Đậm đà hương vị Táo mèo Yên Bái
Không nổi tiếng về những thứ quả ngọt ngon như nhiều vùng quê khác, mùa qua mùa người ngoại tỉnh nhắc nhớ về Yên Bái qua hương vị của quả táo mèo (đông y gọi là quả sơn tra).
Táo mèo được trồng ở nhiều tỉnh vùng Tây Bắc như Yên Bái, Lào Cai, Sơn La,… Nhưng có lẽ nổi tiếng nhất, có mùi vị đặc trưng nhất là táo mèo ở Yên Bái, nơi có khí hậu mát mẻ, ở độ cao trên 1.000m, táo mèo đã trở thành một “đặc sản” của vùng đất này.
Hiện toàn tỉnh Yên Bái có hơn 1.200 ha táo mèo với sản lượng hằng năm ước đạt 1.700 tấn quả/năm. Những năm gần đây, cây táo mèo đã thật sự mang lại nguồn thu đáng kể, góp phần xóa đói, giảm nghèo cho đồng bào các dân tộc nơi đây. Táo mèo có hai loại. Ngoài loại quả thường bày bán ở các chợ ta thấy, còn có loại táo rừng. Loại táo này quả nhỏ, khi chín có mầu hồng trắng hoặc vàng trong, ngọt, giòn và mùi thơm đặc biệt quyến rũ, rất hấp dẫn người thưởng thức, táo mèo rừng không có vị chát xít và chua gắt như loại táo ngố.
Ảnh minh họa
Cây táo mèo mọc rải rác trên những cánh rừng, chiều cao trung bình chừng 7 – 10m, thân gỗ, tán lá rộng, thu hoạch vào tháng 9, tháng 10 hàng năm. Những người dân địa phương sành ăn không tham chọn quả to, đẹp mã mà thường lựa những quả nhỏ, quả có sâu vì đây mới thực là những quả táo ngon. Táo mèo là một loại quả đa năng, vừa là một vị thuốc quý, vừa dùng để giải khát mát và bổ trong mùa hè. Hạt và ruột có nhiều tính năng giảm béo, hạ huyết áp, an thần cân bằng sinh lý và phòng chống các biến chứng do tăng huyết áp gây ra… Chính vì vậy, táo mèo được dùng nhiều trong các vị thuốc bồi bổ tinh thần và chế thành rượu vang khai vị được nhiều người ưa thích.
Video đang HOT
Quả Táo mèo sau khi được thu hái có thể bảo quản trong điều kiện tự nhiên rất dài ngày. Với xi rô sơn tra, cần gọt vỏ, bỏ ruột và hạt, rửa sạch, bổ dọc quả làm 4 hoặc 6, ngâm nước muối trong vài giờ cho ra bớt nhựa, vớt ra, để ráo, sau đó đem trộn với đường kính, để trong thời gian 1 tuần, Táo mèo và đường kết hợp với nhau tạo ra một dung dịch vàng, sóng sánh như mật ong, có vị chua mát, ngọt thanh, không còn vị chát, mùi thơm nhẹ nhàng lan tỏa; nếu để dành dùng trong một thời gian ngắn thì đây quả là một loại nước dễ uống thơm ngon, giải nhiệt phù hợp với mọi lứa tuổi; nếu muốn để dành xi rô đến các mùa sau thì chỉ cần canh xi rô đến sôi, rồi bắc ra để nguội cho vào chai để lưu lại rất thoải mái không sợ lên men và biến dạng.
Với món ô mai, sau khi thu hái về rửa sạch, để cả vỏ để mùi thơm không bị mất giữ được hương vị riêng, cắt bỏ ruột, thái táo mèo theo chiều ngang, đem sấy khô rồi nấu với đường, rồi lại sấy khô, nếu muốn sơn tra có vị cay người ta thường xay gừng rồi nấu cùng sẽ được một món ô mai đặc biệt, vô cùng hấp dẫn thường dùng trong những tháng mùa đông và trong dịp tết Nguyên đán.
Quả Táo mèo mà đem muối sổi với đường, muối và ớt thì quả là một món ngon tuyệt vời, vị cay, mặn, ngọt, giòn và vương vấn mãi mùi thơm riêng có của quả táo mèo.
Ngoài ra, khách du lịch về Yên Bái cũng bị thu hút bởi những bình rượu táo mèo, có thể gọi là “mỹ tửu” của vùng sơn cước, một loại rượu rất dân dã và độc đáo. Một chút men say chếnh choáng với vang Sơn Tra, ngất ngây trong nồng nàn hương rượu táo rừng do đồng bào chưng cất hay đơn giản chỉ là cái cảm giác thèm, nhớ một miếng táo mèo trắng ngần trộn cùng muối ớt nơi quán cóc ven đường… Chỉ chừng ấy cũng đủ gợi nhớ trong ta về quả Sơn Tra của vùng cao Yên Bái, để mùa qua mùa lại háo hức tìm về…
Theo Trung Kiên (XTTMNNHN)
Chuyên gia "soi" rau sạch, rau bẩn
Thế nào là sạch? Rau an toàn? Rau hữu cơ? Cách phân biệt rau an toàn và rau hữu cơ ra sao? Tại sao các loại rau sạch lại có giá thành cao hơn nhiều so với rau thông thường?
Rau sạch muốn rẻ nhưng cực khó
Theo Thạc sĩ Trần Mạnh Chiến - Chủ chuỗi cửa hàng rau, thực phẩm sạch Bác Tôm, hiện nay các bà nội trợ vẫn băn khoăn thế nào là rau sạch, rau an toàn và rau hữu cơ. Rau sạch là rau phải hội tụ 3 sạch gồm: đất sạch, phân bón sạch và thuốc bảo vệ thực vật cũng phải sạch. Rau sạch là rau có nguồn gốc đất đai rõ ràng, có hàm lượng các hoá chất độc và mức độ nhiễm các sinh vật gây hại ở dưới mức tiêu chuẩn cho phép, sử dụng các loại phân bón được giao dịch chính thức. Sản phẩm được phun đúng quy định, cách ly đúng thời gian.
Thạc sĩ Trần Mạnh Chiến - Chủ chuỗi cửa hàng rau, thực phẩm sạch Bác Tôm.
Những rau này sẽ được coi là rau đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, gọi tắt là "rau an toàn". "Nói một cách nôm na, bón phân, chăm sóc cho cây cũng giống như cho nó ăn. Nếu dùng nhiều quá sẽ bị "bội thực", dư lượng đạm nhiều, cây không hấp thụ được sẽ sinh ra chất độc ảnh hưởng tới con người. Do phải hạn chế phân bón và cần thời gian cách ly nên năng suất sẽ thấp hơn, mất nhiều công sức để diệt sâu bọ. Đương nhiên giá thành sẽ cao hơn so với rau người ta sản xuất thông thường" - anh Chiến chia sẻ.
Rau hữu cơ là rau không bón phân hoá học; không phun thuốc bảo vệ thực vật hoá học; không sử dụng thuốc trừ sâu; không phun thuốc kích thích sinh trưởng; phân bón hoàn toàn là phân hữu cơ (bón gốc và bón qua lá); không dùng hóa chất bảo quản. Nếu vườn rau xuất hiện sâu bệnh phải dùng côn trùng có ích diệt sâu, hoặc con người phải trực tiếp bắt sâu. Ngoài ra, không tưới rau bằng nước thải của thành phố, vì nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt có chứa nhiều hóa chất ô nhiễm và vi trùng gây bệnh.
Anh Chiến nêu ví dụ: "Ở nhiều cửa hàng bán rau sạch, nhưng khi rau bị héo, người ta dùng nước để tưới cho rau tươi. Nước đấy nhiều khi là nước máy, ngấm vào sản phẩm làm ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm. Nước đó là cũng chưa qua kiểm nghiệm nên chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới độ sạch của sản phẩm. Như ở cửa hang Bác Tôm chúng tôi, chỉ phun nước ở bên ngoài, không phun trực tiếp, và cũng chỉ nhúng nước ở gốc".
"Đợt rồi, ca sĩ Mỹ Linh có chia sẻ: Muốn rẻ đừng hỏi thực phẩm là đúng thực tế. Do trồng tự nhiên nên năng suất của rau hữu cơ sẽ thấp hơn nhiều, chi phí cũng đội lên cao, giá rau hữu cơ luôn cao hơn gấp 2 lần so với bên ngoài".
Cách để phân biệt rau an toàn và rau hữu cơ
Để khẳng định chắc chắn nhất sản phẩm rau có an toàn hay không, người tiêu dùng nên xem xét kĩ về nguồn gốc xuất xứ. Như cửa hàng Bác Tôm thường đưa người mua về tham quan quy trình sản xuất ở các nông trại của mình. Còn về cảm quan, chỉ đúng 70 - 80% là rau hữu cơ khác biệt so với rau an toàn ở chỗ đa phần các loại rau hữu cơ đều có màu xanh hơi vàng (xanh hữu cơ, xanh trung thực với bảng màu chuẩn đối với màu lá từng loại rau), nó không xanh đậm như các loại rau trồng bằng phân bón hóa học (đặc biệt là sử dụng phân bón lá hóa học, lá có màu xanh đậm). Lá có màu xanh đậm là màu xanh dư đạm, mày xanh đậm thu hút sâu bệnh gây hại cho cây và gây hại sức khỏe người sử dụng (dư lượng nitrat).
Rau hữu cơ cũng có thân cứng cáp, lá dày hơn, do qua trình tích nước ít hơn, bóp cũng ra rất nước. Rau hữu cơ chế biến tốt nhất là đem luộc. So với rau thông thường, thời gian luộc cũng lâu hơn do rau cứng hơn. Ngược lại rau an toàn không nhất thiết phải cằn khô hay bị sâu cắn mà vẫn có thể đẹp mắt, tuy không đến mức láng mượt như rau thông thường.
Theo Danviet
Trồng rau quả sạch, nhà nông Đại An thu tới 200 triệu đồng/ha Chỉ trồng rau màu, nhưng mỗi ha đất sản xuất, nông dân (ND) xã Đại An, huyện Đại Lộc (Quảng Nam) thu tới 180 - 200 triệu đồng/năm. Sung túc nhờ rau quả Nhiều ND ở Đại An trở nên giàu có lên nhờ trồng rau, quả sạch. Ảnh: Đoàn Hồng Với một xã thuần nông thì việc hoàn thành 19/19 tiêu chí...