Đâm đuôi xe cùng chiều, nam thanh niên tử vong trên đường đi làm về
Vụ TNGT xảy ra tại huyện Vụ Bản (tỉnh Nam Định) khiến một nam thanh niên SN 1997 tử vong trên đường đi làm về.
Xe máy do Duy điều khiển trên đường đi làm về gặp tai nạn khiến nạn nhân tử vong
Sáng 18/7, trao đổi với PV Báo Giao thông, ông Phạm Văn Hưng, Chủ tịch UBND xã Yên Lợi (huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định) cho biết, tối qua (17/7), anh Đinh Công Duy (SN 1997, trú tại thôn Đồng Lợi, xã Yên Lợi) đã gặp TNGT và tử vong dù được đưa đi cấp cứu ở bệnh viện.
Theo đó, vào thời điểm trên, anh Duy (là công nhân giày da tại TP. Nam Định) điều khiển xe máy BKS 18D1 – 570.72 trên đường đi làm về, đến đoạn đường gần Bệnh viện huyện Vụ Bản (huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định) bất ngờ đâm vào đuôi xe máy đi cùng chiều.
Cú đâm mạnh khiến anh Duy bị ngã đập đầu xuống đường và bị thương được người dân đưa đi bệnh viện. Do vết thương quá nặng, anh Duy đã tử vong sau đó.
“Nạn nhân chưa lập gia đình, trước đi nghĩa vụ quân sự, sau khi xuất ngũ trở về làm công nhân giày da trên thành phố. Hiện, xác cháu Duy đã được bàn giao cho gia đình đưa về mai táng”, ông Hưng nói.
Nguyên nhân vụ TNGT đang được công an điều tra, làm rõ.
Video đang HOT
Theo Baogiaothong
Ám ảnh những ngày tiêu hủy lợn
Theo quy trình, khi tiêu hủy lợn, người ta kích điện cho chết, ném lợn xuống những hố chôn, phủ vôi bột trắng xóa và lấp đất. Nhưng khi phải hạ những con lợn xuống hố chôn, rất nhiều câu chuyện dở khóc dở cười đến không ngờ, làm cho những người làm công tác tiêu hủy phải nặng lòng.
Đừng nghĩ "ngu như lợn"
Trưởng thôn Địch Đình, xã Phương Đình (Đan Phượng, Hà Nội), ông Phạm Văn Hùng những ngày qua luôn tất bật với việc tiêu hủy lợn, một nhiệm vụ nặng nề và khó khăn nhất của ông trong suốt thời gian làm trưởng thôn. Ông thực sự bị ám ảnh khi hàng ngày phải đối mặt với cơ nghiệp của bà con trong thôn phải mang đi tiêu hủy.
Bà Thúy buồn bã bỏ ra ngoài để đoàn công tác tiêu hủy đàn lợn nhà mình. Ảnh: G.T
Ông Hùng nói: "Trước kia, chúng ta vẫn nói câu ngu như lợn, chỉ biết ăn thôi, nhưng thực sự khi đi tiêu hủy, có những con lợn mẹ nuôi lâu năm khôn lắm. Có con khi đuổi từ chuồng ra ngoài sân để chích điện, cứ ra đến cửa chuồng là nó nhất định dừng lại, mọi người phải trùm đầu nó dẫn đi, nhưng cứ đến cổng là lại quay về, lấy thân mình che hết cho đàn con. Khi người ta dùng kích điện kích chết những con lợn con thì chẳng ai đuổi, nó lững thững đi ra sân, tự nằm xuống để người ta chích điện chết".
Ông Hùng rất ám ảnh khi phải tiêu hủy những con lợn khôn như thế. Cũng vì tiêu hủy lợn, đã có người khi vào kích điện đã bị lợn tấn công làm bị thương ở tay, phải đi cấp cứu như trường hợp của ông Nguyễn Văn Thắng, ở thôn La Thạch, xã Phương Đình. Còn khênh lợn nhiều quá mà bị đau vai, đau lưng thì hầu hết cán bộ nào cũng phải trải qua.
Bà Lê Thị Thúy (47 tuổi, thôn Cổ Thượng) chỉ có 2 con lợn nái, trong đó có một nái đang nuôi con thì bị phát hiện nhiễm dịch tả lợn châu Phi. Khi đoàn công tác đến chuẩn bị nhiệm vụ tiêu hủy, bà Thúy xin giữ lại con nái đang mang bầu được gần 2 tháng để làm giống. Vì con này có tướng nuôi con khéo, đẻ không dẫm hay đè chết con. Tuyển được một con nái có tướng nuôi con khéo, vú đều cân đối khó lắm.
Trước sự khẩn khoản của bà Thúy, chị Thắm - cán bộ thú y xã Phương Đình giải thích: "Bác giữ lại thì chỉ lưu nguồn bệnh lâu trong chuồng mà thôi. Hôm nay không tiêu hủy thì con lợn nái đó sớm muộn cũng chết vì bệnh dịch tả không thể tránh được, lúc đó nhà bác không được hỗ trợ đồng nào, có khi còn bị phạt".
Nghe giải thích xong, bà Thúy lặng lẽ bỏ ra khỏi nhà, đứng dựa vào tường, mắt buồn rười rượi, lấy tay gạt nước mắt lăn dài trên gò má khô khốc.
Nhà thuần nông, tài sản duy nhất chỉ trông vào mấy lứa lợn nên bà chăm sóc những con nái rất chu đáo. Những con lợn nái cũng rất quấn quýt với bà. Nay vì bệnh mà phải tiêu hủy, thực sự bà đau và xót xa lắm.
Tình người trong bão dịch
Anh Trần Văn Tiến (thôn Địch Trong) thuộc hộ bị tiêu hủy 198 đầu lợn các loại nói: "Tôi đang nợ 800 triệu đồng tiền cám. Những chủ đại lý cám với tôi như anh em với nhau. Mình bị tiêu hủy lợn còn được kinh phí hỗ trợ của Nhà nước, còn họ thì không. Tôi đã nói rõ với anh em: Khi nào nhận được tiền hỗ trợ sẽ chia làm 3 phần, trả cho chủ cám một phần, một phần giữ lại để chi tiêu hàng ngày, còn một phần kinh phí nữa làm công tác mua con giống, lúc nào được phép thì chúng tôi tái đàn".
Chị Quyên nhận tiền hỗ trợ tiêu hủy lợn tại UBND xã. Ảnh: G.T
"Đã theo nghề chăn nuôi là không bao giờ bỏ, gắn bó với con lợn rồi thì dù có vinh nhục sao cũng phải theo" - đó là chia sẻ của những chủ chăn nuôi mà chúng tôi được trò chuyện trong đợt dịch này.
Anh Tiến chia sẻ thêm: "Mình thiệt hại ít, chứ anh em chủ các đại lý cám mới thiệt hại nhiều. Có những người cắm nhà, cắm cửa làm đại lý cám, vì các doanh nghiệp thức ăn chăn nuôi không cho ai chịu nợ nên họ đánh đổi cả cơ nghiệp vào làm cám. Mỗi kg cám họ chỉ được mấy nghìn đồng, nay gặp cơn bão dịch, nhiều người kiệt quệ. Mọi người chỉ biết động viên nhau vượt qua giai đoạn khó khăn vì dù lợn bị tiêu hủy hết nhưng không phải đã mất tất cả".
Những ngày này, cứ nghe thông tin lợn trong những gia đình khách hàng của mình bị dịch, anh Lê Văn Lịch (SN 1972, đại lý cám của xã Phương Đình) như ngồi trên đống lửa.
Anh Lịch cho biết: "Đã kinh doanh cám được 7 năm, tháng nào ít thì tiêu thụ khoảng 50 tấn, còn tháng nhiều lên đến 200 tấn. Tính đến thời điểm này, bà con đang nợ đọng đại lý hơn 2 tỷ đồng tiền cám, khả năng thu hồi là chưa khả thi, vì nhiều nhà đàn lợn đã bị dịch, có những gia đình nợ đến 270 triệu đồng tiền cám".
Với anh Lịch, từ nghề bán cám mà trở thành người nuôi lợn bất đắc dĩ, vì nhiều bà con mua cám xong không có tiền, nên trả nợ bằng lợn giống. Bây giờ đúng vào mùa dịch, đàn lợn gần trăm con nhà anh Lịch cũng đã đến thời kỳ xuất chuồng, không bán được, nên vợ anh ngày thịt vài con mang ra thị trấn Trôi, huyện Hoài Đức (Hà Nội) bán để gỡ gạc ít vốn.
Anh Lịch cho biết thêm: "Cũng may ngoài kinh doanh cám, tôi còn kinh doanh thêm quán cà phê nên vẫn có đồng ra đồng vào. Đàn lợn không bị nhiễm dịch nên túc tắc bán, dù bà con có nợ tiền tỷ vẫn vượt qua được".
Anh Lịch cũng không lo bà con không trả nợ "vì toàn người trong làng, trong xã cả, chỉ là lâu hay chóng thôi. Hết dịch bà con cứ tái được đàn là không lo vỡ nợ".
Chị Quyên - đại diện gia đình có lợn phải tiêu hủy ra UBND xã Phương Đình lấy số tiền 105 triệu đồng được Nhà nước hỗ trợ phân trần: "Em đi lấy cho bố, bình thường cầm số tiền lớn như này thì vui lắm, nhưng bố em xót của, buồn không đi lấy nên em đi ký thay. Chẳng biết số tiền này ông trả nợ cho ai trước nhưng có tiền là đã rất quý trong thời buổi dịch dã này".
Đi khắp một vòng quanh xã Phương Đình, đầu giờ chiều, chúng tôi trở lại UBND xã gặp bà Phạm Thị Thu - Phó Chủ tịch UBND xã. Điện thoại của bà cứ đổ liên hồi, các cuộc gọi về vẫn dồn dập báo tin tình hình lợn chết trong dân, công tác tổ chức tiêu hủy những đàn lợn. "Riêng xã tôi đã tiêu hủy 155 tấn lợn. Nếu cứ đà này có khi không còn cán bộ để huy động đi tiêu hủy, vì nhiều người đi đào hố chôn và kích điện cho lợn chết về bị ám ảnh. Đã có người phải xin nghỉ vài ngày mới tiếp tục công việc được".
Theo Danviet
Dân chen lấn đến ngất xỉu tại chợ Viềng "mua may, bán rủi" Ngay cổng chợ Viềng, mọi phương tiện đều đứng im tại chỗ, người dân chen lấn, xô đẩy. Nhiều người không chịu được sức ép khủng khiếp từ đám đông, đã ngất xỉu. Hàng ngàn người dân đã đổ dồn về phiên chợ "mua may, bán rủi" mua cây cảnh lấy may đầu năm. Đêm mùng 7 (tức ngày 11/2), rạng sáng mùng...