Đám cưới kéo dài 28 ngày của đại gia Hà Nội với người vợ kém 52 tuổi
Thời điểm đó, đám cưới của ông Trọng và người vợ trẻ kém mình 52 tuổi từng gây xôn xao dư luận trong một thời gian dài. Thậm chí, một thời gian dài sau đó, vẫn có nhiều đoàn khách ở xa tìm đến tận nhà ông chỉ để kiểm chứng câu chuyện tình cảm của ông lão 80 tuổi và người vợ trẻ là có thật.
Chuyện tình của ông Nguyễn Hữu Trọng (90 tuổi) và người vợ trẻ kém mình 52 tuổi ở Yên Sơn, Ba Vì được đánh giá là câu chuyện tình kỳ lạ, có “một không hai” ở Việt Nam. Vợ ông, chị Đinh Thị Thoan (SN 1981, Yên Lập, Phú Thọ) là người dân tộc Mường. Thời điểm làm đám cưới, ông Trọng đã bước sang tuổi 80, còn chị Thoan mới qua tuổi 26.
Chuyện tình đũa lệch này từng nhận không ít lời chê bai, dè bỉu nhưng cho đến nay họ vẫn chung sống hạnh phúc và có với nhau 2 người con, 1 gái, 1 trai. Điều đặc biệt, người vợ trẻ vẫn luôn khẳng định, không hề hối hận với quyết định kết hôn của mình.
Kể về chuyện tình đặc biệt này, ông Trọng bảo đó là cái “duyên” do “trời thương”. Từng 3 lần đổ vỡ hôn nhân, vị đại gia này đã tuyên bố sẽ “đóng cửa trái tim”, sống độc thân đến hết phần đời còn lại. Thế nhưng không hiểu sao khi gặp người phụ nữ này, ông Trọng lại phải lòng, rồi đi đến quyết định kết hôn chóng vánh chỉ trong một thời gian ngắn.
Ông Trọng hạnh phúc bên người vợ trẻ kém mình… 52 tuổi.
Cuộc gặp định mệnh!
Ông Trọng cho hay, ông gặp người vợ thứ 4 trong một trường hợp khá đặc biệt. Khi ấy, chị Thoan là sinh viên năm cuối Trường ĐH Sư phạm Thái Nguyên, còn ông Trọng là khách được mời đến nói chuyện trong buổi giao lưu của trường.
Dù đã lớn tuổi, nhưng giọng nói truyền cảm, cuốn hút đặc biệt phong thái nho nhã của vị đại gia Hà Nội đã khiến chị Thoan xao xuyến và có ấn tượng đặc biệt. Ông Trọng kể: “Lần đó tôi nói chuyện về văn học thế giới. Cô ấy ngồi bàn đầu, chăm chú lắng nghe.
Khi kết thúc buổi nói chuyện, đáng ra tôi phải tổng kết bằng văn học nhưng lúc đó “tức cảnh sinh tình”, tôi nhìn thẳng về phía cô ấy và đọc một đoạn “tỏ tình” theo kiểu phương Tây: “Đứng trước sắc đẹp của nàng, thời gian sẽ đọng lại, tinh tú sẽ lu mờ, trái đất sẽ ngừng quay, mặt biển sẽ ngừng sóng và thần công lý sẽ tự bẻ gãy thanh gươm quỳ gối dưới chân em”".
Cuộc tình “đũa lệch” của ông Trọng và vợ từng nhận không ít lời chê bai nhưng cho đến nay họ vẫn sống hạnh phúc.
Ông Trọng không ngờ, lời “tỏ tình” tếu táo của mình lại khiến trái tim người con gái mới lớn rung động, đem lòng “thầm thương, trộm nhớ”. Sáu tháng sau, khi đã tốt nghiệp, chị Thoan chủ động gọi điện cho ông Trọng xin đi theo học nghề thuốc. Ông Trọng kể: “Tôi đồng ý và bảo cô ấy xuống Hà Nội sẽ truyền nghề cho. Được một thời gian, thấy cô ấy cũng là người có năng lực nên tôi giao cho quản lý một trang trại thuốc ở đường Láng – Hòa Lạc”.
Một lần, vào khoảng 12 giờ trưa, ông Trọng đi công tác, tiện thể ghé qua trang trại kiểm tra công việc. Thấy chị Thoan đang ngồi nhổ cỏ, mồ hôi nhễ nhại, ông Trọng “buột miệng” đọc một bài thơ dành tặng:
“Em ngồi nhổ cỏ nhưng vẫn đợi
Chẳng hiểu cỏ kia có dễ không
Chỉ chờ ai gọi thôi em nhé
Đứng dậy đi em chim xổ lồng”.
Video đang HOT
Nghe đến đây, người phụ nữ này bỗng đỏ mặt, liền đứng dậy và bước vào nhà. Bẵng đi một thời gian, ông Trọng bất ngờ khi nhận được điện thoại của chị Thoan. Vị đại gia này kể: “Cô ấy bảo: “Thầy ơi, em đã thuộc hết thơ của thầy rồi, hôm nào thầy xuống em có việc quan trọng muốn thưa”. Bản thân tôi lúc đó cũng chưa biết Thoan định nói gì nên mới đùa lại: “Thế trước nay em toàn nói chuyện không quan trọng à?”.
Dù đã 90 tuổi nhưng ông Trọng vẫn khá trẻ trung, phong độ so với tuổi của mình. Vị đại gia này cho biết, ông yêu nhiều nhưng đến cuối đời mới gặp được người phụ nữ, yêu ông và vì ông.
Nghe đến đây, Thoan chỉ im lặng, không nói gì. Đến khi gặp mặt, cô ấy bảo muốn lấy tôi làm chồng. Lời tỏ tình bất ngờ khiến tôi hạnh phúc, sung sướng lâng lâng. Không suy nghĩ lâu, tôi nhận lời và bảo Thoan: “Được rồi, em thông báo với bố mẹ để anh sắp xếp về thưa chuyện người lớn”.
Đám cưới kỳ lạ diễn ra trong… 28 ngày!
Ông Trọng cười lớn kể tiếp, sau đó vài tháng, ông lấy xe 16 chỗ, chở cả họ hàng, đại diện nhà trai về Phú Thọ ra mắt nhà gái. Trên đường về nhà, vợ ông mới bẽn lẽn thú nhận “Bố em ít tuổi hơn anh”. Thế là lúc vào nhà, trong khi ông Trọng chào bố vợ tương lai là “ông” xưng “tôi”, thì bố Thoan gọi vị đại gia này là “anh Trọng”.
Ông Trọng không chỉ thành công trong lĩnh vực kinh doanh, ông còn được biết đến như một nhà thơ, nghệ sĩ. Những lúc rảnh rỗi ông lại cùng con gái học đàn và ca hát.
Vị đại gia này cho biết, cuộc sống gia đình hạnh phúc chính là liều thuốc tinh thần giúp ông vui sống mỗi ngày.
Họ hàng nhà gái đến rất đông, chật kín cả sân. Ai cũng tò mò, hiếu kỳ xem mặt chú rể, họ chỉ trò bảo: “Chú rể sao già thế?”. Nhiều người còn kéo cô dâu ra một góc riêng, khuyên nhủ dừng đám cưới thế nhưng chị Thoan chỉ im lặng và vẫn quyết tâm bảo vệ tình yêu của mình đến cùng.
“May mắn là bố vợ tôi cũng là người có tư tưởng hiện đại, cởi mở nên không quá khắt khe. Khi thắp hương, gieo quẻ, ông ấy gọi tôi thông báo: “Được rồi anh Trọng ơi”. Còn tôi sung sướng quá cũng ôm chầm lấy ông ấy và liên tục bỏ: “Con vui quá bố vợ ơi”. Thế là đám cưới được định ngay sau đó”, ông Trọng hài hước kể lại.
Do không mang sính lễ nên ngay tối hôm đó, ông Trọng đưa tiền cho nhà gái mua trâu, lợn về làm tiệc đãi khách. Vị đại gia này cho biết, đám cưới được tổ chức ngay sáng hôm sau. Do không đủ bát đũa nên rượu thịt được lót luôn trên lá chuối còn khách mời ngồi chật kín từ ngoài đường vào nhà.
Ăn uống linh đình xong thì ông Trọng xin phép đưa vợ về Hà Nội. Tại đây, vị đại gia này tiếp tục tổ chức đám cưới kéo dài trong 28 ngày liên tục. “Lúc đó, tôi sống ở vườn thuốc rộng hàng nghìn m2. Bạn bè bận việc nên đến từng tốp theo ngày. Hôm thì tôi làm 10 mâm, hôm 5 mâm, cứ thế việc tổ chức diễn ra trong 28 ngày mới hết khách”, ông Trọng nhớ lại.
Gia đình hạnh phúc của ông Trọng và người vợ trẻ ở Ba Vì (Hà Nội).
Thời điểm đó, đám cưới của ông Trọng và người vợ trẻ gây xôn xao dư luận một thời gian dài. Nhiều người bảo ông khoe mẽ, cũng có người bảo ông lợi dụng việc lấy vợ để “PR” cho công việc kinh doanh. Thậm chí, một thời gian dài sau đó, vẫn có nhiều đoàn khách ở xa tìm đến tận nhà ông Trọng chỉ để kiểm chứng câu chuyện tình cảm của ông lão 80 tuổi và người vợ trẻ là có thật.
Hiện tại, vị đại gia này cùng vợ sống trong một căn nhà bề thế, khang trang ở Yên Sơn, Ba Vì. Hàng ngày, ông Trọng vẫn tự mình điều hành công việc kinh doanh. Trong khi đó, vợ ông, chị Đinh Thị Thoan cũng trợ giúp ông đắc lực trong việc quản lý, điều hành công việc. Vài năm sau ngày cưới, ông Trọng và vợ cho ra đời liền tù tì 2 người con, 1 gái, 1 trai xinh đẹp, kháu khỉnh và giống bố “như đúc”.
Dù đã 90 tuổi nhưng ông Trọng vẫn tự mình điều hành công việc kinh doanh một cách trơn tru, hiệu quả.
Đám cưới đặc biệt của ông Trọng và người vợ trẻ cách đây 10 năm.
Khi được hỏi về bí quyết gìn giữ cuộc hôn nhân “lệch tuổi này” ông Trọng cười lớn cho biết, tất cả đều xuất phát từ tình cảm chân thành và sự thấu hiểu lẫn nhau. “Người ta vẫn bảo tôi đào hoa nhưng kỳ thực không phải vậy. Tôi là người chung tình, đã yêu ai là yêu mãnh liệt, say đắm phải cái đường tình duyên lận đận nên đến tận cuối đời mới gặp được người con gái yêu mình, vì mình và đáng để cho mình hy sinh mọi thứ”, ông Trọng nói.
Trong khi đó, ngồi bên chồng chị Thoan bẽn lẽn, thỉnh thoảng lại nở nụ cười e lệ. Chị bảo, dù chênh nhau hàng chục tuổi nhưng chồng chị rất tâm lý, sống có trách nhiệm và đặc biệt vẫn… lãng mạn như thủa mới yêu lần đầu.
Chính tài năng, tâm hồn yêu thơ ca của ông Trọng đã khiến chị “say nắng” và phải lòng lúc nào không biết: “Cho đến bây giờ, tôi vẫn không thể lý giải được tình cảm kỳ lạ của mình. Tất cả là do duyên số và mọi thứ đến một cách tự nhiên. Tôi không bao giờ hối hận với quyết định của mình, nếu được chọn lại một lần nữa chắc chắn tôi vẫn lấy chồng tôi hiện tại”, chị Thoan chia sẻ.
Theo Hà Trang – Ảnh, video: Toàn Vũ (Dân Trí)
Gặp lại đôi vợ chồng trẻ 2 năm sau "đám cưới đặc biệt"
Công - Mai, đôi vợ chồng trẻ trong cái đám cưới đặc biệt diễn ra cách đây gần 2 năm mà Dân trí đã từng đưa tin, nay đã có đứa con đầu lòng bụ bẫm, đáng yêu. Đó là kết tinh, thành quả của một chuyện tình đẹp vượt núi rừng.
Bạn đọc hẳn vẫn chưa quên đám cưới đặc biệt diễn ra cách đây gần 2 năm tại bản Rào Tre (xã Hương Liên, Hương Khê, Hà Tĩnh) khi cô dâu là một cô gái dân tộc Chứt, còn chàng rể là một chàng trai khác làng người Kinh.
Đồn Biên phòng bản Rào Tre, Tổ công tác cắm bản Rào Tre phối hợp với các ngành chức năng huyện Hương Khê đã tổ chức đám cưới cho Công và Mai vào ngày 7/4/2015,
Sau gần 2 năm, chúng tôi đã có dịp gặp lại đôi vợ chồng trong đám cưới đặc biệt năm ấy. Giờ đây, đôi vợ chồng trẻ đã chào đón thêm thành viên mới rất bụ bẫm, đáng yêu. Cuộc sống của 2 vợ chồng cũng đã ổn định, có của ăn của để.
Giờ ngồi kể lại câu chuyện tình của mình cả Công và Mai vẫn còn bồi hồi và có chút ngượng ngịu.
Công là con một trong gia đình, tuổi thơ gặp nhiều bất hạnh, cha mẹ ly hôn khi Công mới 2 tuổi. Hơn 20 năm qua, 2 mẹ con Công dựa vào nhau sống qua ngày. Năm 2009, Công lên đường nhập ngũ, sau khi hoàn thành nhiệm vụ, ra quân, Công lại về quê sống với mẹ.
Còn Mai là chị cả trong một gia đình có 4 chị em. Trong bản Mai là một trong số rất hiếm hoi thiếu nữ được học cao. Mai học đến lớp 11 tại Trường Nội trú ở TT Hương Khê, sau đó em về bản tiếp tục lao động và trở thành cô giáo "không lương" bày chữ cho các em nhỏ trong bản của mình.
Câu chuyện tình của họ bắt đầu từ năm 2011. Lúc bấy giờ tại bản Rào Tre, Đồn Biên phòng Bản Giàng cùng Tổ công tác cắm bản Rào Tre phối hợp với chính quyền xã Hương Liên tổ chức đêm giao lưu tình quân dân tại bản. Đêm ấy, Công và Mai đã gặp nhau.
Ngay từ lần gặp đầu tiên, nhịp đập trái tim của 2 người đã như là một. Họ tìm hiểu, làm quen... và sau 1 năm thì trao lời yêu thương.
Những món quà dành cho đôi bạn trẻ Công -Mai trong ngày cưới
Khi tình yêu vừa chớm nở thì họ lại phải xa nhau. Công phải vào miền Nam làm ăn, còn Mai tiếp tục ở lại bản. Tưởng rằng thời gian, khoảng cách sẽ đẩy 2 trái tim ra xa nhưng chính lúc này tình yêu mãnh liệt, chân thành của họ càng được minh chứng.
Khi vượt qua được khoảng cách về địa lý thì cả 2 lại phải đối mặt với sự phản đối từ gia đình, họ hàng. Khi biết Công yêu cô gái người dân tộc Chứt, mẹ Công và anh em họ hàng đã phản đối kịch liệt.
Nhưng bằng tình yêu chân thành, Công đã tìm mọi cách thuyết phục, giải thích cho mọi người hiểu và cuối cùng tình yêu của hai bạn đã được chấp nhận.
Vào ngày 7/4/2015, Đồn Biên phòng bản Rào Tre, Tổ công tác cắm bản Rào Tre phối hợp với các ngành chức năng huyện Hương Khê đã tổ chức đám cưới cho Công và Mai. Đây là đám cưới hết sức đặc biệt, lần đầu tiên cô dâu là một cô gái dân tộc Chứt, còn chàng rể là một chàng trai khác làng người Kinh.
Ngôi nhà nhỏ hạnh phúc của Công và Mai sau 2 năm lấy nhau
Cuộc sống ban đầu của đôi vợ trẻ còn gặp nhiều khó khăn. Song nhờ sự cần cù, siêng năng của cả 2 vợ chồng nên cuộc sống cũng đã dần ổn định. Và niềm vui của đôi vợ chồng như được nhân đôi khi vào đầu năm 2016, đứa con trai đầu lòng ra đời, được đặt tên là Hồ Lê Trung Hiếu (theo phong tục ở đây ai cũng mang họ Bác Hồ).
Để giúp đôi vợ chồng trẻ, Đảng và Nhà nước, chính quyền các cấp đã tạo điều kiện xây dựng nhà ở và hỗ trợ một số tiền để hai vợ chồng lấy vốn làm ăn. Với ý chí vượt lên, phát triển kinh tế, làm giàu trên mảnh đất khô cằn nên cuộc sống của đôi vợ chồng trẻ cũng đã ổn định, có của ăn của để. Trong ngôi nhà nhỏ của Công và Mai luôn tràn ngập tiếng cười, hạnh phúc.
"Nhà nước đã hỗ trợ và tạo điều kiện rất nhiều để vợ chồng em làm ăn, phát triển kinh tế. Giờ trong nhà cũng đã có của ăn của để. Hai vợ chồng sẽ nuôi con và cho con ăn học thành người cũng như sẽ cố gắng giúp dân bản ở đây học được con chữ, biết cách làm ăn để thoát nghèo", Công tâm sự.
Mẹ của Công là bà Lê Thị Thành cũng đã gác mọi công việc ở quê để lên cùng phụ giúp với các con. Bà chỉ cho người con dâu từng ly từng tý từ cách trồng rau, chăm gà...
"Ban đầu ngăn cấm vì hai đứa là hai dân tộc khác nhau nên sẽ gặp khó khăn. Nhưng giờ đây nhìn con hạnh phúc như thế tôi cũng vui lắm", bà Thành nói.
Một cán bộ Tổ công tác cắm bản Rào Tre cho biết: "Hiện nay mặc dù đã có nhiều cố gắng song nhiều tập tục của bà con dân tộc Chứt vẫn chưa thay đổi được nhiều. Bà con vẫn còn chậm trong vấn đề học cách sản xuất. Việc có những mối tình "vượt biên giới" như Công và Mai thật sự như cuộc cách mạng. Đây sẽ là một tiền đề để cứu lấy đồng bào dân tộc Chứt trước sự suy thoái về nói giống vì nạn hôn nhân cận huyết".
"Thời gian qua, Đồn Biên phòng và chính quyền các cấp luôn hỗ trợ và tạo điều kiện cho bà con cũng như những đôi vợ chồng trẻ như Công và Mai. Cuộc sống của Công và Mai bây giờ cũng đã ổn định. Đây thực sự là một tín hiệu đáng mừng", vị cán bộ này chia sẻ thêm.
Xuân Sinh
Theo Dantri
Chú rể 73 tuổi rước cô dâu 70 trong ngày đầu năm mới Ngày đầu tiên của năm 2017, tại Phủ Lý, Hà Nam đã diễn ra một đám cưới đặc biệt của một đôi uyên ương đã bước qua tuổi 70, khiến cả xã xôn xao. Cũng như bao đám cưới khác, đám cưới của đôi uyên ương này cũng có trầu cau, lễ ăn hỏi, lễ đón dâu, xe hoa, sính lễ... Điểm đặc...