Đam mê dần lụi tàn nơi làng game Việt
Làng game Việt giờ đây đã rất khác so với gần 10 năm về trước, thời điểm mà những cái tên như Võ Lâm Truyền Kỳ trở thành hiện tượng.
Không riêng gì những game thủ kỳ cựu, bất kỳ ai khi có tuổi cũng thường nuối tiếc về quá khứ, tiếc cho những kỷ niệm đẹp đẽ với tựa game họ từng ngày đêm gắn bó. Ngày nay, mặc dù số lượng game online mua về nước nhiều không đếm xuể, nhưng cộng đồng game thủ vẫn luôn nhắc đến thời “cày kéo” Võ Lâm Truyền Kỳ (VLTK) hoặc Kiếm Thế như một kỷ niệm đẹp, trái ngược hẳn với sự nhạt nhòa với hàng loạt webgame 2D như hiện tại.
Dĩ nhiên, lòng mong mỏi một ngày cộng đồng người chơi cũng như thị trường game nước nhà sẽ lại nhiệt thành như xưa luôn tồn tại trong tâm khảm mỗi game thủ Việt, dù rằng trên thực tế thì điều đó gần như không thể.
Một thuở huy hoàng
Game online khởi đầu ở nước ta với các server MU Online lậu tràn lan cách đây khoảng 8, 9 năm, rồi sau đó thật sự bùng nổ khi VLTK ra đời vào năm 2005. Trò chơi này cũng làm nên thành công nhanh chóng của VinaGame (nay là VNG), đưa hãng từ một công ty không tên tuổi trở thành NPH lớn nhất nội địa. Để có được thành công đó, rõ ràng có sự đóng góp phần lớn từ cộng đồng game thủ.
“Thời đó chưa phổ biến Facebook hay các phương tiện liên lạc trao đổi với nhau ,mỗi lần săn boss chỉ có gọi nhau qua nick chat rồi săn xong boss thì chụp ảnh lại đăng lên blog. Nhớ lại mà thấy vui lắm. Chuyện thức đêm để săn boss hoặc pk đồ sát nhau chiếm bãi là chuyện thường tình. Rồi đến các lần offline, cả bang gần 30 mạng kéo nhau đi ăn uống, hát hò rồi ùa vào một quán net gần Tây Hồ để săn boss PK cùng nhau”, một game thủ lão làng tâm sự. Những hình ảnh trong miêu tả của anh như gợi lại cả một thời kỳ hoàng kim của game online tại Việt Nam.
Video đang HOT
Đúng là lúc bấy giờ, số lượng những người sở hữu đường truyền internet tại gia là rất ít. Hầu hết đều phải chung sống cùng anh em bang hội ngay tại những quán internet chậm chạp. Thế nhưng khó khăn ấy không thể ngăn cản người chơi gắn kết với nhau. Thậm chí nếu đã từng sống qua thời đó, chắc hẳn bạn vẫn còn nhớ nhiều cảnh ra hàng net và bắt gặp cả bang hội tụ tập hò hét, mỗi cá nhân đều gắn bó với nhau như huynh đệ thực sự.
“Nói đến đây tôi lại nghĩ về cộng đồng bang hội của game kiếm hiệp từ xưa là sống vì nhau, luôn tin tưởng nhau như vậy. Không biết nét đẹp đó có còn duy trì được đến ngày hôm nay không?”, tâm sự này dường như cũng là câu hỏi mà rất nhiều game thủ đang thắc mắc.
Đẹp đẽ, nhưng không thể trở lại
Vẫn biết và đồng ý rằng những ký ức như vậy là rất đẹp, rất lý tưởng và cũng cho thấy một cộng đồng game thủ Việt tràn trề nhiệt huyết. Thế nhưng sự thật là sau nhiều năm phát triển, làng game Việt khó có thể trở lại thời huy hoàng ấy. Nguyên nhân đến từ chính tốc độ phát triển quá nhanh của ngành công nghiệp trò chơi trực tuyến nước nhà.
Thứ nhất, phải biết rằng thời kỳ VLTK về Việt Nam thì đây là tựa game kiếm hiệp đầu tiên cập bến, nó mới mẻ với tất cả game thủ Việt. Mà cái gì mới cũng rất hấp dẫn, và thế là nhà nhà chơi VLTK, người người mê VLTK từ khi nào không hay. Ít ai biết rằng ở thời điểm đó thì VLTK không phải là trò chơi quá đột phá tại Trung Quốc, nó đột phá tại Việt Nam chủ yếu do bối cảnh mới mẻ. Thêm vào đó, khi VNG tung ra VLTK thì thị trường nội địa chỉ có vài ba sản phẩm, điều đó dễ dàng dẫn đến việc lượng người đổ vào chơi 1 game rất lớn. Mà một game nhiều người chơi, ít bị phân tán thì cộng đồng của nó sẽ trở nên chặt chẽ, tình cảm giữa các đồng đội cũng gắn kết và sâu sắc hơn.
Còn ngày nay, khi mà đếm sơ sơ tại Việt Nam cũng có đến hàng trăm MMO, trong đó số lượng game kiếm hiệp hay tiên hiệp chiếm không dưới 80% thì yếu tố mới mẻ bên trên chắc chắn đã hết. Cộng đồng game thủ từ đó bị phân tán, xé lẻ ra nhiều sản phẩm khác nhau dẫn tới việc ít gắn kết âu cũng là điều dễ hiểu. Chưa kể game mới mua về liên tục, tuổi thọ game cũ giảm xuống và suy nghĩ “có mới nới cũ” của game thủ hay tính chộp giật của một bộ phận các NPH lại càng khiến người ta hướng về phong cách chơi đầy tính cá nhân, chỉ biết mình chứ không biết người khác.
Như vậy, nếu muốn cộng đồng xôm tụ như xưa thì số lượng MMO trong nước phải bị đóng cửa 3/4. Đó là điều không thể xảy ra khi mà miếng bánh game online được hàng loạt doanh nghiệp chú ý tới và họ chẳng dại gì buông tay cho kẻ khác thu lời. Hoặc giả chăng cần có một thể loại mới hoàn toàn mà cực kỳ hấp dẫn về nước thì may ra mới thu hút được đông đảo người quan tâm, nhưng giả thuyết đó cũng khó mà hiện thực hóa.
Thứ hai, trước đây dưới thời VLTK hoặc MU thì cách chơi game rất khác bây giờ, chúng gần như hoàn toàn không có yếu tố auto và ngay cả cách xây dựng nhân vật cũng khó khăn chứ không có công thức sẵn như hiện tại. Ví dụ đơn giản như các kỹ năng thuộc các hệ khác nhau trong cùng một phái đôi khi có ảnh hưởng lớn đến nhau (ví dụ như các chiêu thức hỗ trợ côn, quyền của Thiếu Lâm sẽ tăng chí mạng cho hệ đao), và việc tăng điểm tiềm năng sao cho đúng lại là cả một nghệ thuật mà các game thủ VLTK thời kỳ đầu đã phải mày mò vô cùng vất vả.
Về sau này, trong các game kiếm hiệp thì tất cả những yếu tố khó nhằn ấy đã biến mất với mục đích đơn giản hóa tối đa lối chơi. Trang bị của mỗi nhân vật có thể nói là giống y như nhau. Những bộ trang bị đã ghi rõ ràng hệ phái, được tính toán để kích hoạt hết yếu tố ẩn. Hơn nữa, việc kiếm trang bị là vô cùng dễ dàng khiến đồ đạc cùng một thứ (chỉ khác cấp độ cường hóa).
Làng game Việt giờ đã khác xưa
Và cứ thế, sau vài năm trời bị “lười hóa” bởi gameplay dễ dàng và auto quá hiện đại thì game thủ Việt đã quên hẳn tính hấp dẫn của một MMO nhập vai thực sự. Đáng buồn nhất là thế hệ trẻ không có cơ hội tiếp xúc với cách chơi cũ, ngày càng phụ thuộc vào kiểu “ăn sẵn”. Đây cũng là lý do khiến chất lượng cộng đồng ngày một đi xuống, khi mà lớp sau không thể kế thừa lớp trước.
Nói chung, với tiến trình phát triển như hiện giờ thì gần như không có cơ hội để thời hoàng kim trở lại với game thủ nội địa. Mà tình trạng bi đát đó không phải chỉ có ở Việt Nam, nếu nhìn sang Trung Quốc thì nạn tung game ra vô tội vạ và cố tình mở server mới liên tục để vắt kiệt túi tiền khách hàng cũng diễn ra. Và câu trả lời cho vấn nạn trên chắc hẳn còn lâu mới tìm ra được.
Theo VNE
Lối đi nào cho những tựa game không cash shop
Thế nhưng, đổi lại sự công bằng đó thì dường như khó khăn lại "đổ" lên vai của NPH khi phải giải quyết bài toán"không Cash Shop". Vậy nguồn thu sẽ có từ đâu?
Những ngày gần đây, khi có webgame tung landing và lời khẳng định không Cash Shop cộng đồng game thủ Việt lại có dịp tranh luận về chủ đề Cash Shop trong game online. Rất nhiều game thủ tỏ ra hoài nghi rằng: liệu game không Cash Shop có thể "sống" được trong sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường Game Việt ở thời điểm hiện tại?
Cash Shop trong game.
Cash Shop là khái niệm dùng trong game online để chỉ cửa hàng vật phẩm ảo trong game. Người chơi dùng tiền thật quy đổi thành các loại tiền ảo trong game, mua những vật phẩm thiết yếu trong Cash Shop để phục vụ cho quá trình chinh phục vinh quang trong game. Việc mua bán này cũng chính là nguồn thu chính cho các NPH. Như vậy có thể nói, cash shop đóng một vai trò rất quan trọng trong game online đối với cả người chơi và NPH.
Tuy vậy, việc trong game có Cash Shop cũng đồng nghĩa với chuyện game thủ nào chịu chi nhiều hơn, mạnh tay hơn sẽ có được những ưu thế hơn hẳn những game thủ chơi miễn phí. Từ đó khoảng cách "giàu" - "nghèo" giữa các "đại gia" và các người chơi thường cũng tăng lên rất nhiều. Chính bởi lẽ đó mà Cash Shop thường bị coi là nhân tố làm mất cân bằng giữa các game thủ. Từ đó mà game không có Cash Shop đã dành được nhiều tình cảm của game thủ hơn khi nó dường như tạo được sự công bằng trong game tốt hơn.
Trong lịch sử thị trường game online Việt Nam, có thể kể tới một vài game được vận hành mà không có Cash Shop, điển hình như: Võ Lâm Truyền Kỳ, Tam Quốc Truyền Kỳ, Loong Online, Chinh Đồ 2... Không có Cash Shop đồng nghĩa với việc mang lại công bằng cho "dân nghèo" khi các đại gia không thể nhờ vào sự chênh lệch lợi thế do mạnh tay chi tiền mua vật phẩm. Và đó là cơ hội cho các game thủ được cạnh tranh một cách công bằng với nhau.
Thế nhưng, đổi lại sự công bằng đó thì dường như khó khăn lại "đổ" lên vai của NPH khi phải giải quyết bài toán"không Cash Shop". Vậy nguồn thu sẽ có từ đâu? Một trong những hình thức thu phí phổ biến đối với các game không Cash Shop đó là thu phí giờ chơi. Ngoài ra còn có các hình thức khác như tài khoản Vip, trả phí cho các hoạt động tăng tốc, giảm thời gian chờ... Thế nhưng, không phải NPH nào cũng có được thành công khi muốn "tạo sự công bằng cho game thủ".
Theo VNE
Game online mang chủ đề Kiếm hiệp vẫn luôn có sức hút rất lớn ở làng game Việt Khi Game online bắt đầu du nhập vào Việt Nam, dù trải qua nhiều giai đoạn, qua nhiều thời kỳ phát triển cũng như thay đổi diện mạo song sức hút của những tựa game online mang chủ đề kiếm hiệp vẫn luôn thu hút mọi người. Mà đỉnh cao có thể kể tới tựa game đình đám: Võ Lâm Truyền Kỳ. Tuy...