Đám cưới độc nhất vô nhị: “Choáng” với màn rước dâu bằng máy cày của chú rể Hà Tĩnh
Thay vì đi rước dâu bằng ô tô như nhiều đám cưới khác, chú rể này đã dùng hoa, bóng bay “biến” máy cày thành xe hoa khiến nhiều người bất ngờ, thích thú.
Trong ngày trọng đại của cuộc đời, có những đám cưới trăm tỷ xa hoa lộng lẫy nhưng cũng có những đám cưới với những hình ảnh hồn hậu, thôn quê như đám cưới dưới đây.
Theo những hình ảnh được đăng tải trên mạng xã hội, thay vì đi rước dâu bằng ô tô như nhiều đám cưới khác, chú rể này đã dùng hoa, bóng bay “biến” máy cày thành xe hoa khiến nhiều người bất ngờ, thích thú.
Ý tưởng táo bạo của cặp đôi đã thu hút và khiến người dân vô cùng thích thú.
“Xe hoa” của đôi uyên ương được trang trí thêm bóng bay kết hình trái tim, lá dừa…
Được biết, lễ rước dâu đặc biệt trên diễn ra tại thôn Kiều Mộc, xã Khánh Vĩnh Yên, huyện Can Lộc, Hà Tĩnh. Những chiếc máy cày trong đoàn rước dâu được dán chữ song hỉ và gắn hoa hồng, “xe hoa” của đôi uyên ương được trang trí thêm bóng bay kết hình trái tim, lá dừa…
Nhân vật chính của đám cưới đặc biệt đó là anh Nguyễn Đình Hân và chị Nguyễn Quỳnh Mai. Được biết, anh Hân và chị Mai là người cùng thôn, cả hai yêu nhau từ ngày cô gái còn học cấp ba, chàng trai là sinh viên. Hiện, chú rể là kỹ sư xây dựng, cô dâu làm du lịch, cùng công tác tại Hà Nội.
Chia sẻ với Thanh Niên, chú rể Đình Hân cho biết, vì hai nhà gần nhau nên anh muốn làm điều gì đó khác biệt trong đám cưới của mình. Khi về quê, anh thấy có nhiều máy cày nên lên ý tưởng rước dâu bằng chiếc xe đặc biệt này.
Trước đó, anh cũng cân nhắc đến việc đi rước dâu bằng trâu kéo nhưng sợ không an toàn, khi đông người trâu sẽ hoảng chạy nên anh quyết định dùng máy cày. “Tôi quyết định chọn máy cày vì vừa an toàn vừa gần gũi với cuộc sống. Máy cày đều là của hàng xóm cho mượn và cùng nhau trang trí”, anh Hân cho biết.
Phía sau máy cày “hoa” anh gắn thêm loa để mở nhạc đám cưới và có thêm 5 chiếc máy cày khác trong đoàn rước dâu.
Nhà của chú rể cách nhà cô dâu khoảng 500m, phía sau máy cày “hoa” anh gắn thêm loa để mở nhạc đám cưới và có thêm 5 chiếc máy cày khác trong đoàn rước dâu. Tham dự đám cưới đặc biệt, bạn bè, người thân hai bên không khỏi ngạc nhiên, thích thú.
“Mọi người ban đầu thấy hơi bất ngờ nhưng khi đám cưới diễn ra ai cũng thích và quay trực tiếp rất nhiều“, anh Hân chia sẻ.
Để chuẩn bị cho đoàn rước dâu đặc biệt này, chú rể cùng những người bạn của mình đã phải chuẩn bị từ trước đó cả tuần lễ, từ sơn sửa đến việc trang trí cầu rất kỳ, tỉ mỉ.
Anh Hân chia sẻ, một ngày trước đám cưới có tiết lộ với chị Mai là “anh sẽ rước dâu bằng máy cày”. Chị Mai phản hồi là “ngại và không muốn đi”. Bố mẹ, ông bà, người thân hai bên nội ngoại khi nghe anh Hân đề cập việc này đều cho rằng “làm linh tinh”. Dù nhiều người nghi ngại, song anh Hân bày tỏ ý kiến tuổi trẻ muốn phá cách một chút, quyết tâm thực hiện ý tưởng.
Chú rể cùng những người bạn của mình đã phải chuẩn bị từ trước đó cả tuần lễ, từ sơn sửa đến việc trang trí cầu rất kỳ, tỉ mỉ.
“Trưa nay, khi thấy tôi đưa dàn máy cày đến rước dâu, vợ vui vẻ và cười suốt. Bố mẹ cô ấy cũng hồ hởi đi theo sau, tiễn con về nhà chồng. Trên xe dâu, tôi lắp thêm loa, mở nhạc hát vang cả một vùng. Vợ tâm sự dù được thông báo từ trước, nhưng vẫn rất bất ngờ, vì thấy đám cưới của mình quá lan tỏa khi có rất nhiều người chia sẻ, phát trực tiếp lên mạng xã hội”, anh Hân nói.
Chú rể cho biết thêm, việc dùng máy cày rước dâu không hề mang tính chất phô trương, “mục đích muốn lưu giữ kỷ niệm đẹp trong ngày trọng đại của bản thân, mang lại sự vui vẻ, tinh thần thoải mái cho khách dự đám cưới”.
Ý tưởng táo bạo của cặp đôi đã thu hút và khiến người dân vô cùng thích thú. Chia sẻ trên báo Hà Tĩnh, anh Nguyễn Văn Dũng – người bạn của chú rể bày tỏ: “Đây là lựa chọn hết sức độc đáo của cô dâu, chú rể, khiến tất cả khách mời và bà con lối xóm cảm thấy vui vẻ, thích thú. Đây sẽ là kỷ niệm đáng nhớ của 2 nhân vật chính để họ sống bên nhau trăm năm hạnh phúc”.
Anh Hân quen vợ của mình cách đây 7 năm từ những buổi đi chăn bò, làm nông trên cánh đồng lúa bạt ngàn nên khi tổ chức đám cưới cũng muốn mọi thứ gần gũi với quê hương. Với anh Hân, chị Mai là người rất hiền, có tính cách nhẹ nhàng, thường quan tâm, lo lắng cho những người xung quanh.
Ngược lại, trong mắt chị Mai, anh Hân là người luôn kiên định trong công việc và cuộc sống. Chị yêu anh vì thấy anh cầu tiến, bản lĩnh, luôn cố gắng để cả hai cảm thấy thoải mái và hạnh phúc nhất.
Cảnh cưới xin "3 phần bất lực, 7 phần bất đắc dĩ" giữa mùa mưa gió: Hé lộ thêm thông tin thú vị
Khó vậy cũng nghĩ ra được!
Người ta vẫn thường quan niệm trời mưa là điềm lành trong những ngày trọng đại như đám cưới, đám hỏi. Song cùng với đó, thời tiết này sẽ gây ra những khó khăn trong việc di chuyển của cô dâu chú rể và gia đình 2 bên.
Tuy nhiên cái khó ló cái khôn. Mới đây một đoạn clip đám hỏi gặp trời mưa đang được cư dân mạng chia sẻ rầm rộ vì quá độc đáo và sáng tạo.
Nhà trai dùng chiếc ô khổng lồ đến nhà gái (Clip: Thanh Thanh Hà)
Trong đám hỏi này, vì trời mưa nên dàn bê tráp cùng với gia đình nhà trai trú dưới một nhà bạt di động và mang cả chiếc rạp động đó đi bộ đến nhà gái. Ở 4 góc, 4 người thân chú rể khiêng chiếc ô khổng lồ nhẹ bẫng, che đủ cho khoảng 20 người. Ngay cả trời mưa cũng không cản được chuyện chú rể rước cô dâu về dinh.
"Đám hỏi độc lạ với ô dù siêu to khổng lồ" - chủ nhân video và cũng là người nhà cô dâu viết.
Về phần nhà gái đang chờ đón nhà trai, mọi người cũng cười nói rôm rả, gọi đây là đám hỏi có 1-0-2 và ghi lại khoảnh khắc đặc biệt này.
Ai nấy đều cười rạng rỡ với sáng kiến này
Ngay sau khi được đăng tải, đoạn clip nhanh chóng viral, nhận về 3,1 triệu lượt xem và gần 2 nghìn bình luận chỉ sau 1 ngày. Ai nấy đều thích thú vì độ sáng tạo, nhảy số cực nhanh của đoàn nhà trai. Có người còn cho rằng có thể nhà cô dâu chú rể là hàng xóm nên mới có màn đội ô độc đáo này.
"Ai bảo ô chỉ đi được 2 người, người không quan trọng sẽ bị ướt bước ra đây! Ô này đi được tận 2 chục người kìa", "Khó vậy cũng nghĩ ra thật bái phục", "Thời tiết không cản được anh cưới em", "Tôi có 1 thắc mắc: Sao 4 ông khiêng cái rạp thấy nhẹ nhàng quá vậy", "Vậy mới vui mà nhiều kỷ niệm á", "Vạn sự khởi đầu nan nhưng đúng câu Thương nhau mấy núi cũng trèo/ Mấy sông cũng lội, mấy đèo cũng qua",... là một số bình luận từ cư dân mạng.
Trước những thắc mắc từ netizen, chủ nhân đoạn clip đã nhanh chóng giải thích. Người này cho biết đám hỏi diễn ra ở huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Nhà chú rể và cô dâu cũng không phải hàng xóm như nhiều người dự đoán mà là nhà trai đứng bên kia đường, đang chờ đến giờ lành để 2 nhà gặp nhau.
"Không phải gần mà nhà trai đứng bên kia đường, chờ đúng giờ mới vô nhà gái. Hên sao kế bên có cái rạp di động nên cái khó ló cái khôn, nhà trai mượn khiêng luôn" - chủ nhân clip giải thích.
Biểu cảm của cô dâu khi biết sính lễ của nhà trai quá ít, còn đòi trả góp: Tương lai sóng gió rồi! Chẳng cần phải tinh tế cũng thấy rõ cô dâu không vui, né tránh chú rể dù đang ở giữa ngày trọng đại. Cưới xin là sự kiện trọng đại của đời người. Tất nhiên, cả hai bên sẽ phải dành nhiều thời gian cân nhắc, suy nghĩ để đi đến quyết định cuối cùng một cách thoải mái, vui vẻ nhất. Bởi...