Đám cưới anh, em xin phép không đến dự được không?
Mấy ngày trước, anh gọi điện cho chị mời đám cưới. Rồi anh lại nhắn tin nhắc chị: “Em nhớ đến nhé, không được thất hứa với anh”.
1. 18 tuổi, chân ướt chân ráo lên thủ đô học Đại học, chị “ngã” vào tình yêu với anh – chàng sinh viên hơn chị 4 tuổi ở cùng xóm trọ, như một lẽ tất nhiên. Ở cái tuổi ẩm ương ấy, nhạy cảm, mê mẩn phim Hàn Quốc và truyện ngôn tình, yêu đồng nghĩa với sự ngưỡng mộ. Chị yêu anh bằng tình cảm của một cô nàng sinh viên năm đầu ngưỡng mộ chàng sinh viên năm cuối chững chạc, học giỏi, nhiều hoài bão.
Anh ra trường, chị bước vào năm thứ hai đại học, tình yêu có đôi chút thay đổi. Những buổi cùng nhau ôm sách lên thư viện, đèo nhau đi dạo, đi chơi thưa thớt dần. Chị mải mê đi học, anh lăn lộn hết công ty này đến công ty khác nuôi tham vọng về mức lương nghìn đô, cái ghế trưởng phòng… Tối tối, chị vẫn lặng lẽ nấu cơm đợi anh về. Hai người ở cạnh phòng nhau nhưng chẳng khác nào cảnh góp gạo thổi cơm chung. Cứ thế, cuộc tình của anh chị yên bình trôi qua đã được 4 năm có lẻ. Từ ngày chị ra trường đi làm, anh chị trả hai phòng trọ lụp xụp, chuyển đến sống chung trong một chung cư khang trang hơn. Chị bắt đầu mơ về ngôi nhà và những đứa trẻ. Tình yêu dành cho anh nguyên vẹn như ngày nào…
Những kỉ niệm một thời yêu đương trong sáng, vô tư và lãng mạn được gói gọn lại, anh chị dành cho nhau những buổi ăn trưa chớp nhoáng, những món quà bất ngờ thay bằng “Em thích gì, anh dẫn đi mua”.
Tối đến, khi rệu rã trở về từ nơi làm việc, chị vội vã nấu những món anh thích, chờ anh về cùng ăn nhưng hôm có hôm không, anh thường hay tiếp khách về muộn. Đôi lần chị đề cập với anh về đám cưới, anh ôm chị vào lòng xoa đầu thủ thỉ: “Anh không muốn vợ con anh phải sống khổ sống sở, đợi anh thêm thời gian nữa, mua được nhà rồi cưới cũng không muộn!”. Chị gật đầu, nét buồn thoáng qua mắt.
Anh nhận lời đi làm việc nước ngoài 2 năm với niềm hớn hở: “Lương gấp ba ở nhà em ạ, lúc về lại được quản lý nguyên một chi nhánh của công ty, tội gì không đi! Đi 2 năm về là đủ mua nhà, anh về nước mình sẽ cưới em nhé!”. Chị lí nhí: “Ừ, anh đi đi. Mấy người có cơ hội”. Đêm, chị khóc, nước mắt nhòe ướt gối. Những ngày yêu đương xa xưa chợt ùa về, càng nhớ, chị càng khóc. Anh ngủ không hay biết gì.
Video đang HOT
Một tuần trước khi anh đi, chị thu dọn đồ đạc, để lại cho anh vài dòng: “Anh đi rồi, căn nhà rộng quá. Em chuyển qua chỗ khác. Mình chia tay đi, em không đủ niềm tin để đợi anh ở cái tuổi 27 này. Chúc anh gặp nhiều may mắn”.
2. Từ lúc chị nói lời chia tay cho đến thời điểm anh chị đã là người cũ của nhau, anh không níu kéo một lời. Hơn 1 năm sau, chị kết hôn. Người đàn ông là chồng chị không lãng mạn, không tâm lý, chẳng ấm áp như anh. Chồng chị khá khô khan và thực dụng nhưng hết lòng vì vợ, vì con. Chị tạm bằng lòng với hạnh phúc hiện tại.
Anh chị thỉnh thoảng vẫn chát với nhau. Anh hỏi thăm về cuộc hôn nhân hiện tại của chị, hứa hẹn “Khi nào cưới, anh sẽ mời em. Nhất định em phải đến nhé!”. Chị hứa với anh. Thực lòng chị không muốn chat nhiều với anh, không phải vì sợ chồng ghen mà vì sợ những kí ức cũ lại ùa về. Chị buồn, nuối tiếc, đau đớn gặm nhấm mối tình đầu tuột khỏi tay và nỗi sợ hạnh phúc chênh chao dâng đầy. Nhưng nỗi tò mò về anh, về cuộc sống không có chị của anh thôi thúc chị, hằng đêm, chị vẫn chat với anh. Chị chìm đắm trong nỗi tổn thương vì người cũ. Mối tình đầu 9 năm, ngọt ngào, lãng mạn, giờ tất cả chỉ còn là quá khứ.
3. Mấy ngày trước, anh gọi điện cho chị mời đám cưới. Rồi anh lại nhắn tin nhắc chị: “Em nhớ đến nhé, không được thất hứa với anh”. Chị vào facebook của anh, cập nhật ảnh cưới của anh với người mới, lang thang trên trang cá nhân của người vợ sắp cưới, lòng trĩu nặng, đầu óc không thể nghĩ đến chuyện gì khác ngoài chuyện anh lấy vợ.
Chị nhận lời, hứa sẽ đến dự đám cưới. Buông điện thoại, chị định hẹn gặp anh một lần, là lần đầu từ khi hai người trở thành người cũ của nhau, và sẽ là lần cuối trước khi anh lấy vợ. Hôm ấy, chồng chị đi công tác vắng nhà. Chị miên man trong suy nghĩ nên hay không, nỗi buồn hiện rõ trên mặt. Đến giờ đón con, chị dắt xe ra đi như người mộng du. Tiếng đứa con trai 3 tuổi ríu rít chạy ra từ trường mầm non “Mẹ, mẹ ơi, con đây mà!” khiến chị tỉnh táo. Ý nghĩ về người cũ tan biến và chẳng có dịp trở lại một lần nào nữa khi chị bị kéo vào thế giới trò chơi và những câu chuyện bi bô của con.
Đêm, 12 giờ hơn, tin nhắn từ chồng khiến chị giật mình khỏi dòng suy nghĩ về đám cưới người cũ: “Mai anh được về với hai mẹ con rồi em ạ. Anh đi tiếp khách giờ mới về đến khách sạn, mệt quá. Hai mẹ con ngủ ngon nhé!”. Chị nhấc điện thoại, nhắn lại cho chồng rồi quay sang ôm con ngủ. Chẳng có cuộc gặp lần đầu, lần cuối nào giữa chị với anh thành hiện thực. Ngày mai, đám cưới anh, chị cũng sẽ không giữ lời hứa tham dự. Khép lại quá khứ thôi, thế là quá đủ rồi, chị nhủ thầm.
Theo Gia đình Việt Nam
2 lần tôi phải xin phép vợ để được tát cô ấy
Từ ngày lấy nhau tới giờ, chuyện mẹ chồng nàng dâu trong gia đình tôi rất căng thẳng. Có những tranh cãi xảy ra chỉ bởi lý do rất nhỏ mà trong hai người chẳng ai chịu ai.
Tôi lấy vợ đến nay đã được gần 6 năm, có với nhau 2 đứa sinh đôi bụ bẫm, kháu khỉnh. Chuyện giữa hai vợ chồng nhìn chung là cơm lành canh ngọt, chưa từng có mâu thuẫn gì lớn. Vợ tôi là người phụ nữ biết thu vén gia đình dù nhiều khi vụng về và đoảng. Tính xấu của cô ấy là quá thẳng tính nên nhiều khi nói lời dễ mếch lòng người khác, trong đó có mẹ tôi.
Từ ngày lấy nhau tới giờ, chuyện mẹ chồng nàng dâu trong gia đình tôi rất căng thẳng. Có những tranh cãi xảy ra chỉ bởi lý do rất nhỏ mà trong hai người chẳng ai chịu ai. Là người ở giữa, tôi và bố từng nhiều phen khốn đốn vì không biết phải làm cách nào để xoa dịu tình hình.
Mẹ tôi càng nhiều tuổi thì suy nghĩ có phần khắt khe và khó tính hơn. Vợ tôi thì đi làm ở công ty nước ngoài, giờ giấc và cách làm việc đều không trong khuôn khổ, chưa kể còn hay đi công tác xa. Mẹ tôi không vui vì điều đó, bà thường trách tôi lấy vợ rồi mà vẫn phải để mẹ cơm bưng nước rót. Trong khi đó vợ tôi thì chê bà chi li quá mức, nếu không làm được nữa thì bảo một câu cô ấy sẽ thuê người giúp việc hầu hạ tận nơi.
Căng thẳng triền miên nên mẹ tôi sinh ra mất ngủ, người ốm yếu đi hẳn, lúc nào cũng nằm một mình trong phòng, không buồn nói chuyện cùng ai. Cứ như thế phải kéo dài đến hàng tuần, tôi xót mẹ nên đành nghĩ kế khiến bà nguôi giận.
Mẹ tôi từ trước tới giờ luôn chê tôi sợ vợ, không có uy quyền đàn ông trong gia đình. Bà còn để ý mức lương của tôi kém vợ rồi từ đó suy ra vợ tôi cậy làm được nhiều tiền hơn mà khinh thường tôi và nhà chồng. Hôm đó, vợ tôi đi mua sắm về. Nhìn đống đồ phải đến vài triệu cô ấy mua chỉ trong một tiếng đồng hồ, tôi quát ầm lên, mắng cô ấy tiêu pha lãng phí, có thời gian đi mua sắm mà không ở nhà cơm nước đỡ đần. Vợ tôi cãi lại thế là tôi bèn tát cô ấy một cái rồi bỏ lên phòng. Lúc sau đến giờ cơm, tôi vừa ngồi ăn vừa lớn tiếng mắng mỏ cô ấy thêm lần nữa, lôi hết những tật xấu ra nói một tràng. Mẹ tôi ngồi chung bàn ăn mà tròn mắt, hôm ấy bà ăn hết 2 bát cơm một cách ngon lành.
Vài hôm sau, vợ tôi thông báo về việc sang tuần cô ấy theo công ty đi nghỉ mát ở Mũi Né, tôi không cho vợ đi vì mẹ đang mệt, không thể quán xuyến việc nhà. Vợ tôi vùng vằng, tôi tát cô ấy thêm cái nữa rồi lớn tiếng: "Cô là vợ tôi thì chí ít cô phải có trách nhiệm với gia đình này!".
Đọc đến đây chắc nhiều bạn đang cho rằng tôi vũ phu, đối xử tàn tệ với vợ. Thực chất trước 2 hôm xảy ra chuyện cãi nhau đó tôi đều đã... xin phép vợ cho tôi được tát cô ấy. Tôi biết có dùng cách nào đi chăng nữa mà không có hành động cụ thể thì mẹ tôi cũng chẳng tin là tôi có thể dạy được vợ. Vậy nên tôi năn nỉ vợ nín nhịn một chút để mẹ vui. Thật may là cô ấy đồng ý.
Sau 2 cái tát ấy, không khí gia đình tôi đỡ căng thẳng hẳn. Mẹ tôi còn thỉnh thoảng chủ động vỗ về con dâu, nói rằng có lẽ vì tôi bận rộn nhiều việc nên sinh nóng tính hơn. Vợ tôi thấy mẹ như thế cũng không còn nghĩ mẹ chồng có ác cảm với mình nữa.
Đôi khi làm người ở giữa phải nghĩ ra những cách "cục súc" như thế để dẹp yên mâu thuẫn. Dù sao cũng thật biết ơn vợ vì đã cho phép tôi được đánh cô ấy như thế.
Theo Một thế giới
Đêm đầu tiên ở Hàn Quốc, mẹ gọi điện bảo tôi rằng bà cho phép người đó ngủ với tôi Mẹ dặn tôi phải tỏ ra đoan trang. Bà còn nói: "Cái ngàn vàng của con cũng là ngàn vàng của bố mẹ." Tôi uất nghẹn đến buồn nôn. Tôi kể chuyện này chắc nhiều người không tin, sẽ có người thốt lên "thời đại nào rồi". Đúng là thời đại nào rồi mà tôi còn phải chịu đựng cảnh ép hôn. Gia...