Đám cưới… giữa đường và những chuyện bi hài
Những rạp cưới được dựng giữa đường khiến không ít người khó chịu.
Rạp cưới lấn hết đường, chỉ còn một lối nhỏ đủ cho xa máy lách qua
Rạp cưới dựng giữa đường cản trở giao thông qua lại, gia chủ ngang nhiên đặt biển báo bắt mọi người vòng đường khác, thậm chí đặt biển… công trường đang thi công trước rạp cưới để chặn đường. Bức tranh mất mỹ quan ấy khiến nhiều người không khỏi bức xúc.
Khi rạp cưới thành… “hầm đường bộ”
Cũng như mọi năm, cứ vào thời điểm gần Tết Nguyên đán thì cũng chính là khoảng thời gian rất nhiều nhà có “chuyện hỷ”. Với những gia đình nông thôn thì việc tổ chức một đám cưới tại nhà không mấy khó khăn nhờ nhà cửa, đất đai rộng rãi. Nhà nào có hơi nhỏ một chút cũng có thể dễ dàng “ké thêm” nhà hàng xóm vài mâm cỗ.
Tuy nhiên, đối với những gia đình ở đô thị thì quả thực chuyện đón khách khứa sao cho thuận tiện là một câu hỏi khó. Đó cũng chính là lý do nhiều nhà không còn cách nào khác là phải dựng rạp giữa đường. Cũng theo đó mà biết bao chuyện bi hài xảy ra.
Có lẽ không đâu mà việc dựng rạp ăn cỗ giữa đường lại “phổ biến” như ở Hà Nội. Vào mùa cưới cao điểm, có ngày, đi từ đầu phố đến cuối phố cũng bắt gặp 2, 3 rạp cưới được dựng hiên ngang giữa đường. Nhà mặt phố thì chiếm dụng hết cái vỉa hè hoặc lấn xuống đến quá nửa con đường, nhà trong ngõ thì ôi thôi cả rạp cưới “nuốt gọn” hết con đường.
Thông thường, rạp cưới được gia chủ dựng trước hôm cưới chính 1 ngày. Lúc này, các phương tiện lưu thông trên đường bất đắc dĩ được đi qua một chiếc “hầm đường bộ” bằng phông bạt kéo dài vài mét. Tuy nhiên, đến ngày cưới chính, khi nhà chủ đã bày bàn ghế vào rạp thì con đường coi như bị chặn hoàn toàn, chỉ còn người đi bộ hoặc phương tiện nhỏ là còn lách qua được.
Trong một con ngõ trên phố Mai Động vào cuối tháng 12, một rạp cưới như vậy từng khiến bao người đi đường khóc dở mếu dở vì được phen lạc đường khi phải đi đường vòng tránh đám cưới.
Số là nhà bà Nguyễn H.M hôm đó cho con gái về nhà chồng. Lúc đầu gia đình cũng định thuê nhà hàng để tổ chức đám cưới, tuy nhiên cuối cùng lại quyết định dựng rạp ngay gần nhà để mời cỗ cho tiết kiệm. Con ngõ quá nhỏ nên khi rạp cưới được dựng lên thì không còn thừa đủ chỗ cho một chiếc xe đạp lách qua chứ đừng nói đến xe máy. Thế là nhà bà liền làm một chiếc biển báo đặt ngay đầu ngõ, trên đó ghi: “Phía trước là rạp cưới, vui lòng đi lối này” kèm theo một dấu mũi tên chỉ sang bên phải.
Nhiều người đi đường thấy biển báo đám cưới thì cũng thông cảm mà đi vòng theo hướng dẫn. Khổ nỗi, theo hướng mũi tên chỉ đường là một con ngõ loằng ngoằng, nhiều ngã rẽ, khiến không ít người lạc đường, mất hàng tiếng đồng hồ mới tìm được lối ra.
Video đang HOT
Rạp cưới trở thành “hầm đường bộ” tạm thời
“Có phải ai cũng có tiền mà vào nhà hàng đâu. Với cũng chả mấy khi nhà có việc lớn thế này. Sau đứa lớn này tôi cũng chỉ còn một thằng con nữa phải lo việc cưới xin thôi. Chắc mọi người cũng thông cảm. Trong con ngõ này ai chả dựng rạp ngoài đường”, bà M. hồn nhiên nói.
Những lời giải thích có phần hơi… cùn của bà M. ấy vậy mà dường như lại là thực tế đang diễn ra khá phổ biến. Điển hình như nếu ra đường vào một ngày đẹp, bạn có thể vô tình “đụng” phải vài cái rạp cưới giữa đường như vậy. Nếu chưa đến giờ mời cỗ thì chủ nhà có thể vẫn cố gắng xếp gọn bàn ghế đủ để 1 chiếc xe máy đi qua. Tuy nhiên, đến giờ “động đũa” của khách khứa thì không ai bảo ai, cứ tự động đi theo dấu mũi tên.
Và trong lúc các vị khách đến mừng cưới phải ăn vội ăn vàng cho xong bữa cỗ giữa phố thì người đi đường cũng phải chặc lưỡi vòng sang ngã khác để nhường chỗ cho đám cưới. Vô hình chung, cái rạp cưới giữa đường lại làm giảm đi ít nhiều sự vui vẻ, thoải mái của cả chủ nhà lẫn khách khứa tới mừng cho hạnh phúc lứa đôi.
Đến đại gia cũng dựng rạp cưới lấn đường
Việc người dân ở các khu phố đô thị vì điều kiện không cho phép nên phải dựng rạp giữa đường thì có thể hiểu được, tuy nhiên, không ít nhà đại gia cũng… đua theo phong trào lấn đường làm đám cưới này.
Những người dân ở phường Hòa Phú, TP. Thủ Dầu Một (Bình Dương) có lẽ vẫn chưa quên được trại cưới “hoành tráng” chiếm hết 2/3 đại lộ Trần Quốc Toản vào ngày 28/7/2013. Rạp cưới được cho là của một đại gia bất động sản đã ngang nhiên lấn chiếm gần hết đường.
Rạp cưới chiếm dụng 2/3 lòng đại lộ
Để chiếm dụng hết mặt đường trước nhà làm nơi đãi tiệc, chủ nhân tiệc cưới đã dùng các biển báo “công trường đang thi công”. Hai bên đường dẫn vào nơi đãi tiệc dày đặc xế hộp đậu từ vỉa hè tràn xuống lòng đường.
Biển báo “công trường đang thi công” ngang nhiên được sử dụng vào mục đích riêng
Phần đường hẹp còn lại, ngoại trừ xe 2 bánh, các loại xe khác phải chạy trái chiều mới có thể tiếp tục lưu thông. Địa điểm dựng rạp cưới cách trụ sở UBND phường Hoà Phú vài trăm mét. “Khách đến dự cưới có một số cán bộ địa phương”, một người dân cho biết.
Đường nhỏ dựng rạp nhỏ, đường to thì dựng rạp to, dường như “đám cưới giữa đường” đang trở thành một phong trào tùy tiện, làm mất cảnh quan nơi công cộng.
Không chỉ dựng rạp, nhiều nhà còn tận dụng ngay lòng đường làm bãi giữ xe cho khách, khiến con đường càng trở nên chật cứng.
Chị Nguyễn Thanh Hoa, một người đi đường, bức xúc: “Tôi không hiểu họ nghĩ gì mà cứ thi nhau làm đám cưới giữa đường như vậy. Đường phố chứ có phải nhà hàng, nhà riêng đâu mà dựng rạp chiếm hết lối đi. Chưa kể khách khứa cũng vừa ăn cỗ, vừa phải nơm nớp lo sợ có tay xế nào chệch tay lái khi đi qua hay không”.
Không chỉ đón khách, tổ chức cỗ bàn, không ít gia chủ còn lắp hẳn hệ thống karaoke ngay trong rạp, mở nhạc tưng bừng làm người dân xung quanh buộc phải trở thành thính giả bất đắc dĩ.
Rõ ràng, dựng rạp ra ngoài đường phố thì rộng rãi, thoải mái lại “hạt dẻ”, tiện mọi đường cho nhà gia chủ nhưng lại phiền hà đủ đường cho người tham gia giao thông. Phong trào đám cưới giữa đường không chỉ cản trở giao thông, thể hiện sự thiếu tôn trọng với cộng đồng mà còn làm mất mỹ quan đô thị.
Theo Xahoi
Voi quật chết người: Chớ đùa với thú dữ!
Công tác tuyển dụng người chăm sóc, huấn luyện thú dữ ở các vườn thú đang bị xem nhẹ.
Sáng 24/12, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bình Dương kết hợp Cơ quan Cites Việt Nam đã đến khu du lịch Đại Nam (TP Thủ Dầu Một, Bình Dương) kiểm tra hiện trường vụ voi quật chết quản tượng Đoàn Hữu Tài (28 tuổi, quê Vĩnh Long) vào chiều 23/12.
Mùi sơn giết người quản tượng
Theo biên bản làm việc giữa khu du lịch Đại Nam với cơ quan chức năng Bình Dương, anh Tài thiệt mạng khi mang thùng sơn nước đi vào chuồng của voi (có tên là Ka, giống đực, khoảng 9 tuổi, nặng khoảng 2 tấn).
Cụ thể, chiều 23/12, anh Tài cùng nhiều nhân viên vườn thú sơn lại hàng rào khu sân chơi của voi. Đến khoảng 15 giờ cùng ngày, thùng sơn vơi nên anh Tài cầm thùng đi lấy thêm. Đúng ra, để tới được chỗ lấy sơn, anh Tài phải đi vòng qua chuồng đang nhốt voi Ka. Tuy nhiên, anh lại đi tắt bằng cách xuyên qua chuồng này.
Các nhân chứng kể khi anh Tài đi vào chuồng thì voi Ka liền dùng vòi quấn anh nhấc lên. Nghe tiếng hét, các nhân viên khác chạy tới thì thấy anh Tài bị vòi voi cuốn lại đập mạnh vào vách chuồng. Mọi người tri hô voi Ka mới chịu thả anh Tài rơi vào hồ nước gần đó. Nạn nhân bị chấn thương nặng ở đầu, vỡ não và tử vong trước khi được đưa đến bệnh viện.
Đại diện khu du lịch Đại Nam cho biết cùng ngày, thi thể anh Tài đã được chuyển về quê. Trước mắt, phía công ty sẽ lo toàn bộ chi phí mai táng và đang cân nhắc hỗ trợ tiền cho người thân anh Tài.
Anh Tài thiệt mạng vì bị voi Ka (ảnh) quật khi cầm thùng sơn đi xuyên qua cái chuồng này
Năm 2007, voi Ka cùng voi mẹ được đưa từ huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước về khu du lịch Đại Nam để diễn xiếc phục vụ du khách. Việc voi Ka tấn công anh Tài làm mọi người ở đây bất ngờ vì từ năm 2008, anh Tài đã chăm sóc nó. Chuồng nuôi voi Ka là nơi hằng ngày anh Tài lui tới cho ăn, tắm rửa cho voi. Đặc biệt, anh còn huấn luyện và biểu diễn xiếc với Ka.
Ông Trần Văn Nguyên, Phó chi cục Trưởng Chi cục Kiểm lâm Bình Dương, cho biết sau vụ việc, ông đã gọi điện tham khảo nhiều chuyên gia. Theo đó, hầu hết đều nghiêng về giả thuyết voi bị kích động do mùi lạ phát ra từ thùng sơn nước anh Tài mang vào chuồng voi.
Ông Nguyễn Vũ Khôi, Giám đốc Tổ chức Bảo vệ động vật hoang dã WAR, nhận định: "Khứu giác của voi cực kỳ nhạy, mùi sơn lạ làm voi cảm thấy môi trường sống của mình bị tác động khiến nó trở nên hoảng loạn, hung dữ và có thể tấn công cả người quen".
Tay ngang "chơi" với thú dữ
Năm 2009, cũng tại khu du lịch này, một nhóm nhân viên vườn thú mang cây xanh vào sân chơi của cọp để trồng. Thấy cây cối xao động, một con cọp hoảng loạn phóng qua vách ngăn cao khoảng 3 m, tấn công nhóm nhân viên trên. Hậu quả, anh Nguyễn Công Danh (47 tuổi) thiệt mạng.
Các chuyên gia cho rằng hai vụ việc trên cho thấy có hiện tượng chủ quan, thiếu kiến thức của một số nhân viên làm việc tại vườn thú trong khu du lịch Đại Nam.
Theo ông Nguyễn Vũ Khôi, ở Việt Nam hiện chưa có trường lớp đào tạo những người chăm sóc, thuần hóa hay huấn luyện thú dữ. Hầu hết những người đang "sống" với thú dữ ở các vườn thú hiện nay học ngành thú y. Không ít người chăm sóc, huấn luyện thú chỉ bằng kinh nghiệm "học lõm" được.
Như trường hợp anh Tài, theo hợp đồng lao động ký với khu du lịch Đại Nam, chức danh chuyên môn của anh là "nhân viên chăm sóc và nuôi dưỡng thú" nhưng không thể hiện trình độ học vấn hay chuyên môn.
Trở chứng bất cứ lúc nào Đắk Lắk hiện có 53 con voi nhà đang làm việc ở các khu du lịch huyện Lắk và Buôn Đôn. Hầu hết du khách tới các khu du lịch này đều cưỡi voi, đứng sát vào chúng để chụp ảnh. Không ít người bị voi tấn công, nếu nài voi không dùng các biện pháp mạnh can thiệp kịp thời thì sẽ nguy hiểm đến tính mạng. Voi trở nên hung dữ khi đang ở thời kỳ động dục, đói khát hay ức chế kéo dài. Khi voi động dục, chủ voi phải đưa vào rừng sâu, xích voi vào gốc cây một thời gian cho qua thời kỳ đó rồi mới đưa về. Tuy nhiên, nhiều chủ voi không nhận biết việc này, vẫn cho voi tiếp xúc với du khách nên rất nguy hiểm. Bên cạnh đó, theo PGS-TS Bảo Huy, Trường Đại học Tây Nguyên, voi có một số đặc tính khá giống con người như bị ức chế, thù oán, nhớ lâu... Voi tấn công người không nhất thiết vào thời điểm con người làm cho nó tức giận mà tích tụ từ trước đó. Việc các nài voi thường xuyên đánh đập voi hay môi trường sống bị giam cầm, thiếu thức ăn cũng dễ làm voi bị ức chế, đến một thời điểm nào đó thì bột phát.
Theo Khampha
Nguyên nhân khiến voi quật chết huấn luyện viên Mùi sơn lạ bất ngờ xộc vào mũi voi đã làm voi kích động không còn nhận ra người huấn luyện viên quen thuộc. Liên quan đến vụ voi quật chết huấn luyện viên Trần Hữu Tài (28 tuổi, quê Vĩnh Long) tại khu du lịch Đại Nam, TP. Thủ Dầu Một, Bình Dương, sáng 24/12, Cơ quan Cites Việt Nam (Công ước...