Đám cưới bất thành, nhà trai kiện cô dâu đòi trả vàng sính lễ
Nghe mẹ chồng tương lai bảo cưới xong phải nghỉ làm, chị Dung (Đồng Tháp) quyết hủy hôn. Còn nhà trai thì đòi quà đã trao.
Thị trấn Thường Thới Tiền, huyện Hồng Ngự, Đồng Tháp, hơn một năm nay đâu đâu cũng xôn xao câu chuyện gia đình anh Tuấn (33 tuổi) ra tòa đòi nhà vợ hụt là chị Dung (27 tuổi) trả lại quà đã trao trong lễ đính hôn. Theo một thẩm phán của TAND huyện Hồng Ngự, đây là câu chuyện hy hữu, lần đầu tiên sau hơn ba mươi năm ngồi xử các vụ án gia đình ông chứng kiến. “Điều lạ là mẹ chồng tương lai đòi hủy hôn chỉ vì con dâu nhất mực muốn đi làm sau khi đôi trẻ cưới nhau”, vị thẩm phán nói.
Năm 2016, sau 4 năm quen nhau và đã đi làm ổn định được 2 năm, chị Dung và anh Tuấn tổ chức lễ đính hôn. Phía nhà trai cử 30 người sang nhà gái làm lễ và bàn bạc chuyện cưới xin.
Tại buổi lễ, bà Duyên cùng con trai đã trao cho nhà thông gia và con dâu tương lai tổng cộng gần 63 triệu đồng và 21 chỉ vàng làm của hồi môn. Cuộc gặp diễn ra vô cùng vui vẻ. Bà Duyên tự hào vì con trai mình quen được cô gái ăn học đàng hoàng, gia đình nề nếp. Họ thống nhất lễ cưới của đôi trẻ sẽ diễn ra vào mùa xuân năm sau.
Chị Dung rất buồn khi bị hủy hôn, nhưng lại thấy may mắn khi không từ bỏ quyết định của mình. Ảnh: P.T.
Gia đình có công ty sản xuất riêng, bà Duyên dự tính, chị Dung về sẽ chỉ ở nhà sinh và chăm con, kinh tế để chồng lo, nếu thiếu bà sẽ phụ. Một lần đến chơi, nghe được điều đó, chị Dung phản ứng rất quyết liệt.
“Mười mấy năm đèn sách, bốn năm đại học tôi mới xin được việc làm, mức lương 10 triệu/tháng, giờ kêu ở nhà sinh con, hàng tháng ngửa tay xin tiền đâu được. Tôi không muốn phụ thuộc ai cả”, chị Dung nói, đồng thời năn nỉ người yêu khuyên mẹ thay đổi.
Bà Duyên một hai không đồng ý. “Mới đám hỏi mà nó cãi như vậy thì khi về làm dâu nó leo lên đầu tôi ngồi. Nhà cũng có điều kiện, tôi không muốn con dâu phải khổ cực đi làm thuê làm mướn, vậy mà nó chống chế. Tôi không muốn có đứa con dâu như vậy. Không cưới xin gì nữa hết. Trả hết quà, vàng cưới đây cho tôi”, bà Duyên bức xúc.
Video đang HOT
Suốt mấy tháng liền hai gia đình ngồi lại nói chuyện phải trái, phân tích đúng sai. Gia đình chị Dung ra điều kiện con gái họ phải được đi làm sau đám cưới mới gả. Còn bà Duyên thì nhất định bảo con dâu phải ở nhà làm nội trợ. Không ai chịu ai, đám cưới đã không diễn ra.
Bà Duyên yêu cầu chị Dung phải trả lại quà đã trao. “Đó là số tài sản tôi cho thằng Tuấn và vợ có vốn làm ăn. Bây giờ, đám cưới không diễn ra, tôi phải lấy lại. Từng đó là mồ hôi nước mắt của hai vợ chồng tôi làm việc vất vả. Tôi không muốn đưa cho người không xứng đáng”, người mẹ ấy đâm đơn ra toà kiện. Dù vẫn còn tình yêu với bạn gái, nhưng trước sự cương quyết của mẹ, anh Tuấn chẳng thể làm khác.
Chấp nhận huỷ hôn, nhưng chị Dung nhất quyết không trả quà, cho rằng, là do nhà trai tự nguyện đưa sang chứ không đòi hỏi. “Muốn cưới tôi, người ta làm rình rang. Bây giờ, bể kèo, người ta phơi bày cho thiên hạ thấy, chẳng xem danh dự của tôi ra gì”, chị Dung nói buồn.
Mới đây, tòa đã yêu cầu chị Dung phải trả một nửa số tài sản đã nhận. Vị thẩm phán phân tích, hôn lễ không diễn ra là do lỗi ở hai bên đã không thống nhất được việc chị Dung ở hay đi làm. Còn vàng tặng trong lễ đính hôn mang ý nghĩa như một lời chào mừng, đón chị Dung về làm vợ. Đó cũng là tài sản phía nhà trai cho đôi trẻ làm vốn khi mới xây dựng cuộc sống hôn nhân. Khi chuyện không như ý thì cả hai bên phải cùng có trách nhiệm.
Theo phong tục ở các tỉnh miền tây Nam bộ, khi đám cưới, nhà trai sẽ mang vàng, tiền sang nhà gái. Luật sư Lê Văn Hoan, Đoàn luật sư TP HCM cho biết, thực tế đã có nhiều vụ kiện đòi sính lễ khi đám cưới không diễn ra, nhưng đa số đều bị tòa bác đơn, vì đương sự không cung cấp được chứng cứ. Cũng có trường hợp được xem xét nhưng phải mất rất nhiều thời gian, công sức. Trường hợp của gia đình anh Tuấn là do bên nhà gái thừa nhận và có người làm chứng.
Một chuyên gia tâm lý của tổng đài 1080 cho rằng, phản ứng của chị Dung đòi được đi làm sau kết hôn là đúngvà thể hiện tính mạnh mẽ, quyết đoán, độc lập tài chính của người phụ nữ. Hiện nay, đa số phụ nữ vừa làm kinh tế, vừa có thể làm tốt việc nội trợ. Theo vị chuyên gia này, người phụ nữ lấy chồng, nghỉ việc ở nhà nội trợ, chăm con là đồng nghĩa với việc đẩy mình vào thế tụt hậu và phụ thuộc, đến khi muốn bứt ra sẽ nằm ở thế thụ động.
* Tên nhân vật đã thay đổi.
Theo VnExpress
Tôi muốn cho con học trường quốc tế nhưng chồng chì chiết can ngăn
Tôi thấy quá khổ sở trong khi con tỏ ra ham học dạn dĩ mà bố lại muốn can ngăn. Sống ở thành phố, thấy con người ta có nhiều điều kiện ăn học tôi cũng chạnh lòng
Năm nay, tôi 35 tuổi và hiện đang sống ở TP. Biên Hòa.Trước đây, hai vợ chồng tôi cùng làm công nhân ở một khu chế xuất. Sau khi sinh con đầu lòng, không ai giữ con nên tôi nghỉ làm ở nhà cơm nước. Tôi có một tuổi thơ thiệt thòi, học hành không đến nơi đến chốn. Bởi vậy, khi có con, tôi luôn muốn cho con điều kiện tốt nhất.
Tôi nghĩ mình sống vất vả thế nào sao cũng được, nhưng con phải được hưởng những điều tốt nhất. (ảnh minh họa nguồn Internet)
Tuy nhiên, kinh tế gia đình khó khăn, tôi chỉ cố gắng đến mức có thể. Con lớn hơn một chút, tôi tìm tòi kinh doanh online để tăng thu nhập. Hàng tháng, tôi có thể lo tiền ăn, tiền học phí mầm non ở một trường tư chất lượng tốt của thành phố.
Tôi cũng mơ tới việc tiết kiệm để mong đủ tiền mua một căn hộ nhỏ xinh trên cao. Nhưng tôi cũng nghĩ, đây là lúc tôi tập trung cho con, nên cần nhịn ăn nhịn mặc, cho con uống những loại sữa tốt nhất, ăn những thực phẩm sạch dù giá hơi cao. Tôi siêng năng quảng bá bán hàng, làm việc chăm chỉ ngày đêm để mong sau này con tiếp tục học trường chất lượng cao chứ không phải vào trường công.
Khi con đã 5 tuổi, tôi không dám sinh con thứ hai vì muốn dành cho con điều kiện tốt nhất. Tôi muốn cho con vào học trường quốc tế để sau này có thể đi du học. Nhưng chồng tôi không cùng quan điểm, anh luôn nói tôi mơ cao hão huyền.
Tôi không cãi lại, vì biết đã không cùng quan điểm rất khó tranh luận, chỉ âm thầm thực hiện ý định của mình. Tôi cho con đi học thêm ở trung tâm Anh ngữ quốc tế, học phí mỗi tháng gần 3 triệu đồng. Tôi dự định năm sau con vào lớp 1, sẽ cho con theo hệ thống trường quốc tế, học phí hơn 10 triệu đồng/ tháng.
Chồng biết tôi chuẩn bị hồ sơ thì chì chiết tôi hoang phí, không biết tiết kiệm để thoát cảnh sống nhà thuê hiện nay.
Tôi nói, toàn bộ chi phí đó đều do tôi lo liệu, mỗi tháng chồng chỉ đưa một nửa tiền lương, chỉ đủ tiền ăn ở cho riêng anh, vì vậy anh đừng can thiệp vào kế hoạch này.
Khóa học tiếng Anh hè kèm các chương trình ngoại khóa lên tới gần 20 triệu đồng. Tôi bấm bụng vét hết số tiền cuối trong tài khoản. Tuy vậy, thấy con đih5oc về với những tấm huy chương đầu lớp mỗi tuần, được thầy cô khen ngợi bé phát âm tiếng Anh không thua người bản xứ, tôi cảm thấy được an ủi phần nào. Vì thế, tôi càng quyết tâm cho con theo học trường quốc tế khi vào lớp Một.
Con tôi vui thích tới trường nên tôi càng căng mình cố gắng. (ảnh minh họa Internet)
Nhưng chồng tôi không thể ngừng gây gổ. Chồng bảo, cả nhà anh và nhà tôi không ai học quá cấp ba, đều lao động chân tay để sống mà tôi quá mơ mộng. Thu nhập của tôi trụ được bao nhiêu ngày mà tôi đua đòi với người ta. Anh chỉ muốn con học trường bình thường, học xong phổ thông rồi đi học nghề. Theo anh, con cần cuộc sống ổn định hơn mà cứ phải bươn chải cùng cha mẹ.
Tôi vẫn không theo anh, vì thấy đời mình đã quá thiệt thòi, không có điều kiện học hành, giờ là lúc phải thay đổi. Nhiều lúc đưa đón con đi học, tôi phải lén lút, nếu không anh sẽ la hét ầm ĩ cả con hẻm.
Thấy cha mẹ lục đục, con tôi hiểu chuyện, thường nói những câu khiến tôi xót ruột xót gan: "Con không đi học nữa đâu tốn tiền lắm", "Mẹ ơi, sao bố cứ bảo mẹ con sống trên mây là sao".
Vợ chồng tôi liên tục căng thẳng vì chuyện học phí của con (ảnh minh họa, nguồn Internet)
Tôi nghĩ, mơ ước của tôi không có lỗi, chỉ tại chồng tôi quá lo xa. Cuối tuần chở con đi nhà sách, nhìn con mải ngắm những bộ truyện tiếng Anh mà không dám xin mua, tôi rất buồn. Tôi không biết phải làm sao để chồng đồng hành cùng tôi lo cho con học hành đến nơi đến chốn.
Theo PNO
Âm mưu chiếm nhà của nàng dâu tham lam Đám cưới của Quỳnh Hiên (Quảng Nam) với chàng công tử Hà Nội Xuân Quang từng làm xôn xao cả một vùng quê gần 10 năm trước. ảnh minh họa Ai cũng xuýt xoa vì độ xa hoa, chịu chơi của nhà trai bởi ai cũng biết gia đình Quỳnh Hiên thuộc loại "thường thường bậc trung" trong xã nghèo này. "Nhưng Quỳnh...