Đậm đà sắc màu văn hoá Nghĩa Lộ
Nếu ai từng một lần đặt chân đến Nghĩa Lộ, hẳn vẫn còn nhớ như in cảm giác được bồng bềnh trên quốc lộ 32 trải thảm giữa cánh đồng lúa Mường Lò bát ngát hương thơm, con suối Thia hiện ra với những thiếu nữ thái duyên dáng, nô đùa dưới làn nước trong xanh…
Chợ Mường Lò vẫn nhịp sống sôi động của một trung tâm thương mại phía tây của tỉnh song mang đậm văn hóa của một chợ vùng cao. Đêm về trong tiếng sáo, tiếng trống, tiếng chiêng: Những điệu xòe rộn ràng, uyển chuyển, say đắm đưa du khách bước vào ngày hội mới.
Thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái
Nằm ở phía Tây của tỉnh Yên Bái, Nghĩa Lộ được biết đến là mảnh đất thơ mộng, trữ tình, được bao bọc bởi dãy Hoàng Liên quanh năm mây trắng. Với dòng Nậm Thia, Nậm Đông, Nậm Tộc huyền thoại chảy quanh mang theo những phù sa màu mỡ bồi đắp thêm sự phì nhiêu của cánh đồng Mường Lò rộng lớn thứ 2 Tây Bắc. Nơi đây hội tụ 17 dân tộc cùng chung sống, trong đó dân tộc Thái chiếm 48% dân số. Nghĩa Lộ là mảnh đất giàu truyền thống cách mạng và mang đậm bản sắc văn hóa phong phú, đặc sắc.
Thị xã đã chủ trương thúc đẩy phát triển thương mại dịch vụ gắn với du lịch. Chợ Mường Lò là một địa điểm thu hút khách du lịch, khu vực chợ có gần 1.000 hộ kinh doanh, buôn bán và có nhiều cửa hàng buôn bán các sản phẩm thổ cẩm, nông cụ sản xuất phục vụ đồng bào dân tộc vùng cao; Có khu vực chợ C tiêu thụ các nông sản đặc sản của nông dân khu vực phía Tây.
Video đang HOT
Đến thị xã Nghĩa Lộ, du khách sẽ được tham quan các bản làng người Thái với kiến trúc nhà sàn độc đáo và nhiều phong tục tập quán tốt đẹp. Với chủ trương phát triển thế mạnh về du lịch cộng đồng,giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, trang phục truyền thống, các điệu khắp, điệu xòe, nhạc cụ dân tộc;
Các món ăn ẩm thực: Xôi ngũ sắc; thịt hun khói; lạp sườn; pa pỉnh tộp; rau rừng, măng rừng nộm; các gia vị núi rừng hạt xẻn, hạt dổi. Thị xã cũng chú trọng xây dựng các sản phẩm du lịch như: rượu Bách Chi, gạo thương hiệu Mường Lò, thịt hun khói; sản phẩm dệt thổ cẩm; các điểm du lịch sinh thái, trải nghiệm.
Để thúc đẩy du lịch phát triển, hàng năm thị xã tổ chức tuần văn hóa du lịch Mường Lò gắn với nhiều sự kiện, hoạt động ấn tượng tạo điểm nhấn thu hút và xúc tiến, quảng bá du lịch như: Năm 2013 tổ chức màn đại xòe cổ xác lập kỷ lục Việt Nam và nghệ thuật xòe Thái được công nhận di sản phi vật thể Quốc gia năm 2015; Năm 2016 phối hợp tổ chức Hội thảo đánh giá thực trạng, tiềm năng, giải pháp xây dựng các điểm du lịch cộng đồng kiểu mẫu 8 tỉnh Tây Bắc và liên hoan diễn xướng dân tộc Thái khu vực Tây Bắc;
Năm 2017 tổ chức vinh danh Hội Hạn Khuống được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và biểu diễn chiếc Khèn Bè xác lập kỷ lục Việt Nam. Năm 2019 trong Lễ hội Văn hóa, du lịch Mường Lò và danh thắng quốc gia ruộng bậc thang Mù Căng Chải, thị xã Nghĩa Lộ đã tham gia biểu diễn màn đại xòe với 5.000 người biểu diễn.
Đến Nghĩa Lộ hôm nay du khách sẽ được hòa mình vào những lễ hội đặc sắc, những điệu xòe cổ, những bản làng nông thôn mới rực rỡ sắc hoa; đạp xe thưởng ngoạn trên cánh đồng bát ngát, tận hưởng một không khí trong lành, một hương vị riêng có của núi rừng Tây Bắc. Nghĩa Lộ thực sự trở thành điểm đến hấp dẫn du khách và thúc đẩy kinh tế thị xã phát triển.
Kỳ cách ly trong mơ
Vợ chồng du khách giặt quần áo bằng tay, đèo nhau ra siêu thị mua đồ trên chiếc xe máy thuê, băng qua cánh đồng lúa bất tận.
Vợ chồng Corinne và Dave Pruden cùng hai cậu con trai sinh đôi mua vé một chiều từ London tới Bali, Indonesia vào ngày 16/3, trước khi Anh ra lệnh phong tỏa 8 ngày sau đó. Họ bắt đầu sống những ngày tháng cách ly để hạn chế lây lan nCoV trong ngôi nhà tre bình dị tại Ubud. Đó là ngôi nhà họ thuê qua Airbnb và được miêu tả "mộng mơ, lãng mạn" với giá cả hợp lý.
Corinne cho biết ngôi nhà tuyệt vời về mặt kiến trúc, với tường làm bằng tre và móng bằng bê tông, giúp họ sống hòa mình cùng thiên nhiên vì không tạo cảm giác ngăn cách với thế giới bên ngoài.
"Hai cậu nhóc thiếu tương tác xã hội với những đứa trẻ khác, nhưng ít nhất chúng có chúng tôi bên cạnh. Cả nhà đang có khoảng thời gian tuyệt vời", Corinne nói. Ảnh: Instagram.
"Chúng tôi có một con dơi treo ngược trên trần phòng khách, ếch nhảy giữa các giá đỡ bằng tre và tắc kè đậu trên tường. Chúng tôi hòa mình vào thiên nhiên mọi lúc mọi nơi, từ trong căn nhà cho tới khu rừng và dòng sông gần đó. Ban đêm, chúng tôi cảm thấy được thư giãn trong âm thanh của núi rừng". Với họ, khung cảnh bình dị, hẻo lánh này là điều quá tốt và không ai cảm thấy khó khăn với nơi mình đang sống.
Nữ du khách Anh cho biết họ tự giặt quần áo bằng tay. Đường đến siêu thị, cửa hàng để mua đồ khá khó khăn vì không thể đi bộ. Hai vợ chồng thuê một chiếc xe máy và chở nhau trên con đường hẹp, hai bên là con suối cánh đồng bất tận.
Ngôi nhà hai vợ chồng đang sống. Ảnh: Instagram.
Điều khiến nữ du khách Anh bất ngờ nhất là gia đình cô có thể thích nghi dễ dàng với cuộc sống cô lập ở Bali. Trước đó, họ sống tại trung tâm Budapest sầm uất, nơi có những cửa hàng cung cấp nhu yếu phẩm mọi thời điểm trong ngày, phương tiện giao thông công cộng thuận tiện và bạn bè ở mọi nơi. Còn bây giờ, họ đang sống giữa những cánh đồng, nơi hoàn toàn bị tách khỏi thế giới mà họ vừa rời đi. "Chúng tôi từng nghĩ rằng điều này có thể khiến cả nhà hoảng sợ. Nhưng thay vào đó, mọi thứ diễn ra hoàn toàn tự nhiên", anh chồng nói.
Đối với hai đứa trẻ, họ cảm thấy đây là cơ hội tốt để chúng tìm hiểu thiên nhiên. Chúng có thể nhìn lên bầu trời, thấy mây đen cuồn cuộn và suy đoán liệu sét có đánh vào ngôi nhà hay không. Chúng nhận biết được khi nào nhiệt độ giảm, gió nổi lên, mưa xối xả và những tiếng sấm là hiện tượng tự nhiên không thể tránh khỏi. Chúng không sợ hãi hay quan tâm đến điều đó.
Hai vợ chồng sống trong một ngôi nhà tre biệt lập, gần rừng nên hai cậu con trai có thể nghe được âm thanh của thiên nhiên mọi lúc. Ảnh: Instagram.
Chúng cũng nhìn thấy người dân địa phương lấp ló bên những cây dừa. Cả nhà Corinne mua dừa để uống nước và lũ trẻ bây giờ biết chính xác người ta hái dừa từ đâu. Hai đứa trẻ thậm chí còn học được một số từ tiếng bản địa. Chúng muốn chơi mọi lúc và hào hứng học những điều mới tại đây.
Vợ chồng Pruden đang sống tại Budapest, Hungary, sở hữu một quán cà phê mang tên Goat Herder và phải đóng cửa vào ngày 17/3 vì dịch bệnh. Họ sẽ mở lại cửa hàng ngay sau khi lệnh phong tỏa được dỡ bỏ. "Mục tiêu của chúng tôi là luôn dành thời gian cho con cái, cho chúng tiếp xúc với môi trường và các nền văn hóa mới. Hy vọng khi dịch bệnh kết thúc, chúng tôi sẽ tiếp tục các cuộc phiêu lưu mới để dạy chúng thêm nhiều điều", họ cho biết và có thể sẽ quay lại Bali lần nữa.
Trước đại dịch, hai vợ chồng đang chuẩn bị cho chuyến đi cuộc đời vòng quanh Trung Mỹ, từ sáu đến chín tháng. Vì vậy, họ đã cho thuê căn hộ ở Budapest của mình để bay về Anh ở cùng gia đình chuẩn bị cho chuyến đi, và đại dịch xảy ra ngăn chặn mọi dự định. Họ không thể bay tới Mỹ do lệnh cấm của nước này. Những nơi duy nhất mở cửa đón du khách Anh lúc đó là Brazil, Thái Lan và Indonesia. Cuối cùng, họ chọn Indonesia.
Mọi người trong gia đình hỗ trợ họ rất nhiều trong chuyến du lịch tới Bali. "Có lẽ, họ đã quen với việc chúng tôi đưa ra những quyết định bốc đồng và khó khăn. Bạn bè có những phản ứng trái chiều, vì đây là đại dịch chưa từng có. Họ không biết được liệu quyết định của chúng tôi là tuyệt vời hay ngu ngốc".
Ngắm đàn cò kiếm ăn trên cánh đồng lúa giữa mùa dịch Covid-19 Tháng 4 về, những cánh đồng lúa vùng ngoại ô Hội An dần ngả màu vàng óng, hứa hẹn một mùa bội thu. Đây cũng là thời điểm nhiều loại chim tìm về kiếm ăn bởi khung cảnh yên bình, tĩnh lặng. Rất nhiều loại chim như chiền chiện, cò trắng... tìm về kiếm ăn náo nhiệt cả góc trời. Khung cảnh thật...