Đám cưới chịu chơi của người trẻ giàu có Trung Quốc
Các công ty lên kế hoạch đám cưới mọc lên như nấm, với lượng khách hàng trong độ tuổi đôi mươi giàu có, sẵn sàng chi hàng trăm nghìn USD cho lễ cưới.
Xu hướng mới của các cặp đôi Trung Quốc là chụp ảnh cưới ở nhiều quốc gia, hay tổ chức đám cưới ở nước ngoài. Ảnh: Ling
Tháng 9 vừa qua, Sheng Zuxing và hôn phu Zhang Ping làm đám cưới ở Thiên Tân, một thành phố cảng phía nam Bắc Kinh với sự tham gia của 60 khách mời, theo BBC.
Giống nhiều đám cưới kiểu Tây, Sheng mặc váy trắng, có người đưa nhẫn cưới và phù dâu, cô thậm chí còn thuê hẳn một công ty chuyên tổ chức sự kiện cưới – điều mà một thập kỷ trước rất hiếm gặp ở Trung Quốc.
Cặp đôi cũng kết hợp nhiều phong tục truyền thống Trung Quốc như nhận hồng bao – phong bì tiền mừng cưới màu đỏ, và nổ pháo khi cô dâu chú rể đến nơi tổ chức đám cưới. Họ cũng giữ một phong tục phổ biến, đó là tân lang không được phép nhìn thấy tân nương cho đến khi “hối lộ” cho họ hàng của cô dâu, và trả lời những câu hỏi như nơi gặp gỡ đầu tiên hay nơi hai người cùng nhau dùng bữa đầu tiên.
“Trong đời chỉ cưới có một lần, và ai cũng muốn nó trở thành kỷ niệm đẹp”, Sheng, 28 tuổi, nói. “Kết hôn là đại sự, do đó, tốn chút tiền và chụp thêm nhiều ảnh không thành vấn đề”.
Sheng và Zhang đại diện cho kỷ nguyên mới của ngành công nghiệp đám cưới Trung Quốc. Họ là những người trẻ trong tầng lớp trung thượng lưu ngày một tăng, sẵn sàng chi tiêu mạnh tay cho đám cưới lai giữa Trung Quốc truyền thống và phương Tây, với những bộ ảnh cưới hoành tráng và tiệc cưới xa hoa.
“Cô dâu nào ở Trung Quốc cũng muốn đi vào lễ đường trong chiếc váy trắng”, Raul Vasquez, chủ tịch công ty WBC chuyên tổ chức đám cưới có trụ sở ở Bắc Kinh, cho biết. “Họ lấy cảm hứng từ phương Tây”.
Đám cưới Trung Quốc pha trộn yếu tố phương Tây như váy cưới trắng, kèm hoa và phù dâu. Ảnh: Ling
Theo phân tích từ Báo cáo Phát triển Công nghiệp Đám cưới Trung Quốc, trung bình một đám cưới ở Trung Quốc tốn khoảng 12.000 USD, cao hơn 3.000 USD so với mức lương trung bình năm của người lao động thành thị năm 2014 là 8.900 USD. Ước tính, doanh thu từ ngành công nghiệp đám cưới năm 2015 ở Trung Quốc là 80 tỷ USD, tăng 40 % so với 57 tỷ USD năm 2011.
Hãng nghiên cứu thị trường IBIS World ước tính, một nửa số cặp đôi kết hôn ở Trung Quốc sử dụng nhiều hình thức dịch vụ khác với phương Tây như chụp ảnh cưới. Cô dâu chú rể phương Tây thường chỉ chụp ảnh ngày đám cưới nhưng tại Trung Quốc, các cặp đôi thường phải trả tiền cho những buổi chụp ảnh dài ngày, đôi khi chụp ở vài nước, nhiều ngày trước khi lễ cưới diễn ra.
Chịu chi
Video đang HOT
Hai tháng trước đám cưới, Sheng và Zhang chi 790 USD để chụp ảnh trong 5 bộ trang phục khác nhau, với hậu cảnh là du thuyền, bãi biển và công viên. Họ dùng ảnh đó thay thiệp mời qua WeChat – ứng dụng tin nhắn phổ biển ở Trung Quốc, kèm theo nhạc nền lãng mạn.
WBC thành lập năm 2011, giờ có 350 nhân viên chuyên tổ chức đám cưới, trải rộng khắp 39 thành phố Trung Quốc. Vaquaz cho biết, trung bình, một cặp đôi chi khoảng 31.600 USD cho đám cưới. Khách hàng của họ thường ở tuổi đôi mươi, giàu có, dân văn phòng và ở những thành phố lớn như Bắc Kinh, Thượng Hải.
Đối tác của WBC là Weddings, một công ty Trung Quốc chuyên tổ chức tiệc cưới do Ling thành lập năm 2009. Công ty này từng phục vụ nhiều lễ cưới của giới sao Trung Quốc, như đám cưới 200 khách của nữ diễn viên Chen Shu tại Bắc Kinh cùng đám cưới khác gồm 20 người ở Bali, Indonesia. Ling cho biết, khách hàng thường chi 55.000 – 63.000 USD cho đám cưới.
“Tôi nhận thấy rằng, nhiều cô dâu không phù hợp với phong cách và dịch vụ của nhiều công ty tổ chức của Trung Quốc cung cấp”, Ling, người từng học tổ chức đám cưới ở Mỹ, nhận xét.
“Đây là một trong những dịp quan trọng nhất trong đời người phụ nữ, do đó, họ có quyền tiếp cận với những nhà tổ chức đám cưới chuyên nghiệp nhất, giúp họ lên kế hoạch cho đám cưới khiến họ khi nhớ suốt đời”.
Năm ngoái, Ling đã lên kế hoạch đám cưới cho con gái của một trong những người giàu nhất Trung Quốc, tổ chức tại Myanmar với 2.000 khách tham gia. Guo Pei, nhà thiết kế thời trang Trung Quốc đã thiết kế váy cho cô dâu, và một nhà thiết kế hoa Hà Lan đã tạo ra khung cảnh tuyệt đẹp cho lễ cưới, với 20.000 bông hồng, hàng trăm đèn chùm, sân khấu có vũ công biểu diễn. Nhiếp ảnh gia nổi tiếng Hong Kong CM Leung cũng được thuê để chụp ảnh từ lúc lên kế hoạch, chuẩn bị cho đám cưới, chụp ảnh cưới ở Fiji, cho đến tận ngày diễn ra hôn lễ.
Đám cưới đó tiêu tốn “hàng trăm nghìn USD”, và mất 6 tháng để chuẩn bị, quả là một thử thách, Ling nói, vì đòi hỏi nhiều nước khác nhau tham gia công tác chuẩn bị. “Chúng tôi làm việc cùng nhau 14 tiếng một ngày, mỗi ngày họp hai lần để chỉnh sửa, sao cho cặp đôi ưng ý nhất”, Ling nói.
Trung bình mỗi cặp đôi Trung Quốc chi khoảng 12.000 USD cho lễ cưới. Ảnh: Ling
Khác với đám cưới kiểu Tây, thường tổ chức vào ngày nghỉ, đám cưới Trung Quốc vẫn phải tuân theo một số phong tục truyền thống, như nhất quyết phải tổ chức theo ngày giờ thầy bói phán, bất luận ngày đó rơi vào thứ hai hay thứ bảy. Cặp đôi Trung Quốc không nhận tặng phẩm, mà nhận hồng bao.
Thời gian tổ chức ở mỗi vùng miền cũng khác nhau. Ở miền bắc, đa phần tổ chức từ sáng, đến trưa thì kết thúc còn ở miền nam như Thượng Hải, thường diễn ra từ chiều đến tối. Đám cưới của Shen và Zhang bắt đầu lúc 10h58, được coi là giờ lành, và kết thúc lúc 15h.
Một xu hướng khác là cô dâu, chú rể Trung Quốc tổ chức đám cưới nhỏ ở nước ngoài như Bali hay Thái Lan, hoặc tổ chức trên du thuyền. Năm ngoái, WBC đã hợp tác với Royal Caribbean thiết kế một đám cưới trên du thuyền sang trọng Mariner of the Seas.
Ngành công nghiệp lập kế hoạch cho đám cưới đang mọc lên như nấm, với hơn 100 công ty đăng ký mỗi năm riêng ở Bắc Kinh, theo Ủy ban Dịch vụ Cưới hỏi Công nghiệp Trung Quốc. WBC cũng điều hành một trung tâm đào tạo ở Sanlitun, khu phố trung tâm Bắc Kinh, với những khóa học ngắn hạn 12 ngày, học phí khoảng 3.300 USD.
Đám cưới của Sheng diễn ra tốt đẹp, khách mời lần lượt thưởng thức cá, sườn, rau và súp. Còn Sheng, cô thay chiếc váy thứ ba trong ngày, có màu đỏ, thân trên là kiểu xường xám truyền thống, chân váy xòe bằng vải tuyn, sau khi tiệc cưới kết thúc.
“Tôi rất hạnh phúc”, Sheng nói, mắt nhìn chiếc nhẫn cưới. “Nó thật là đẹp”.
Hồng Hạnh
Theo VNE
Bật mí về cách tiêu tiền của giới nhà giàu Nhật Bản
Quan điểm của giới nhà giàu Nhật Bản là không khoe khoang tài sản, họ né tránh phô trương. Nhà giàu Nhật Bản không xây dựng biệt thự, mà chỉ thích tiêu tiền ở trong nước. Họ thích đi du lịch trong nước, dùng rượu trong nước và các tác phẩm nghệ thuật của Nhật Bản hơn là phương Tây. Họ cho rằng đây là biểu hiện của trách nhiệm công dân Nhật Bản.
Một trong những vấn đề kinh tế xã hội lớn nhất trong các nước phát triển hiện nay chính là khoảng cách về thu nhập giữa người giàu và người nghèo. Ở Mỹ, vấn đề này đã trở thành một vấn đề lớn khi mà 1% người giàu luôn tìm cách sống cô lập với phần còn lại của xã hội.
Ảnh: Japan Times
Giới nhà giàu ở Nhật Bản thì khác. Ở Nhật Bản bạn có thể sống ngay bên cạnh một triệu phú mà bạn không hề biết họ là triệu phú, bởi vì những ngôi nhà của họ cũng chỉ đơn sơ như của bạn.
Quan điểm của giới nhà giàu Nhật Bản là không khoe khoang tài sản. Quan điểm này được căn cứ dựa trên lối sống lâu nay của người Nhật không muốn nổi bật giữa đám đông.
Những năm gần đây, khi thị trường chứng khoán Nhật không ngừng tăng điểm, giới truyền thông Nhật đang nhắc nhiều hơn đến "giới siêu giàu".
Tuy nhiên, bạn định nghĩa một người giàu ở Nhật Bản là thế nào? Theo ông Atsushi Miura, người mà năm ngoái đã xuất bản cuốn sách có tựa đề "Người giàu mới", thì trong ngành công nghiệp tài chính, một người được xem là giàu có nếu như thu nhập hàng năm của họ trên 30 triệu Yên và họ sở hữu khối tài sản ít nhất là 100 triệu Yên.
Hiện có khoảng 1% người Nhật đang sở hữu khối tài sản 1,3 triệu Yên.
Hay một cách khác để định nghĩa người giàu ở Nhật chính là những người này thường sống bằng lợi nhuận từ các khoản đầu tư hoặc tài sản khác, mà không cần động đến số tài sản nằm trong khoảng 1,3 triệu Yên này.
Trong nghiên cứu của mình, ông Miura phát hiện rằng, 1% người giàu Nhật đang né tránh phô trương. Họ không xây dựng biệt thự. Họ thường chi tiêu tiền vào những thứ họ thích và có xu hướng nghiêng về những thứ phi vật thể.
Họ thường tiêu tiền vào nghệ thuật và các buổi hòa nhạc chứ không phải là những chiếc xe hạng sang hay món đồ trang sức đắt tiền. Họ thường đi du lịch và đặc biệt là đi du lịch trên biển.
Ông Miura cũng phát hiện rằng những người giàu mới ở Nhật thường có xu hướng tiêu xài tiền trong nước nhiều hơn. Họ mua mọi thứ và đi du lịch trong nước. Họ thích dùng loại rượu nihonshu (loại rượu nổi tiếng của Nhật Bản) hơn là rượu ngoại và họ thích các tác phẩm nghệ thuật của Nhật Bản hơn là của phương Tây.
Đây không chỉ đơn giản là vấn đề về thẩm mỹ. Đây chính là một biểu hiện của trách nhiệm công dân Nhật Bản.
Những người giàu mới ở Nhật Bản hiểu được vị trí của họ trong xã hội và họ biết rằng đất nước Nhật Bản cần tiền của họ.
Tuy nhiên, giống như bao người giàu ở các quốc gia khác, người giàu ở Nhật Bản cũng thường né tránh việc để các tài sản của họ bị đánh thuế. Theo đó, họ cũng cố gắng giữ tài sản của họ ở nước ngoài. Tuy nhiên, sang năm nay, chính phủ Nhật Bản đã ra quy định, những người nào có tài sản vượt quá 50 triệu Yên thì phải báo cáo.
Một đặc điểm khác của những người giàu mới ở Nhật Bản đó là họ ý thức được sự giàu có. Đó chính là lý do những người giàu mới ở Nhật Bản thường giàu có bằng chính nỗ lực, ý tưởng và kỹ năng của họ.
Thậm chí, những người được thừa kế tài sản thì họ cũng luôn cố gắng làm việc và tích lũy. Không có khái niệm "người giàu nhàn rỗi" ở Nhật Bản.
Trên thực tế, đối với con cái của những người giàu ở Nhật, những gì họ để lại cho con của họ không phải là nhiều tiền mà là những kỹ năng để kiếm tiền. Họ đặc biệt quan tâm đến việc mang đến cho con những cơ hội giáo dục tốt nhất, hiểu cách vận động của dòng tiền trong xã hội, cách kiếm tiền.
Theo nhà nghiên cứu Junji Hatoriya thuộc tổ chức Nomura Research, con cái của những người giàu có không nhất thiết phải kế thừa sự giàu có của họ hoặc mong đợi để kế thừa nó. Thay vào đó, chúng nhìn vào cha mẹ của mình và học hỏi.
Trong khi chỉ có 8% dân số có kinh nghiệm đầu tư, thì có tới 24% những đứa trẻ xuất thân từ gia đình có tài sản trên 100 triệu Yên có kinh nghiệm đầu tư, 52% có các danh mục đầu tư riêng.
Cũng theo Nomura, cha mẹ đóng vai trò rất quan trọng trong việc hình thành nên kinh nghiệm đầu tư cho con cái mình.
Nomura định nghĩa "cặp đôi quyền lực" đó là những cặp đôi mà trong đó cả hai đều đi làm và kiếm 10 triệu Yên mỗi năm. Trong nhóm này, có đến 44% có kinh nghiệm đầu tư.
Một nghiên cứu khác của Nomura chính là người Nhật rất sành công nghệ. Dù họ là những người về hưu thì họ vẫn rất am hiểu công nghệ và họ dành một khối lượng lớn thời gian để online. Theo đó, họ hiểu được thế giới hoạt động ra sao và giáo dục về đầu tư thông qua internet thế nào.
Nomura ước tính có khoảng 8,8 triệu người Nhật thuộc nhóm sành công nghệ có tài sản trung bình khoảng 26 triệu Yên.
Theo Tuyết Nhung (Theo Japan Times) (Một thế giới)
Số tỉ phú Trung Quốc lần đầu tiên vượt Mỹ Số tỉ phú ở Trung Quốc lần đầu tiên vượt qua Mỹ, theo một khảo sát thường niên công bố vào ngày 15.10. Tỉ phú Wang Jianlin, Chủ tịch tập đoàn Wanda, trở thành người giàu nhất Trung Quốc - Ảnh: AFP Trung Quốc hiện có 596 tỉ phú, trong khi Mỹ chỉ có 537 tỉ phú, theo kết quả khảo sát thường...