Đám cưới mùa dịch Covid-19 ở Hà Nội: Giảm từ 200 mâm xuống còn 5 mâm, nội bộ toàn họ hàng gia tộc
Lãnh đạo UBND quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội) cho biết, đến thời điểm hiện tại đã vận động 43 đám cưới không tổ chức diện rộng hoặc tổ chức báo hỷ hay chỉ tổ chức trong nội bộ gia tộc.
Chiều tối 18/3, Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 của TP Hà Nội đã có cuộc họp khẩn, bàn về công tác phòng chống dịch trên địa bàn thành phố.
Đáng chú ý có báo cáo của lãnh đạo UBND quận Bắc Từ Liêm về việc tổ chức các đám cưới trên địa bàn quận. Theo báo cáo này, đến thời điểm hiện tại đã vận động 43 đám cưới không tổ chức diện rộng hoặc tổ chức báo hỷ hay chỉ tổ chức trong nội bộ gia tộc.
‘Đặc biệt, chúng tôi đã trao đổi, tuyên truyền và một số đám cưới từ 200 mâm xuống còn 5 mâm, tổ chức nội bộ trong gia đình. Bà con nhân dân cũng đồng tình, ủng hộ rất cao’, lãnh đạo quận nói.
Nhiều gia đình hoãn cưới để chống dịch Covid-19. Ảnh minh họa
Lãnh đạo UBND quận cũng thông tin, quận đã tổng hợp trên địa bàn tất cả các phường được 280 người là y tá, bác sỹ về hưu để có thể tham gia phòng, chống dịch Covid-19.
Video đang HOT
‘Nếu như có yêu cầu của Ban chỉ đạo quận hay thành phố thì lực lượng y tá, bác sỹ về hưu này rất mong muốn tham gia phòng, chống dịch Covid-19.
Trong tuần sau chúng tôi sẽ tiến hành tập huấn đối với lực lượng y, bác sỹ về hưu này’, lãnh đạo quận thông tin.
Đến ngày 18/3, Việt Nam ghi nhận 76 ca nhiễm Covid-19 tại 15 tỉnh thành, trong đó có 16 ca chữa khỏi, được xuất viện.
Sóc nâu (tổng hợp) (baodatviet.vn)
Cô gái ung thư nuôi giấc mơ mở phòng tranh
Hai tháng sau đám cưới, Tạ Lưu Ngọc Anh biết mình bị ung thư, dự định mở phòng tranh nhường chỗ cho ngày tháng đấu tranh với bệnh tật.
Tết 2018, Tạ Lưu Ngọc Anh sờ lên cổ thấy hai hạch rất to. Cô dâu mới về quê chồng ở Quảng Bình không có dịp đi chơi chúc Tết bên nội vì sốt cao liên miên. Dự cảm sức khỏe không ổn, mồng sáu Tết, Ngọc Anh cùng chồng đến Bệnh viện K Trung ương kiểm tra. Hai tuần chờ kết quả, cô gái 25 tuổi vẫn hy vọng hai khối u lành tính, cắt bỏ là xong. Đến mùa hè, vợ chồng Ngọc Anh sẽ có con và mở một phòng tranh nhỏ.
Nhưng dự định đó không biết đến khi nào mới thành hiện thực khi Ngọc Anh biết mình bị ung thư hạch không Hodgkin.
Tạ Lưu Ngọc Anh sinh năm 1994, phát hiện mắc bệnh ung thư sau đám cưới hai tháng.
"Khi mới nhận được kết quả khám, tôi trống rỗng còn chồng lặng lẽ khóc. Anh ấy gọi về báo cho gia đình, bố mẹ hai bên đều khóc. Những ngày sau đó tôi liên tiếp nhận được những cuộc điện thoại. Mỗi lần nhấc máy lên, đầu dây bên kia là bố, mẹ, họ hàng hay bạn bè ai cũng khóc. Khóc xong rồi động viên cố gắng, mọi người luôn bên cạnh. Nhưng tôi sợ các cuộc điện thoại, không muốn nghe ai nói, ngại gặp mọi người", Ngọc Anh nhớ lại những ngày đầu năm 2019.
Những đêm không thể chợp mắt, Ngọc Anh vờ ngủ vẫn nghe thấy chồng lặng lẽ khóc thầm. Cô sợ bị chồng, gia đình chồng ghét bỏ, sợ mình trở thành gánh nặng cho mọi người. Hai vợ chồng cùng thích vẽ và làm họa sĩ tự do, nhìn những bức tranh treo đầy nhà và nghĩ đến dự định dang dở, Ngọc Anh muốn buông tay để chồng không vướng bận.
Lúc ấy, tình yêu thương của chồng và gia đình hai bên đã níu cô gái 25 tuổi trở lại.
Mọi người động viên Ngọc Anh đến bệnh viện điều trị, ai cũng nói cô còn trẻ, còn hy vọng. "Bố mẹ chồng khuyên tôi chữa bệnh để 30 tuổi sinh con cũng được, chồng thì nhắc khoa học rất tiến bộ không phải cứ ung thư là mất hết. Tôi đứng dậy vì có mọi người dìu đi chứ chính mình phải mất gần hai tháng mới tin vào sự thật", Ngọc Anh chia sẻ.
Nhờ có chồng và gia đình ở bên, Ngọc Anh đã chấp nhận đối mặt với bệnh tật.
Hai vợ chồng Ngọc Anh bước vào cuộc sống sau hôn nhân theo lịch trình ngày vào bệnh viện, tối về nhà nghỉ ngơi, tranh thủ vẽ tranh cho khách hàng. Những đợt truyền hóa chất mang đến cho cô gái trẻ bao đau đớn, môi khô rộp, thường xuyên nôn ói, người gầy như có ai cầm dao xẻ thịt. "Sáng ngủ dậy, tóc rụng đầy gối, tôi buộc phải cạo đầu trọc. Đã không dám nhìn mình trong gương, có lần trông thấy tôi, lũ trẻ hàng xóm còn kêu ré lên rồi bỏ chạy", đau đớn vì hóa chất, mặc cảm về bản thân, Ngọc Anh đã định dừng điều trị.
Chồng cô đã khóc rồi bỏ đi vì thấy vợ muốn buông xuôi. Thương chồng vất vả chăm sóc vợ, ngày ngày mong mỏi mình khỏi bệnh, Ngọc Anh lại đứng dậy lần nữa. Lần này, cô gái trẻ kiên cường chống chọi qua 20 lần truyền hóa chất rồi đến xạ trị. Cô dũng cảm đối mặt với làn da đen cháy, đầu trọc lốc. Không còn nhốt mình trong bốn bức tường, Ngọc Anh trở dậy đội tóc giả ra ngoài, gửi buồn vui vào những bức tranh.
Chồng thường động viên Ngọc Anh tự tin vào vẻ ngoài gầy yếu, đầu trọc và nước da tái sạm vì truyền hóa chất.
Ngọc Anh khoe ở nhà có 4 bộ tóc giả chồng mua cho, dài có, ngắn có, màu đen có, màu nâu có. Cô cũng có rất nhiều váy đẹp. Mỗi lần ra đường sẽ trang điểm chút xíu để che đi gương mặt nhợt nhạt.
"Khi đã quen với bệnh tật, tôi nhận ra điều quan trọng nhất là phải lạc quan, tinh thần tốt thì bệnh có cũng như không. Tôi ăn uống điều độ, dù biết hóa - xạ trị rất mệt mỏi, khó ăn nhưng phải cố gắng. Tôi cũng cố uống thật nhiều nước, ăn nhiều đồ mát, ngủ nghỉ đúng giờ, làm theo lời bác sĩ dặn. Tôi không muốn mình gục ngã về tinh thần khi thể chất vẫn đang gồng mình đòi được sống", Ngọc Anh vừa nói vừa cười tươi khoe răng khểnh.
Ước mong mở phòng tranh, đến một thành phố biển sinh sống đã tưởng như dập tắt lại nhen lên trong lòng Ngọc Anh. "Tôi và chồng chỉ mong có sức khỏe để tiếp tục vẽ và yêu thương nhau. Biết đâu đấy, giấc mơ tạm hoãn của chúng tôi sẽ trở thành sự thật như chiếc lá thường xuân vẫn xanh sau cơn bão", Ngọc Anh nói và nhắc về câu chuyện mà cô rất thích - "Chiếc lá cuối cùng" của O.Henri. Trong truyện ngắn, cô họa sĩ nghèo đã khỏi bệnh vì tin vào phép màu được vẽ nên từ tình yêu của mọi người.
Nha Trang
Theo VNE
Phó Chủ tịch xã bị kỷ luật vì để con trai lấy vợ chưa đủ tuổi kết hôn Ông Nguyễn Văn Bình - Phó Chủ tịch UBND xã Tân Thuận (huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau) tổ chức đám cưới cho con trai khi con dâu chưa đến tuổi kết hôn. Ngày 27/11, thông tin từ Đảng ủy xã Tân Thuận (huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau) cho biết, Chi bộ nơi ông Nguyễn Văn Bình - Phó Chủ tịch UBND...