Đám cưới với tông màu ấm khi tổ chức hôn lễ vào mùa Đông
Cô dâu ưa thích tông màu đỏ và toàn bộ lễ cưới được sử dụng màu sắc ấy nhưng vẫn không tạo cảm giác bức bí.
MC Wedding là một tài khoản trên mạng xã hội Zhihu (Trung Quốc) chuyên chia sẻ những trải nghiệm khi tổ chức các hôn lễ theo những chủ đề khác nhau.
Dưới đây là đám cưới theo chủ đề văn chương cùng tông màu ấm nóng mà đơn vị này đã từng thực hiện. Nó hoàn toàn là một gợi ý sáng suốt dành cho những cặp cô dâu chú rể khi kết hôn vào mùa Đông này.
Địa điểm diễn ra hôn lễ: Bắc Kinh (Trung Quốc)
Câu chuyện của cô dâu chú rể
Họ đều là những người vô cùng lãng mạn, năm 15 tuổi, cô dâu đã quen chú rể. Trải qua 10 năm bên nhau, họ yêu đương rồi quyết định bước vào lễ đường. Lúc đó, cô dâu đã 25.
Họ lớn lên bên nhau, quen thuộc với nhau từng chút một. Họ có quãng thời gian yêu đường dài, cùng ăn món ăn ngon, cùng đi du lịch, cùng nhau mua sắm, cùng nhau dạo quanh khuôn viên trường và hẹn hò sau giờ làm việc.
10 năm đồng hành, họ đã cùng vượt qua khó khăn. Lúc nào cũng hỗ trợ, động viên nhau tiến về phía trước.
Có thể nói rằng, đây là chuyện tình đi từ đồng phục học sinh đến váy cưới, rất lãng mạn, rất đẹp.
Lựa chọn cho hôn lễ
Vì quen nhau từ thời đi học, bởi vậy, họ nhất trí lựa chọn tổ chức theo phong cách văn chương, học đường.
Đây cũng là sở thích chung của cô dâu chú rể, đòi hỏi phía đơn vị lên kế hoạch phải làm sao tạo nên không gian đậm chất văn chương nhưng vẫn phải sang trọng, ấm áp.
Vì cô dâu là một người khá kỹ tính nên đã yêu cầu được xem kỹ càng về bản thiết kế lễ đường. Sau khi nghiên cứu kỹ địa điểm, phía đơn vị tổ chức hôn lễ đã để cô dâu chú rể duyệt qua bản vẽ tay và nhận được sự đồng ý tuyệt đối.
Video đang HOT
Trang trí cho hôn lễ
Họ nhất trí lựa chọn tông màu ấm áp, đỏ, vàng đồng và những sắc thái màu sắc ấm áp làm tông màu chính.
Khung cảnh như một thư viện mang đậm phong cách châu Âu được dựng lên. Cổng hoa cũng được tạo nên từ những cuốn sách dày, xếp chồng lên nhau. Ở phía dưới cũng được bày rất nhiều sách để tạo nên không khí văn chương và học tập một cách triệt để nhất.
Cô dâu lựa chọn những loại hoa có màu đỏ đậm trang trí cho hôn lễ. Xen kẽ với nó là lá xanh để làm khu vực lễ đường. Hoa cưới cô dâu cũng sử dụng màu đỏ đậm cùng tông với hoa sử dụng cho ngày trọng đại.
Vì khu vực tổ chức ở trong một khách sạn nên việc trang trí cũng không quá mức vất vả. Nhưng vì yêu cầu của cô dâu chú rể về không gian và màu sắc nên phía tổ chức phải nghiên cứu kỹ càng màu sắc để tạo cảm giác ấm áp nhưng không bị bức bí quá.
Con đường dẫn lên sân khấu được phủ gương, hai bên rải cánh hoa hồng đỏ để tạo nên không khí sang trọng hơn.
Ở phía hai bên sân khấu cũng được dựng lên bằng một số bức vách nho nhỏ, phía trên treo những cuốn sách bé xinh.
Ngoài ra, họ cũng sử dụng thêm một số phụ kiện như máy phát nhạc cổ điển, giá nến làm bằng đồng để tạo nên không gian đậm màu sắc châu Âu.
Vì lễ cưới được tổ chức vào mùa Đông nên tất cả những màu sắc trên đều gợi tới cảm giác ấm áp và sang trọng. Phân chia và sử dụng màu rất tỉ mỉ nên không bị bức bí hay cảm giác khó chịu.
Trong ngày cưới, cô dâu vô cùng xúc động. Được đồng hành cùng người đàn ông đã cùng cô gắn bó qua 10 năm thanh xuân bước vào lễ đường thật sự là khoảnh khắc đong đầy cảm xúc. Có rất nhiều khoảnh khắc cô đã rơi nước mắt. Họ quen nhau 10 năm, có nhiều lúc khó khăn chồng chất nhưng vẫn cố gắng vượt qua, không chịu lùi bước.
“Năm tháng trôi qua, mọi người đều sẽ già đi hoặc có lúc mệt mỏi nhưng em sẽ níu giữ hạnh phúc này. Em hi vọng chúng ta có thể giữ những cảm xúc của ngày cưới trong tâm trí và trân trọng nhau mãi mãi. Khi em nhớ lại ngày thành hôn bất kể khoảnh khắc nào em đều cảm thấy nó tốt quá. Nó là minh chứng cho việc chúng ta đã yêu nhau biết bao”, cô dâu xúc động chia sẻ trong hôn lễ.
Có thể nói rằng, mỗi người đều có một ước mơ, một tưởng tượng riêng về đám cưới của bản thân mình. Họ có thể lựa chọn những chủ đề khác nhau tùy theo sở thích của bản thân cho ngày trọng đại. Với việc cô dâu chọn chủ đề văn chương và học tập cùng màu sắc ấm áp và nóng bỏng, đám cưới này đã hoàn thành rất tốt. Đây có lẽ là một cách để trang trí lễ đường mà chúng ta hoàn toàn có thể học hỏi nếu tổ chức đám cưới trong mùa Đông này.
Nghề đặc biệt chỉ cần đến dự đám cưới là có tiền, mùa cao điểm được săn lùng ráo riết
Nghề làm khách dự đám cưới thuê tưởng chừng chỉ là chuyện đùa nhưng trên thực tế, đây hoàn toàn là công việc có thật.
Ảnh minh họa
Lên kế hoạch tổ chức đám cưới là vấn đề của không ít cặp đôi. Đối với nhiều gia đình, lễ thành hôn không chỉ là dấu mốc gắn kết của hai người mà còn là cơ hội để thể hiện địa vị xã hội.
Ở một số nền văn hóa như ở Hàn Quốc, đám cưới có nhiều khách đến dự là điều mà hầu hết các cặp vợ chồng và gia đình mong mỏi. Vì vậy, đã có những công ty cung ứng dịch vụ cho thuê những người "bạn giả" để làm khách mời đi ăn cưới.
Nghề đi dự đám cưới thuê
Đây là một ngành kinh doanh đúng nghĩa. Trong một phóng sự trên đài National Public Radio của Mỹ, nữ phóng viên Elise Hu đã mời đến Kim Seyeon, người nhận làm thêm "nghề" khách mời đi ăn cưới. Cô Kim kể: "Khi vào mùa cưới hằng năm, tôi 'diễn' mỗi ngày được hai, ba 'suất' vào dịp cuối tuần". Vai diễn của cô là làm bạn của cô dâu hoặc chú rể, sau khi ký hợp đồng làm thêm với một công ty cung cấp dịch vụ này".
Một mùa cưới nữa lại đến. Khi những cặp đôi ở Hàn Quốc đính hôn và đang chuẩn bị cho ngày cưới của họ, cũng là lúc công việc ăn cưới thuê hot trở lại. Đó là những người sẽ đóng giả thành bạn bè của cô dâu hay chú rể, rồi đến đám cưới ăn tiệc, nói chuyện như những người bạn bình thường.
Những người đóng giả khách mời được yêu cầu ghi nhớ thông tin cá nhân của khách hàng (bao gồm tên, tuổi, nghề nghiệp và mối quan hệ trong gia đình). Khi đến đám cưới, họ sẽ nói chuyện với cô dâu/chú rể như những người bạn bình thường. Song nhóm người này thường tránh chụp ảnh để không phải "xuất hiện mãi mãi" trong các khoảnh khắc tiệc cưới.
Khi Hàn Quốc dỡ bỏ các hạn chế Covid-19, các công ty tổ chức khách mời giả bắt đầu nở rộ. Một nhân viên điều hành làm việc tại công ty khách giả ở Seoul giải thích: "Chúng tôi đã nhận được nhiều hơn gấp hai lần những cuộc gọi tìm kiếm khách dự đám cưới giả so với trước đây".
Hình minh họa. Ảnh: Time
Anh cho biết: "Giai đoạn trước, mỗi đám cưới có yêu cầu khoảng 5 đến 9 khách giả, nhưng bây giờ mọi người tìm kiếm hơn 20".
Theo tạp chí KoreAm, hiện có vài trăm công ty tổ chức loại hình dịch vụ như thế mới đáp ứng đủ nhu cầu của người Hàn hiện nay và rất nhiều công ty đã đa dạng hóa nguồn cung: Ai muốn thuê cha mẹ giả, anh chị em giả để tổ chức đám cưới thì đều có cả!
Mức thu nhập hấp dẫn
Cô Kim cho biết cô đã dự đến gần 70 tiệc cưới trong vòng một năm rưỡi nay với mức giá 20 USD/bữa tiệc. Có thểt nói đây là một nguồn thu nhập đáng kể cho các nhân viên văn phòng ở độ tuổi 20-30 nào muốn có việc làm thêm ngoài giờ hành chính.
Phần lớn những người trẻ làm công việc ăn cưới thuê thường là sinh viên hoặc nhân viên văn phòng trong độ tuổi từ 20 - 30. Theo Korea Times, tiền công của công việc này rơi vào khoảng 20.000 - 50.000 won/đám cưới (khoảng 400.000 đồng cho đến 1 triệu đồng).
Như những khách mời "thật", người làm công việc ăn cưới thuê cũng sẽ trao phong bì cho cô dâu/chú rể. Những phong bì này được thường gia đình trao trước đó. Sau buổi lễ, nhân viên ăn cưới thuê sẽ tìm chỗ kín đáo nhận tiền rồi chào tạm biệt.
Thực tế, công việc ăn cưới thuê đã trở thành truyền thống lâu đời của người Hàn Quốc từ đầu những năm 2000. Có đến hàng trăm tổ chức lẫn group chuyên cung cấp dịch vụ ăn cưới thuê. Một số còn cho thuê cả... cha mẹ hoặc người thân nếu cô dâu/chú rể yêu cầu.
Thông thường, các cô dâu/chú rể dùng dịch vụ ăn cưới thuê là những người đi du học nước ngoài nên không có quá nhiều mối quan hệ bạn bè trong nước.
Khách hàng sẽ được lựa chọn khách mời tham dự. Dù khách mời chỉ xuất hiện một vài tiếng trong buổi lễ, song khách hàng cũng có xu hướng chọn những người có ngoại hình để xuất hiện trong đám cưới của mình.
Hình minh họa. Ảnh: Brides
Đi dự đám cưới thuê có khó hay không?
Theo trang Oh My News, một người làm công việc ăn cưới thuê cho hay nghề này vất vả hay không phụ thuộc khách hàng là cô dâu hay chú rể.
"Nếu khách hàng là chú rể, bạn thường không cần phải làm gì. Anh ta chỉ yêu cầu bạn đóng giả người quen bình thường, thỉnh thoảng tiếp vài câu chuyện. Nhưng nếu khách hàng là cô dâu thì sẽ có nhiều điều kiện khắt khe hơn. Một số cô dâu còn yêu cầu bạn kiếm thêm người yêu để đóng giả thành cặp vợ chồng. Làm vậy trông sẽ chân thực hơn trong mắt các vị khách khác".
Hiện tại, công việc tương tự cũng xuất hiện ở Việt Nam. Trung bình, sau mỗi đám cưới, các nhân viên này sẽ được nhận từ 100.000 - 300.000 đồng. Vào mùa cao điểm, việc chạy 2-3 đám cưới/ngày là chuyện hết sức bình thường. Do vậy nếu chăm chỉ, những bạn sinh viên hoàn toàn có thể kiếm được 1 triệu/ngày nhờ vào công việc part-time này.
Tuy nhiên, hiện tại công việc này mới dừng lại ở mức độ thời vụ. Bởi không phải lúc nào cũng có lời mời nên những người làm ăn cưới thuê cũng chỉ làm được vài tháng mùa cưới rồi hết.
Triển lãm cưới: Địa điểm giúp các cặp đôi tìm ra phong cách tổ chức hôn lễ thích hợp Đến các triển lãm cưới, không chỉ một mà chúng ta có thể tham khảo hàng loạt những phong cách tổ chức hôn lễ khác nhau. Để tổ chức một hôn lễ trọn vẹn, sang trọng chẳng hề đơn giản. Với đám cưới, không phải cô dâu chú rể cứ bỏ tiền ra là sẽ có buổi lễ hoàn hảo. Đám cưới có...