Đám cưới không “nhiều mâm” vẫn vui!
“Hôm tổ chức đám cưới cho con trai đầu, gia đình tôi cũng chỉ mời 150 khách tương đương với 25 mâm cỗ, còn lại là mời tiệc trà để bà con, bạn bè đến chia vui cùng với gia đình. Như thế, tôi thấy vui vẻ và tình cảm hơn nhiều” – bà Trần Thị Tuyết, Thượng tá, Chi hội trưởng Hội phụ nữ Tổ dân phố số 13 – phường Quang Trung – Hà Đông – Hà Nội nói.
Đám cưới đơn giản: vui vẻ và rất tình cảm
“Theo quy định của quận Hà Đông (Hà Nội) về vấn đề tổ chức việc cưới, việc tang theo nếp sống văn minh mới (áp dụng từ năm 2009) thì mỗi gia đình khi tổ chức việc cưới không được mời quá 40 mâm, mỗi mâm không quá 6 người tức là tương đương với 240 khách. Tuy nhiên khi tổ chức đám cưới cho con trai đầu, gia đình chúng tôi cũng chỉ mời 150 khách tương đương với 25 mâm cỗ. Còn lại chúng tôi mời bà con, bạn bè tới dự tiệc trà để chia vui với gia đình. Như vậy, ai cũng thấy vui vẻ và tình cảm hơn nhiều” – Bà Tuyết nói.
Theo bà Tuyết, việc tổ chức đám cưới đơn giản, gọn nhẹ như vậy không chỉ giúp cho gia đình đỡ vất vả và tốn kém, mà còn tiết kiệm hơn cho bà con, bạn bè. Và sau đám cưới, gia chủ không phải nai lưng ra để trả nợ, cũng như làng xóm, bạn bè không phải lo ngay ngáy mỗi khi nghe tin, nhà ông A, bà B lại sắp có đám.
Bà Trần Thị Tuyết: Tổ chức đám cưới đơn giản, gọn nhẹ thì hàng xóm bạn bè không phải lo ngay ngáy mỗi khi nghe tin sắp có đám
Đồng ý với quan điểm này, ông Phạm Luyện nguyên cán bộ Học viện Chính trị, Tổ trưởng tổ dân phố số 13 (Ngô Quyền – Hà Đông) cũng cho biết: ” Tôi hoàn toàn ủng hộ chủ trương và quy định về đám cưới văn minh, tiết kiệm. Đám cưới của 2 cô con gái, gia đình chúng tôi cũng tổ chức rất gọn nhẹ.
Đám cưới cô con gái thứ nhất, tôi chỉ tổ chức 20 mâm cỗ, đến cô con gái út, vừa tổ chức đám cưới mới đây, tôi cũng chỉ mời trên 30 mâm cỗ, tương đương với khoảng 200 khách. Và tôi thấy như vậy là rất hợp tình hợp lý”.
“Từ trước đến nay, người dân mình thường có quan niệm, “mâm cao cỗ đầy”, đám cưới là chuyện hệ trọng cả đời nên gia đình nào cũng muốn làm to, làm sang, tổ chức linh đình, và mời thật nhiều khách. Rồi lại thêm quan niệm “trả nợ miệng”, người ta mời mình, chẳng lẽ đến mình lại không mời người ta, thế nên người nọ lại phải theo người kia. Kết quả là, đám cưới trở thành đám lo. Không chỉ gia chủ lo, mà bà con, bạn bè, anh em, họ hàng cũng lo.
Đấy là chưa kể, vào mùa cưới xin, một tháng có khi gia đình phải nhận được đến 5, 7 thiệp mời. Không đi thì áy náy, mà đi thì cũng ngại.
Video đang HOT
Có những đám cưới, gia chủ còn tổ chức ở nhà hàng sang trọng, mỗi mâm cỗ trị giá đến hàng triệu, thậm chí là năm bảy triệu. Người đến ăn, mừng ít thì thấy không đành lòng, mà mừng nhiều, mừng làm sao cho đủ tiền cỗ của người ta thì… lấy đâu ra” – ông Luyện chia sẻ.
Theo lời ông Luyện, ở khu phố của ông, khi một nhà có đám cưới hỏi, thì bà con làng xóm, bạn bè, các mối quan hệ xã hội thường được mời đến dự tiệc trà (hay còn gọi là tiệc ngọt). Bữa tiệc này sẽ được gia chủ chuẩn bị những đồ ăn ngọt bao gồm: nước ngọt, mấy chai bia, một ít bánh kẹo, cộng thêm hạt bí, hạt hướng dương… để mọi người đến trò chuyện, chia vui cùng với gia đình.
Ông Phạm Luyện bên tấm thiệp cưới chỉ mời tham dự tiệc trà
“Tham dự bữa tiệc này, tuy đơn giản nhưng ai cũng thấy vui hơn nhiều, vì bên cạnh lý do kinh tế, thì khi tham gia bữa tiệc này, mọi người còn có thời gian ngồi nói với nhau câu chuyện, hỏi han và quan tâm đến nhau. Chứ đến ăn cỗ cưới, lúc nào cũng vội vội, vàng vàng, có khi còn không kịp nói với gia chủ câu nào đã ra về” – ông Luyện nói thêm.
Quy định mới, dần dần rồi sẽ quen
“Ngay từ khi “Chương trình 06″ của quận Hà Đông ban hành năm 2009 về quy định thực hiện việc cưới, việc tang, việc lễ hội theo nếp sống văn minh mới với nội dung và các chế tài cụ thể. Là cán bộ tổ dân phố, chúng tôi đã tiến hành tuyên truyền đến bà con nhân dân. Tuy nhiên thời gian đầu, việc động viên bà con thực hiện theo nếp sống mới gặp khá nhiều khó khăn.
Nguyên nhân là do bà con vẫn bị ảnh hưởng nặng nề bởi quan niệm “trả nợ miệng” như tôi đã nói ở trên nên việc bỗng nhiên cắt giảm lượng khách mời khiến khá nhiều bà con băn khoăn.
Tuy nhiên, khoảng 1 năm sau thì việc thực hiện đã đi vào nề nếp.
Hiện tại, bà con trong khu phố đã quen với việc tổ chức việc cưới đơn giản mà tiết kiệm. Thậm chí, khi một gia đình tổ chức tiệc cưới quá quy định, quá to và quá sang còn bị nhiều bà con khác góp ý” – Ông Phạm Luyện nói.
Theo 24h
Bánh trung thu: "5 sao" vẫn khó nuốt
Bánh trung thu tại KS Daewoo không ghi nhãn mác đên từng đơn vị sản phâm
Tuân qua, đoàn thanh tra Sở Y tê Hà Nôi đã tiên hành kiêm tra đôt xuât viêc sản xuât bánh trung thu tại Khách sạn Hà Nôi, Khách sạn Daewoo (khách sạn 5 sao) và phát hiên có sai phạm.
Tại thời điêm kiêm tra ngày 20/9, cơ sở sản xuât bánh trung thu của Khách sạn Daewoo, đoàn thanh tra phát hiên toàn bô sô bánh trung thu tại khách sạn này không ghi ngày sản xuât và không dán nhãn mác trên từng đơn vị sản phâm, nhân bánh cũng không ghi rõ là loại nhân trứng muôi hay hạt sen...
Trước đó, đoàn thanh tra Sở Y tê Hà Nôi cũng kiêm tra nơi sản xuât và kinh doanh bánh trung thu của Khách sạn Hà Nôi. Tuy nhiên, tại thời điểm kiểm tra, khu sản xuất bánh của khách sạn đã tạm ngừng hoạt động từ 11.9 (do hết đơn đặt hàng) nên không có nhân viên làm bánh.
Thùng màu đỏ đựng vỏ bánh trung thu tại Khách sạn Hà Nôi không đúng quy định.
Về cơ bản, việc sản xuất, kinh doanh và các giấy tờ có liên quan tại hai khách sạn đều đáp ứng yêu cầu. Kiểm tra cho thấy, nhân bánh và bột làm bánh của hai khách sạn này chủ yếu được nhập từ Trung Quốc.
Nhân bánh trung thu của Khách sạn Daewoo có xuât xứ từ Trung Quôc
Máy nhào bôt làm bánh của Khách sạn Daewoo
Theo ông Hàn Tự Do, Phó Chánh thanh tra Sở Y tế Hà Nội: "Cơ sở sản xuất bánh trung thu ở Khách sạn Hà Nôi vẫn mắc một số lỗi như: Bảo quản vỏ bánh đã trộn bằng thùng nhựa màu chưa đúng quy định dùng cho thực phẩm, dán nhãn sản phẩm chưa đầy đủ. Trong khi đó, bánh trung thu của Khách sạn Daewoo thì không dán nhãn mác trên từng đơn vị sản phâm, nhân bánh chưa xuât trình được hô sơ hải quan. Đoàn đã lấy một số mẫu bánh của hai khách sạn để xét nghiệm chất lượng an toàn thực phâm".
Theo ông Do, các cơ sở sản xuât bánh trung thu tại Khách sạn Hà Nôi và Khách sạn Daewoo vân có sai phạm.
Ông Do còn cho biết thêm, qua kiểm tra các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh bánh trung thu trên địa bàn Hà Nội vẫn phát hiện các sai phạm, chủ yếu ở nơi sản xuất, chế biến bánh như: Điều kiện vệ sinh chưa đảm bảo, nhiêu nơi công nhân làm bánh không mang khẩu trang, nhãn mác sản phâm chưa đạt tiêu chuân.
Hiện tại, 6 đoàn thanh tra liên ngành vẫn đang tiếp tục kiểm tra các cơ sở sản xuất bánh trung thu, các mặt hàng thực phâm được sử dụng trong dịp Têt trên địa bàn TP.Hà Nội nhằm ngăn chặn, xử lý các trường hợp vi phạm.
Thu Trịnh
Theo Khampha
Cháy tòa nhà Sofitel Plaza Khi khói trong tòa nhà bốc lên, hệ thống chữa cháy tự động trongc đã tự phun nước dập tắt đám cháy ngay tại chỗ. Khoảng 14 giờ 10 phút, ngày 28-7, tại tòa nhà Sofitel Plaza ở số 17 - 19 - 21 Lê Duẩn, phường Bến Nghé, quận 1 - TPHCM xảy ra cháy khiến hàng chục công nhân đang sửa...