàng thời trang.
“Mình đã ấp ủ dự định mở một cửa hàng thời trang từ rất lâu rồi nhưng bản thân lại không có kinh nghiệm, không biết lấy nguồn hàng từ đâu, kinh doanh như thế nào, cách vận hành ra sao nên mình đã thử làm cộng tác viên”, chị Hằng bày tỏ.
Sau khi làm cộng tác viên trong khoảng 2 tháng, chị Hằng đã tách ra làm riêng và có những cộng tác viên của riêng mình.
Vừa đảm bảo công việc học tập vừa kinh doanh thêm mảng thời trang nữ, chị Hằng còn được một số đơn vị mời làm mẫu ảnh, nhận quảng cáo sản phẩm, tận dụng các nền tảng mạng xã hội như TikTok, Youtube, Instagram để kiếm tiền. Vì vậy, ở tuổi 19, chị Hằng đã có thu nhập trên 100 triệu đồng/tháng.
Hiện tại, chị Hằng đã sở hữu thương hiệu thời trang riêng của mình mà vẫn đảm bảo việc học tập ở trường ĐH.
Hiện tại, chị Hằng đang sở hữu kênh TikTok với hơn 700.000 lượt theo dõi, Instagram với 45.000 lượt theo dõi và kênh Youtube 50.000 lượt đăng kí. Đây cũng là kênh tiếp cận khách hàng, quảng cáo, marketing sản phẩm, hỗ trợ cho công việc của mình.
Chia sẻ về dự định của mình trong thời gian tới, chị Hằng cho biết sẽ phát triển mạnh hơn nữa các nền tảng mạng xã hội hiện tại của mình, đồng thời học thêm về đầu tư và có thể mở kết hợp vừa bán online vừa mở cửa hàng thời trang của riêng mình từ thương hiệu thời trang hiện tại.
Nữ điều dưỡng cắt mái tóc dài yêu thích, tình nguyện vào tâm dịch Bắc Giang
Để thuận tiện chăm sóc bệnh nhân F0 tại tâm dịch Bắc Giang, Phạm Thị Huế - nữ điều dưỡng Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh cắt mái tóc dài yêu thích của mình.
23 tuổi, lần đầu tiên Phạm Thị Huế (SN 1998), điều dưỡng viên tại khoa Hồi sức tích cực, chống độc - thận nhân tạo của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh để tóc tomboy tham gia chăm sóc, điều trị bệnh nhân F0 ở Trung tâm Hồi sức tích cực đặt tại Bệnh viện Tâm thần tỉnh Bắc Giang.
Gia đình Huế ở huyện Lục Nam (Bắc Giang) may mắn chưa ai phải đi cách ly nhưng những ngày làm việc ở Quảng Ninh, nữ điều dưỡng viên ấy vẫn luôn lo lắng, dõi theo tình hình dịch bệnh tại quê nhà. Huế luôn ấp ủ mong ước, được góp một phần sức lực nhỏ bé cho công cuộc chống dịch tại quê hương.
Huế quyết định cắt mái tóc dài để tiện chăm sóc bệnh nhân COVID-19.
Vì vậy, khi nhận được thông báo Quảng Ninh thành lập đoàn chi viện thứ 2, Huế xung phong và ghi tên trong danh sách người tham gia. Trước khi vào tâm dịch, Huế được tập huấn, tham gia các hoạt động phòng, chống dịch COVID-19.
" Trong khoa nhiều anh chị từng tham gia chống dịch chia sẻ, khi điều trị bệnh nhân COVID-19 nếu để tóc dài sẽ nóng và bất tiện. Ngày 2/6, em quyết định cắt tóc ngắn. Em thấy mình như một người khác. Lâu dần thành quen, mái tóc ngắn không còn lạ lẫm, thậm chí trông em năng động hơn. E m sẽ nuôi lại tóc dài sau khi đợt dịch kết thúc vì mọi người bảo, tóc dài hợp với em hơn", Huế cười nói.
Mái tóc dài gắn bó với Huế suốt thời gian dài.
Ngày 3/6, Huế cùng 19 cán bộ, y, bác sĩ (6 bác sĩ, 12 điều dưỡng, 2 kỹ thuật viên xét nghiệm) của Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển (TP Uông Bí); Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Bệnh viện Sản Nhi, Bệnh viện Bãi Cháy, Bệnh viện Đa khoa khu vực Cẩm Phả; Bệnh viện Đa khoa Cẩm Phả (Quảng Ninh) lên đường đến chi viện cho Bắc Giang. Trong số nhân viên y tế của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh, Phạm Thị Huế là người trẻ nhất khi mới 23 tuổi.
"Khi đăng ký tình nguyện đi chống dịch ở Bắc Giang em không thông báo cho gia đình vì sợ bố mẹ lo lắng. Lúc biết chuyện, bố mẹ không giận mà gọi điện động viên em cố gắng" , Huế nói.
Chiều 4/6, Trung tâm Hồi sức tích cực với quy mô 101 giường đặt tại Bệnh viện Tâm thần tỉnh Bắc Giang hoàn thiện sớm hơn dự kiến 1 ngày.
Ngày 5/6, cô gái nhỏ ấy với gương mặt xinh xắn ấy bắt tay vào công việc chăm sóc bệnh nhân F0 và khoác lên mình bộ quần áo bảo hộ trong tiết trời nắng nóng. Với Huế, cái nóng mà bản thân chịu không thấm vào đâu so với những cán bộ, y, bác sĩ trực tiếp tham gia lấy mẫu trong cộng đồng.
Mặc dù trông năng động hơn với kiểu tóc ngắn nhưng Huế vẫn quyết định nuôi tóc dài sau khi kết thúc chống dịch tại Bắc Giang.
Huế nhẩm tính, trong ngày 6/6, tầng trên của Trung tâm Hồi sức tích cực có 9 bệnh nhân, tầng dưới 6 bệnh nhân. Lượng bệnh nhân được đưa vào đây cách ly, điều trị chưa đông nhưng 2 ngày qua, được đứng chung chiến tuyến với các đồng nghiệp ở quê hương chống dịch COVID-19, Huế rất vui, những thấp thỏm trong Huế cũng vơi đi phần nào.
Cũng như những thành viên khác trong đoàn, quyết định chi viện đến Bắc Giang chống dịch của Phạm Thị Huế không ghi thời gian về. "Em chỉ mong dịch bệnh nhanh chóng được khống chế để cuộc sống người dân trở lại bình thường, em cùng các đồng nghiệp cũng trở về với guồng quay công việc của mình" , nữ điều dưỡng viên Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh chia sẻ.
Trong đợt dịch thứ 4, tỉnh Bắc Giang ghi nhận hơn 3.000 ca mắc COVID-19. Nhiều tỉnh, thành phố đã cử các đoàn y, bác sĩ tại các bệnh viện hay các cán bộ, giảng viên, sinh viên trường y lên đường chi viện cho tỉnh Bắc Giang để nhanh chóng khoanh vùng, khống chế được dịch bệnh tại đây.
F2 trốn cách ly, đi bộ 130km từ Bắc Giang về Quảng Ninh Sau khi trốn cách ly, Dũng đi bộ 130km trong 5 ngày từ Bắc Giang về Quảng Ninh, sau đó bị cơ quan chức năng TP Hạ Long đưa đi cách ly tập trung 21 ngày. Chiều 8/6, trả lời PV VTC News, bà Nguyễn Như Trang - Bí thư Đảng ủy phường Giếng Đáy (TP Hạ Long, Quảng Ninh) cho biết, cơ...