Đám cưới thời nay: Để ngày vui trọn vẹn
Một năm chỉ có hai mùa: Mùa cưới ít và mùa cưới nhiều. Đó là câu nói đùa của những người quanh năm suốt tháng nhận lương để đi mừng cưới.
Những câu chuyện dở khóc dở cười vì đi cưới bạn xuất hiện rất nhiều trên mạng xã hội. Trong đó, vấn đề tế nhị nhất có lẽ là khi người không thân thiết lại gửi thiệp mời. Không đi thì ngại mà đi thì tốn kém, cảm thấy không đáng bởi quan hệ giữa khách mời và chủ hôn có đến cả vài năm không liên lạc. Đúng là niềm vui của cô dâu chú rể nhưng lại khiến khách được mời đau đầu…
Mới đây, một cô gái vì quá bức xúc với kiểu mời cưới “càn quét” đó mà phải lên mạng than vãn. Bài đăng nói đầy đủ tâm trạng của những người bị mời đi dự tiệc vô tội vạ. Theo đó, cô bạn này đã có chồng, ngày trước đám cưới của mình cô chủ động làm đơn giản, chỉ mời những người thân thiết.
Vậy mà bây giờ những người ở đâu đâu lại tìm đến nhà cô gửi thiệp. Một tuần đầu tháng 2 mà nhà cô đã nhận được 4 thiệp hồng. Tháng trước thì có đến 7 chiếc, dù chỉ gửi chứ không đi cũng mất 300.000 – 500.000 đồng/lần. Kết lại, cô nói thẳng: “Mệt thực sự, muốn nói thẳng ra là làm ơn không thân thiết đừng mời cưới giùm. Đừng biến cái lễ cưới thành một cỗ thương mại kinh doanh thu lời”.
Ở một khía cạnh khác, nhiều chủ hôn vì mời nhiều nên khi mời cũng giản tiện như phát đi thông cáo. Nhiều người mời cưới mà chỉ nhắn nhủ sơ sài dăm ba câu qua Facebook hoặc chụp tấm thiệp cưới rồi tag tên cả chục người, khách không biết nên cảm thấy “được” mời hay “bị” mời.
Hoặc mời theo hình thức nhắn tin qua mạng xã hội, qua tin nhắn điện thoại: “Ngày 12/3 kính mời anh (chị) đến dự bữa cơm thân mật cùng gia đình… tại Trung tâm tiệc cưới Trống Đồng…” cũng được coi là hình thức giản tiện. Nhớ lại trước đây, giao thông đi lại khó khăn, liên lạc hẹn gặp không dễ nhưng ông bà ta vẫn đến từng nhà, gửi từng tấm thiệp đến các vị khách. Nhiều gia đình Hà Nội còn kèm chiếc bánh cốm, lá trầu, quả cau như hình thức thông báo lời mời sau đám hỏi. Ngày nay, công nghệ phát triển nhưng cũng không thể thiếu thời gian để chủ hôn gọi một cú điện thoại, mời chân tình đến các vị khách.
Video đang HOT
Ngoài những tình huống khó xử dành cho các vị khách nhận lời mời không mong muốn, thì nhiều chủ hôn cũng gặp khó khi tổ chức đám cưới. Nhiều người có bản tính soi xét, trước họ tổ chức đám cưới có mời chủ hôn hiện nay, giờ vì muốn giảm tiện, tránh mời số đông nên đã không mời lại. Việc làm này đôi khi cũng bị trách là không đáp lễ.
Các cụ ta vẫn thường nói “ma chê, cưới trách”, một đám cưới diễn ra sẽ chẳng thể nào có được sự hài lòng của tất cả khách mời. Tuy nhiên, từ khâu mời cưới, cô dâu – chú rể hãy chú ý để tránh gây hiểu lầm và khó chịu cho bạn bè, để ngày vui của bản thân thêm trọn vẹn và ý nghĩa. Những vị khách cũng đặt địa vị của người khi nhà có việc để xuề xòa bỏ qua những sai sót nhỏ nhặt.
Theo kinhtedothi.vn
Chỉ vì hiềm khích chuyện quá khứ, mẹ chồng nói bóng gió khi vào viện thăm con dâu mới sinh "chắc gì đã giống nhà này", cô đáp mấy "lời ruột gan" mà bà rơi nước mắt
Nghe tới đây, mẹ Phong mặt từ đỏ chuyển sang tái nhợt. Những lời của con dâu nói đã chạm tới suy nghĩ của bà nên ngay lập tức mẹ Phong quay lại cười ngượng đỡ lời.
Vân tâm sự, ngày cô yêu Phong, hai người bị mẹ anh phải đối gay gắt lắm, cũng vì 1 thời cô có quá khứ không được đẹp đẽ cho lắm. Không biết bao lần mẹ Phong tìm tới tận phòng trọ của Vân yêu cầu cô phải chia tay với anh. Tất cả cũng chỉ vì cô hơn Phong 2 tuổi, cộng thêm cô có chút tai tiếng trong quá khứ nhưng giờ đã khác rồi, tất cả chỉ vì hoàn cảnh xô đẩy. Bà muốn anh phải tìm được cô vợ xứng tầm với nhà bà, như thế mới bõ công bao năm bà nuôi anh vất vả thành tài.
Bị mẹ bạn trai tạo áp lực quá, Vân cũng nản song Phong ngược lại, anh tuyên bố: "Hạnh phúc của anh, mẹ không thể quyết định thay. Trừ khi em không còn tình cảm với anh nữa thì anh phải chịu".
Phong bản lĩnh, có lập trường nên ở bên anh Vân cũng thấy yên tâm. Vài tháng sau Vân lại có bầu vậy là lần này Phong tạo sức ép ngược lại với mẹ. Anh tuyên bố dõng dạc với bà: "Nếu mẹ không chấp nhận đứa cháu này thì thôi con xin phép mẹ được dọn ra sống cùng với mẹ con Vân. Con là đàn ông, phải biết chịu trách nhiệm với tình cảm cũng như hành động mình làm ra".
Chẳng còn lựa chọn nào, mẹ Phong buộc phải đứng ra tổ chức đám cưới cho con trai. Bên ngoài thì bà đồng ý chấp nhận Vân làm dâu chứ thực tình trong lòng bà vẫn ấm ức khó chịu lắm. Thậm chí bà còn nghĩ, Vân cố tình mang bầu giăng bẫy Phong, bởi với bà điều kiện của Vân thật sự không thể sánh với Phong được.
Cũng vì thế mà từ khi Vân về làm dâu nhà Phong, dù cô có cố gắng thế nào thì mẹ Phong vẫn luôn giữ khoảng cách với con dâu. Nhiều khi cô hỏi, bà còn chẳng trả lời lại. Mấy tháng cô bầu bí bà cũng không một lời hỏi han.
Vân chia sẻ, nhiều lúc đứng trước thái độ lạnh lùng đó của mẹ chồng cô không tránh khỏi chạnh lòng, tủi thân. Song cô cũng phần nào hiểu cho suy nghĩ riêng của mẹ chồng. Chẳng ai chịu nổi điều tiếng khi thi thoảng có người mỉa mai bà có con dâu từng là gái tiếp rượu. Vì thế chuyện bà khó lòng đón nhận cô ngay cũng là dễ hiểu. Thôi thì thay bằng than vãn, trách móc bà, cô sẽ nỗ lực sống hết mình để chăm sóc, báo hiếu mẹ chồng. Vân tin, nhất định sẽ có một ngày bà hiểu và vui vẻ chấp nhận cô.
Nghĩ là làm, Vân luôn tự động viên mình cố gắng mỗi ngày, tiếc rằng mẹ Phong quá cố chấp. Hầu như bà chẳng bao giờ quan tâm tới tình cảm, suy nghĩ của con dâu. Thậm chí hôm Vân vỡ ối vào viện, thấy con trai cuống cuồng chuẩn bị đồ đưa vợ đi đẻ, bà cũng sang phụ giúp con trai nhưng bảo bà vào viện cùng thì nhất định không.
Vân kể, gần 1 tuần trong viện cô phải nhờ bố mẹ đẻ lên chăm mẹ con cô. Phong thì cứ tất tưởi chạy đi chạy lại. Riêng mẹ chồng cô tới sát ngày con dâu ra viện, Phong nói mãi bà mới chịu vào thăm cháu. Thế nhưng vào tới phòng, nhìn con dâu bà không hỏi nửa lời. Phong bế con trai anh lên đặt vào tay mẹ cười hỏi: "Mẹ nhìn cháu nội mẹ xem thằng bé giống ai trong nhà?".
Anh vừa hớn hở nói dứt câu, mẹ anh chép miệng nói luôn: "Ôi giào, chắc gì đã là giống nhà này cơ chứ".
Vân kể, lúc nghe mẹ chồng nói cô sững người ngồi như hóa đá tại chỗ. Biết rằng từ trước tới giờ bà không ưng con dâu nhưng cô không thể nghĩ với đứa cháu nội vừa chào đời, mẹ chồng lại có thể nói ra những lời vô tâm ấy. Vậy là dù còn đang đau vết mổ nhưng Vân vẫn gắng gượng lên tiếng đáp lại lời mẹ chồng: "Mẹ ạ, nếu mẹ nghi ngờ con trai con không phải cháu nội mẹ thì mẹ không cần phải miễn cưỡng nhận cháu đâu. Con sẽ để cháu mang họ ngoại cũng được. Sự thật thế nào thời gian sẽ chứng minh.
Có điều, tình thân là do yêu thương bồi đắp chứ không phải tự có được. Sau này khi con trai con nghe lại chuyện bà nội từng nghi ngờ, phủ nhận nó không phải là ruột thịt của mình thì không biết cháu nó sẽ nghĩ sao. Con biết những thiếu sót của con nhưng con đang cố gắng từng ngày. Mẹ đừng lấy quá khứ để đánh giá hiện tại và tương lai, con cũng khổ tâm lắm".
Nghe tới đây, mẹ Phong mặt từ đỏ chuyển sang tái nhợt. Những lời của con dâu nói đã chạm tới suy nghĩ của bà nên ngay lập tức mẹ Phong quay lại rưng rưng: "Thì mẹ chỉ quen miệng nói đùa thằng nhỏ thôi chứ đâu có ý gì. 'Giỏ nhà ai, quai nhà đó', nhìn cái là nhận ra ngay thằng bé giống y hệt bố nó lúc nhỏ, lẫn vào đâu được".
Nói rồi bà ôm cháu nội vào lòng vuốt ve, cưng nựng khiến Vân cũng dịu lòng đôi chút. Cô chia sẻ thêm, sau hôm ấy, mẹ hai con cô xuất viện, mẹ chồng quan tâm săn sóc cô hơn rất nhiều chứ không lạnh lùng với con dâu như trước. Được như vậy, Vân cũng lấy làm mừng.
Hải Hương
Theo Báo Tổ quốc
Mẹ chồng vụng về chăm con dâu đẻ khiến tôi mệt mỏi Mẹ chồng nấu ăn cho người đẻ nhưng đợi cả mấy tiếng cũng không xong, lúc thì đổ cái này, vỡ cái kia... Tôi mới sinh con được khoảng 1 tuần. Chồng tôi công tác ở xa nên chỉ nghỉ phép được vài ngày. Khi chồng hết phép, có nhờ mẹ chồng tôi lên giúp. Nhưng thực sự có bà, tôi còn vất...