Đám cưới khó quên thời Covid-19: Chỉ có bố bịt kín khẩu trang đưa cô dâu về nhà chồng
Kế hoạch đã được hai gia đình thống nhất, thiệp mời đã được gửi đi, mâm bàn, sân bãi cũng đã chuẩn bị chu đáo.
Thế nhưng vì dịch bệnh phức tạp, có gia đình phải tổ chức cưới “chui” không mời khách, có cặp đôi phải thông báo tạm hoãn.
Bà Nguyễn Thị Phương với tập thiệp mời cưới con trai
Đưa dâu chỉ hai bố con
Trên trang cá nhân của mình Facebooker P.X.H chia sẻ, nhà anh Thắng (thị trấn Phố Châu, huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh) vừa gả con gái Ngân Hà về một tỉnh phía Bắc. Hôm tổ chức ăn hỏi, do trùng dịp dịch Covid-19 lắng xuống nên đã tổ chức mời khách liên hoan luôn.
“Đến ngày rước dâu về nhà trai, anh em, hàng xóm, bạn bè, xung phong tháp tùng cô dâu về nhà chồng. Đùng cái, bệnh nhân số 17 xuất hiện, mọi dự định vỡ tan, mà đám cưới quá cận ngày nên không thể hoãn”.
Cũng theo P.X.H, nhiều người trong gia đình họ ngoại muốn nhà trai phải vào rước dâu cho đàng hoàng theo truyền thống, nhưng anh Thắng phản đối với lý do nếu để họ trai vào sẽ ảnh hưởng đến chuyện dịch bệnh cho xóm làng và cộng đồng.
Xuống nước, họ ngoại thống nhất không để nhà trai vào đón nữa, nhưng nhà gái phải đủ thành phần (ông bà, cha mẹ, cô dì, chú bác…) tiễn cháu về nhà chồng. Thế nhưng anh Thắng vẫn kiên quyết không chịu cho bất kỳ ai theo cùng.
“Đêm hôm đó, anh Thắng và con gái Ngân Hà bịt kín khẩu trang rồi 2 bố con tự bắt xe lên đường. Nhìn cảnh này, ai cũng rưng rưng nước mắt, thương bố mẹ nó một phần mà thấy tủi cho cô con gái vừa mới trưởng thành nhiều hơn”, P.X.H bày tỏ.
Một việc tưởng chừng như rất nhỏ nhưng lại là chuyện lớn đối với một đời người. Anh ấy đã quyết định hi sinh đúng đắn và may mắn được cô con gái của mình đồng thuận. Đáng vui hơn là đáng buồn.
Cán bộ Đoàn Thanh niên đến tuyên truyền, vận động người dân hoãn đám cưới trong mùa dịch bệnh.
Trao đổi với PV, ông Phan Xuân Định, Chủ tịch UBND thị trấn Phố Châu cho biết, thời gian qua, được chính quyền địa phương tuyên truyền vận động nên nhiều đám cưới trên địa bàn được tổ chức đơn giản, gọn nhẹ. Có những trường hợp ngoài Hà Nội về, họ đến ở khách sạn được anh em đến kiểm tra thân nhiệt đầy đủ, chu đáo.
Video đang HOT
Nhiều cặp đôi hoãn cưới
Theo kế hoạch, ngày 18/3 này gia đình bà Nguyễn Thị Phương (trú thôn Đông Trà, xã Hương Trà, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh) sẽ tổ chức đám cưới cho con trai Trần Bảo Trung. Mọi việc đã được sắp xếp xong xuôi, thiệp mời đã gửi đi, mâm bàn, sân bãi… cũng đã lên kế hoạch tươm tất.
Khi chú rể đã cắt phép để về nhà lo đám cưới, anh em ở xa đã đặt vé máy bay để về chung vui với người thân thì tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, số lượng người nghi nhiễm gia tăng. Đang phân vân nên hoãn hay vẫn tổ chức theo kế hoạch thì được Đoàn Thanh niên đến tuyên truyền, vận động nên gia đình quyết định tạm hoãn đám cưới.
Theo bà Phương, khi quyết định hoãn tổ chức đám cưới, gia đình đã trao đổi với con dâu và bên thông gia, rất may là con dâu đồng ý và bên thông gia cũng ủng hộ.
Cũng như bà Phương, chỉ còn ít ngày nữa gia đình ông Trịnh Xuân Thảo ( thôn Vĩnh Hưng, xã Hương Xuân huyện Hương Khê) sẽ tổ chức đám cưới cho con trai. Thế nhưng sau khi được Đoàn Thanh niên và chính quyền địa phương tuyên truyền vận động, gia đình cũng quyết định hoãn đám cưới.
Cùng chung cảnh ngộ, anh Đinh Khánh Hòa (thôn Nam Hà, xã Điền Mỹ, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh) cũng phải tạm hoãn ngày vui của mình. Nói về việc phải hoãn đám cưới, anh Hòa mong muốn đám cưới của mình phải có sự chung vui của đông đảo bạn bè, anh em nội ngoại nhưng cũng phải đảm bảo an toàn.
Câu chuyện bố đưa con gái về nhà chồng và lời nhắn hoãn đám cưới của một đôi bạn trẻ được chia sẻ trên Facebook
Ông Trịnh Xuân Thắng, Chủ tịch UBND xã Hương Xuân (huyện Hương Khê) chia sẻ: “Trường hợp nhà ông ông Trịnh Xuân Thảo (thôn Vĩnh Hưng) có kế hoạch tổ chức đám cưới cho con trai. Tuy nhiên, vì thông gia ở Gia Lai, khách khứa đông, lo ngại lây lan dịch bệnh nên chính quyền địa phương đã tuyên truyền vận động tạm hoãn”.
Được biết, trong thời gian dịch Covid-19 hoành hoành, trên địa bàn huyện Hương Khê có 5 cặp đôi tạm hoãn đám cưới, nhiều đám cưới được tổ chức nhỏ gọn để bảo vệ sức khỏe của chính bản thân, gia đình và cộng đồng xã hội.
Trần Hoàn
Theo infonet.vietnamnet.vn
Chê vợ tiêu hoang 1 tháng hết những 10 triệu, vợ tức quá đưa hết tiền cho chồng tự lo liệu để rồi bật khóc khi biết: "Làm vợ khổ thật"
Đến khi chồng Lam cầm số tiền 200 ngàn mỗi ngày đi chợ nhưng lại cũng không đủ. Kết quả là sau 1 tuần làm vợ thì chồng Lam không có thời gian nhậu nhẹt, cafe với bạn bè mà thay vào đó cứ mệt mỏi với đống tiền bạc lo chợ búa, con cái, ăn uống.
Với các ông chồng, vợ luôn là kẻ ăn bám, vô dụng không làm được tích sự gì cho gia đình cả. Như ở trong hoàn cảnh của Lam thì cô cũng không thể ngờ được có ngày mình lại bị chồng nhiếc móc vì cái việc không biết làm vợ, không quản lý chi tiêu trong gia đình.
Vợ chồng Lam cưới nhau đã được hơn 3 năm, hai vợ chồng có một đứa con trai kháu khỉnh và vô cùng đáng yêu. Còn nhớ hồi đầu hết 6 tháng ở cữ thì chồng Lam bảo cô ở nhà nghỉ ngơi, chăm con, chuyện tiền bạc sẽ do anh ấy kiếm. Vậy nhưng Lam nhất quyết không chịu, ở công ty cô từng có một chị cũng nghỉ làm ở nhà nội trợ, kết quả là chị ấy bị chồng khinh thường, mắng chửi là đồ ăn bám. Thế nên Lam thật sự không muốn đi theo vết xe đổ đó.
Cô kiên quyết đi làm, dù lương vài triệu cũng còn hơn là ở nhà ngửa tay xin tiền chồng. Lương của Lam là 8 triệu/tháng, còn chồng cô là 15 triệu. Cứ nhận lương về thì Lam sẽ quản lý tiền bạc, chồng muốn chi tiêu gì thì cô sẽ đưa bởi vì Lam biết rõ là đàn ông mà giữ tiền thì sớm muộn cũng tiêu hoang.
(ảnh minh họa)
Mỗi tháng Lam phải chi tiêu rất nhiều thứ, cô tằn tiện, chi ly từng đồng nhưng mỗi tháng cũng mất 10 triệu. Nào là tiền đóng học đi nhà trẻ cho con, tiền sinh hoạt điện nước, tiền đi chợ mỗi ngày hết 200 ngàn, trong đó cứ phải mua tôm, cua..để về xay nấu cháo cho con ăn. Rồi chưa kể tiền báo hiếu bố mẹ hai bên, tiền đám cưới, đám giỗ. Có tháng gần 10 cái đám cưới thì số tiền chi tiêu còn hơn 10 triệu.
Ấy thế mà cái chuyện tiêu 10 triệu/tháng của Lam khiến cho chồng cô lúc nào khó chịu.
- Sao em tiêu xài hoang phí thế? Nhà có 3 miệng ăn mà mỗi tháng những 10 triệu, thế này thì bao giờ mới giàu nổi.
- Em đâu có tiêu gì hoang cơ chứ? Tiền bỉm sửa cho con thì không thể cắt được, tiền điện nước cũng thế. Lâu năm rồi em còn không dám mua gì cho mình nữa đấy anh ạ. Em hạ tiện hết mức rồi. Đã thế mỗi tháng còn cho ông bà 2 triệu nữa anh bảo tiết kiệm làm sao được.
- Thôi đi, anh thấy vợ của mấy đồng nghiệp nam ở công ty anh tiêu ít lắm. Nhà đông người mà mỗi tháng có 7 triệu thôi đấy, em làm vợ mà chẳng biết chi tiêu. Như này mình chỉ nghèo mãi mà thôi.
Nghe những lời chồng nói mà Lam uất ức lắm, rõ ràng chồng cô lúc nào muốn ăn ngon, sạch sẽ nhưng lại đòi rẻ. Cô cũng đã tiết kiệm hết mức có thể, ấy vậy mà chồng chẳng chịu tin. Suốt ngày cằn nhằn khiến Lam mệt mỏi, đây là cô còn đi làm chứ nếu ở nhà chồng nuôi thì có khi còn cực khổ hơn thế này nhiều nữa.
Trước những lời chê bai của chồng thì uất ức quá Lam tuyên bố:
- Nếu anh nghĩ em không biết quản lý chi tiêu, lúc nào tiêu hoang thì từ nay anh cầm tiền rồi lo liệu hết đi. Nếu như anh có thể tiêu ít hơn 10 triệu/tháng thì anh muốn em làm gì cũng được.
- Đấy là em nói đấy nhé.
(ảnh minh họa)
Trong khi chồng Lam hí hửng thì cô nghĩ rồi anh sẽ phải hối hận mà thôi. Mấy ngày đầu thì chồng Lam vẫn còn xoay xở được, nhưng đến khi cầm tiền 1 tuần thì chồng Lam bắt đầu thấu hiểu nỗi khổ của vợ. Đi chợ cân đo đong đếm 1 ngàn thôi cũng thấy mừng, thịt cá thì cứ tăng theo mỗi ngày, chưa kể tiền bỉm sữa, tiền ăn vặt cho con là mất hơn cả đống tiền rồi. Rồi có khi trong túi còn vài trăm ngàn nhưng cùng lúc lại có mấy đám cưới từ bạn bè, đồng nghiệp thế là hết sạch.
Đến khi chồng Lam cầm số tiền 200 ngàn mỗi ngày đi chợ nhưng lại cũng không đủ. Kết quả là sau 1 tuần làm vợ thì chồng Lam không có thời gian nhậu nhẹt, cafe với bạn bè mà thay vào đó cứ mệt mỏi với đống tiền bạc lo chợ búa, con cái, ăn uống.
- Thôi vợ ơi, anh không giữ tiền nữa đâu. Anh chịu hết nổi rồi. Công nhận làm vợ khổ thật...
- Giờ anh hiểu rồi chứ? Thế anh còn nói em tiêu hoang nữa không?
- Thôi, anh thề không dám trách mắng em nữa đâu vợ ạ. Từ giờ em cứ chi tiêu cho đủ đi, anh sẽ ráng kiếm thêm tiền. Anh xin lỗi vợ, 1 tuần thử làm vợ...anh mới biết nỗi vất vả của em như nào.
Thấy chồng nói như vậy Lam mới an tâm, cô cho rằng cái việc mình cho chồng cầm tiền chi tiêu vài ngày là hợp lý. Có như vậy chồng mới hiểu làm đàn bà khổ như nào, chứ không thì suốt ngày mang tiếng ăn sung mặc sướng, ở nhà chồng nuôi, không đi làm kiếm tiền nên không biết quý trọng đồng tiền.
Huyền Huyền
Theo emdep.vn
Sát ngày cưới thì biết chồng có con riêng, vợ không vội hủy hôn mà ngay lập tức gửi váy cưới đến một nơi không ai ngờ tới Vì thế mới chỉ quen nhau 5 tháng, anh đã cầu hôn tôi. Lời giải thích mà chồng tôi nói đó là bà nội anh đang ốm nặng, cả nhà muốn chúng tôi kết hôn sớm để sau này không vướng tang tóc. Những ngày này, mọi người liên tục lo lắng và hỏi tôi rằng liệu mọi việc đã ổn hay chưa....