Đám cháy lớn ở trận đấu CLB Hà Nội – HAGL
Vầng khói lớn xuất hiện ngay cạnh sân Hàng Đẫy khi trận đấu CLB Hà Nội – HAGL đang diễn ra.
Ở hiệp hai trận đấu giữa CLB Hà Nội và HAGL chiều qua, vầng khói bốc cao bên cạnh một tòa nhà nằm cạnh sân. Từ trong sân, có thể nhìn thấy rõ một số người trong tòa nhà đứng nhìn xuống với vẻ mặt đầy lo lắng.
Sau khi khói bốc lên, lực lượng cứu hỏa đã có mặt ở hiện trường. Một lúc sau, đám cháy đã được khống chế và không thấy ngọn lửa bốc lên nữa.
Trong sân, cầu thủ hai đội vẫn tập trung đá bóng còn khán giả vẫn cổ vũ khá cuồng nhiệt cho cả hai đội.
Một nhóm CĐV của HAGL đã theo chân đội ra tận Hà Nội và cổ vũ khá nhiệt tình, đáng tiếc, đội bóng của họ đã thất bại phút cuối. Nhóm CĐV của CLB Hà Nội được ăn mừng chiến thắng sau những thời điểm thót tim với đội nhà.
Đám khói lớn xuất hiện ngay sát sân Hàng Đẫy.
Video đang HOT
Người đứng trên tòa nhà tỏ vẻ hoảng hốt.
Khi đó, trận đấu giữa CLB Hà Nội và HAGL đang diễn ra.
Kết quả, CLB Hà Nội giành chiến thắng 3-2 kịch tính.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Bầu Hiển và nguy cơ 'ba đội bóng một ông chủ'
Khả năng mùa sau bầu Hiển sẽ có tới 3 đội bóng tranh tài tại V-League, nếu như CLB Hà Nội của ông đoạt vé thăng hạng vào cuối mùa.
Bầu Hiển xuất hiện ở Lạch Tray cùng lúc có thông tin ông sắp bán suất V-League của CLB Hà Nội cho Hải Phòng. Ảnh: TTVH.
Trong mấy năm gần đây, bằng cách này hay cách khác, bóng đá Việt Nam bắt đầu được bên ngoài biết tới nhiều hơn, nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta đã "hoá rồng". Không những thế, bóng đá Việt Nam còn đang có dấu hiệu thụt lùi, khi đội tuyển quốc gia liên tiếp thất bại ở các giải khu vực, còn với những vòng loại giải châu lục và thế giới thì cũng không làm nên chuyện. Tương tự như thế là thành tích bết bát của các CLB Việt Nam tại AFC Cup, và thậm chí có không ít đội bóng còn công khai coi AFC Cup là gánh nặng, là "của nợ" để tìm cách trút bỏ càng nhanh càng tốt.
Tuy nhiên, nếu xét theo tiêu chí "sáng tạo" hoặc cho phép tồn tại những tình trạng mà hiếm thấy tiền lệ với bóng đá thế giới thì bóng đá Việt Nam quả thật đang không có đối thủ, cho dù đấy có là Premier League, Serie A hay La Liga.
Hãy thử tìm ở châu Âu có nền bóng đá nào cho phép một ông chủ sở hữu hai đội bóng ở cùng một giải đấu có lên xuống hạng. Cách đây mấy năm, khi ông chủ Chelsea Roman Abramovich lăm le mua lại FC Copenhagen, UEFA lập tức thổi còi bắt dừng lại vì lo ngại khả năng tiêu cực sẽ xảy ra nếu hai CLB này chạm trán ở Champions League và sau đó quả thật họ đã gặp nhau ở vòng 1/8.
Ở giải có phạm vi châu lục như Champions League mà UEFA còn cẩn thận thế, vậy mà ở V-League suốt từ năm 2009 tới nay, người ta vẫn cứ để bầu Hiển một mình sở hữu hai CLB Đà Nẵng và Hà Nội T&T và không loại trừ khả năng mùa sau bầu Hiển sẽ có tới 3 đội bóng tranh tài tại V-League, nếu như CLB Hà Nội của ông đoạt vé thăng hạng vào cuối mùa này và không bị bán suất chơi V-League 2013 cho đội bóng khác.
Câu hỏi đặt ra ở đây là phải chăng UEFA hơi tự ti về năng lực quản lý của mình với trường hợp "một ông chủ hai đội bóng" nên khi "không quản được là cấm", còn VFF thì thừa tin tưởng vào năng lực kiểm soát của mình cũng như ý thức tự giác của các đội bóng dưới quyền bầu Hiển nên không cần phải lo lắng về chuyện "thông đồng, móc ngoặc", và thế là tình trạng "một ông chủ hai đội bóng" cứ ngang nhiên kéo dài mùa này qua mùa khác.
Rồi mới đây thôi, khi VPF ra đời, bóng đá Việt Nam lại trình làng một tiền lệ xưa nay hiếm là "vừa đá bóng vừa thổi còi", tức là các ông chủ đội bóng tham dự giải vô địch quốc gia và giải hạng Nhất đồng thời cũng là những người lãnh đạo Công ty cổ phần nắm quyền tổ chức các giải chuyên nghiệp thuộc hệ thống VFF.
Trước đây giải vô địch quốc gia Italy cũng từng có tình trạng tương tự, nhưng đại diện của các đội bóng trong BTC giải khi ấy chỉ có Phó chủ tịch CLB Milan chứ không phải một nhóm ông bầu nắm đủ thứ quyền trong tay như VPF hiện tại.
Và sau "một ông chủ hai đội bóng", "vừa đá bóng vừa thổi còi" thì bây giờ là "kiêm nhiệm cả đội tuyển quốc gia lẫn CLB", một cách làm bị cả cơ quan quản lý Nhà nước, giới chuyên môn cũng như dư luận đều không đồng tình vì những hệ luỵ và rủi ro quá lớn do nó mang lại, nhưng cuối cùng vẫn được đưa vào thực hiện dưới danh nghĩa "chuyên trách ngắn hạn".
Rất khó hiểu khi một số lãnh đạo VFF thường sử dụng cụm từ "đặc thù của bóng đá Việt Nam" để biện bạch cho những tiền lệ không giống ai kể trên. Đây là một cách giải thích không hợp tình hợp lý, bởi bóng đá bây giờ không chỉ là một môn thể thao, một thú vui giải trí đơn thuần mà đã trở thành một ngành công nghiệp thực thụ, bởi thế việc tuân thủ những nguyên tắc bắt buộc của bóng đá như bảo đảm tính công bằng và khách quan luôn phải đặt lên hàng đầu, nếu không sẽ rất dễ xảy ra những rắc rối về sau, mà mỗi thiệt hại trong bóng đá bây giờ đều có thể đong đếm bằng tiền và rất nhiều tiền, ngoài ra còn có những mất mát vô hình khác như lòng tin, tinh thần trách nhiệm và ý thức màu cờ sắc áo...
Theo Bưu Điện Việt Nam
Tuần sau, ông Calisto sang gặp bầu Kiên? Khi một HLV cỡ ông Nguyễn Thành Vinh còn phải "tung cờ trắng" ở CLB Hà Nội, thì nhiều người tự hỏi ai sẽ dám nhảy vào "lửa" lúc này? HLV Calisto sẽ dẫn dắt CLB Hà Nội? Trong khi đó, CLB Hà Nội ACB của ông bầu Nguyễn Đức Kiên rất lận đận từ nhiều mùa bóng nay. Sự trồi sụt trên...