Đâm chết bạn thân vì giành nhau chiếc ghế nhựa
Mâu thuẫn với bạn thân vì giành nhau một chiếc ghế nhựa trong lúc ngồi ăn ốc, Tín chạy về nhà lấy dao đâm chết bạn.
Sáng 8/3, đại tá Nguyễn Thế Nghiệp, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra về trật tự xã hội (Công an tỉnh Quảng Nam) cho biết đơn vị vừa bắt Tô Văn Tín (19 tuổi, trú xã Tam Dân, huyện Phú Ninh) về hành vi giết người. Nạn nhân là Lê Vũ Toàn (19 tuổi), bạn thân và là hàng xóm của hung thủ.
Nhiều người đến chia buồn với nam thanh niên xấu số trong căn nhà cũ nát. Ảnh:Tiến Hùng.
Khoảng 15h ngày 7/3, Toàn và một người bạn mua ốc ruốc về nhà bà Ngô Thị Mãi (53 tuổi, thôn Dương Đàn) luộc ăn với 2 con của gia chủ. Một lúc sau, Tín đến tham gia nhưng thiếu ghế ngồi.
Thấy Toàn đứng dậy đi ra ngoài, Tín giành ghế nên 2 người xảy ra mâu thuẫn. Bực tức, Tín chạy về nhà lấy một con dao rồi bất ngờ đâm liên tiếp vào người Toàn khiến Toàn tử vong tại chỗ.
Ngồi khóc lịm bên quan tài của người con trai, bà Võ Thị Ngọc (55 tuổi, mẹ Toàn) cho hay, hoàn cảnh gia đình khó khăn, cậu không có bố nên phải vất vả từ nhỏ.
“Dịp Tết này Toàn về chơi, đã đem hết tiền cho tôi sắm Tết nên chưa có tiền xe vào Nam. Nó dự định vài ngày nữa giá vé xe giảm sẽ vào để vừa ôn thi đại học vừa làm phụ hồ kiếm tiền nhưng không ngờ lại xảy ra việc đau lòng”, bà Ngọc ngậm ngùi.
Tiến Hùng
Theo VNE
Video đang HOT
Bí ẩn máy bay mất tích MH370: Một năm tìm kiếm trong vô vọng
Một năm đã trôi qua nhưng lực lượng tìm kiếm quốc tế vẫn chưa tìm thấy máy bay của hãng hàng không Malaysia Arilines (chuyến bay MH370) chở 239 người mất tích sau khi cất cánh từ Kuala Lumpur (Malaysia) để đến Bắc Kinh (Trung Quốc) vào ngày 8.3.2014. Đây được cho là cuộc tìm kiếm đắt đỏ nhất trong lịch sử thế giới.
Tàu Ocean Shield của Hải quân Úc tiếp tục tìm kiếm MH370 ở Nam Ấn Độ Dương - Ảnh: Reuters
Dưới đây là một số câu hỏi và giải đáp về MH370, tổng hợp từ AFP:
Công tác tìm kiếm MH370 diễn ra như thế nào?
Các tàu của lực lượng tìm kiếm do Úc đứng đầu tiếp tục sử dụng những thiết bị hiện đại nhất rà tìm mảnh vỡ của MH370 đến nay đã quét qua 40% "khu vực tìm kiếm ưu tiên" rộng 60.000 km2 ở nam Ấn Độ Dương.
Úc, quốc gia đứng đầu lực lượng tìm kiếm quốc tế, ngày 5.3.2015 đề xuất thu hẹp vùng tìm kiếm MH370. Đây là cuộc tìm kiếm kéo dài, tốn kém nhất (đến nay ước tính đã tiêu tốn 93 triệu USD) lịch sử ngành hàng không, với ít nhất 48 tàu và 57 máy bay các nước, trong đó có Việt Nam, tham gia tìm kiếm.
Điều gì sẽ xảy ra nếu mảnh vỡ máy bay được phát hiện?
Công tác trục vớt đầy thách thức sẽ bắt đầu ở độ sâu 4.000 m so với mặt nước biển ở Ấn Độ Dương. Công tác này có thể bị gây cản trở bởi địa hình hiểm trở dưới đáy biển. Nhưng lực lượng tìm kiếm có thể sử dụng tàu ngầm mini tự hành lặn xuống sâu để trục vớt hộp đen máy bay và các mảnh vỡ.
Lực lượng tìm kiếm đang tìm đúng chỗ?
Điều này vẫn chưa có kết luận, nhưng lực lượng tìm kiếm quốc tế khẳng định họ đang đi đúng hướng sau khi xuất hiện những giả thuyết và các chuyên gia cho rằng nơi họ tìm không phải là chỗ MH370 rơi.
Thân nhân hành khách trên MH370 cầu nguyện cho những người thân yêu của họ tại đền Thean Hou, thủ đô Kuala Lumpur, Malaysia vào ngày 1.3.2015 - Ảnh: Reuters
Có những giả thuyết gì về vụ máy bay mất tích MH370?
Hàng loạt giả thuyết xuất hiện trên mạng, sách, phim tài liệu, diễn đàn và mạng xã hội. Một số giả thuyết như: Không tặc cướp MH370 hạ cánh xuống Kazakhstan; Người ngoài hành tinh cướp máy bay MH370; Quân đội Mỹ bắn hạ MH370 trong cuộc tập trận chung Mỹ-Thái Lan; Phi công lái máy bay tự sát; Thiết kế máy bay có những chỗ dễ bị nứt, khiến MH370 gãy đôi trên không trung...
Chính quyền Malaysia che đậy thông tin về MH370?
Chính quyền Malaysia và hãng hàng không Malaysia Airlines khẳng định họ không che giấu bất kỳ điều gì. Nhưng thân nhân hành khách và nhiều chuyên gia cho rằng chính quyền Malaysia chậm chia sẻ, không cung cấp đầy đủ và thậm chí che đậy nhiều thông tin về MH370.
MH370 có phải là trường hợp máy bay mất tích không để lại dấu vết lần đầu tiên trong lịch sử?
Website Aviation Safety Network (Mạng lưới An toàn Hàng không có trụ sở ở Hà Lan), chuyên theo dõi những vụ tai nạn máy bay, cho biết ngoại trừ MH370, trên thế giới hiện chỉ có một vụ máy bay chở trên 100 người biến mất không để lại dấu vết.
Đó là vụ xảy ra vào ngày 16.3.1962, khi đó máy bay Lockheed L-1049 Super Constellation của hãng hàng không Flying Tiger Line (Mỹ) nhận chở thuê cho quân đội Mỹ đã biến mất không để lại dấu vết nào khi bay qua vùng biển tây Thái Bình Dương. Tất cả 107 người trong đó có các binh sĩ được tuyên bố mất tích và xem như đã chết.
Một máy bay của Malaysia Airlines cất cánh từ sân bay Hồng Kông - Ảnh: Reuters
Bài học rút ra từ MH370 là gì?
Một khi lực lượng tìm kiếm chưa thể trục vớt hộp đen MH370 và mảnh vỡ máy bay chưa được trục vớt, ngành hàng không dân dụng sẽ không thể kết luận được điều gì đã xảy ra với máy bay Boeing 777-200ER này để tăng cường các biện pháp bảo vệ an toàn cho các chuyến bay trong tương lai.
Nhưng MH370 đã giúp ngành hàng không và chính quyền các nước xem xét lại việc giám sát vị trí máy bay dân sự, nhằm biết chích xác vị trí cuối cùng của máy bay trong trường hợp nó gặp nạn hay mất tích.
Một hội nghị hàng không toàn cầu ở thành phố Montreal (Canada) vào tháng 2.2015 đã nhất trí tán thành kế hoạch giám sát vị trí tất cả máy bay dân sự trên thế giới theo "thời gian thực" (tức là theo dấu vị trí máy bay từng giây từng phút một) và dự kiến sẽ bắt đầu vào năm 2016.
Trong một năm qua, thân nhân hành khách MH370 phải sống trong đau đớn tột cùng và không hề biết chuyện gì đã xảy ra với những người thân yêu của họ.
Phúc Duy
Theo Thanhnien
Hé lộ thư tay của ông Nemtsov trước khi bị giết Hãng tin Reuters vừa công bố nội dung mẩu tin nhắn viết tay của lãnh đạo đảng đối lập Nga Boris Nemtsov gửi nữ trợ lý tâm phúc một ngày trước khi bị ám sát. Lãnh đạo đảng đối lập vừa bị ám sát Boris Nemtsov - Anh: Reuters Đây có lẽ là bức thư cuối cùng của ông Nemtsov, một mảnh giấy...