Đảm bảo tỷ lệ nữ cấp ủy viên và nữ đại biểu Quốc hội, HĐND các cấp ở Hà Tĩnh
Tại hội nghị tập huấn “Nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý nhà nước về bình đẳng giới và tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào các vị trí quản lý, lãnh đạo, cơ quan dân cử” sáng nay (11/7), Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Tĩnh Đặng Quốc Vinh lưu ý, các cấp, ngành cần quan tâm thực hiện mục tiêu về tỷ lệ nữ cấp ủy viên các cấp và nữ ĐBQH, HĐND các cấp.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Đặng Quốc Vinh dự và chỉ đạo hội nghị
Phát biểu chỉ đạo hội nghị tập huấn, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Đặng Quốc Vinh cho rằng, thực hiện chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về bình đẳng giới, những năm qua, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản, kế hoạch, chương trình hành động, chỉ thị và các chủ trương, chính sách về bình đẳng giới. Nhờ đó, hoạt động bình đẳng giới trên địa bàn toàn tỉnh đã có nhiều chuyển biến tích cực. Trong thời gian tới, tỉnh sẽ tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các chủ trương, chính sách về bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ.
Tham gia hội nghị tập huấn có 150 người là trưởng ban, phó trưởng ban, thư ký ban vì sự tiến bộ phụ nữ các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh và các huyện, thành phố, thị xã
Mục tiêu của hội nghị tập huấn lần này nhằm cung cấp, trang bị kiến thức kỹ năng, tinh thần trách nhiệm cho Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ các sở, ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh, các huyện, thành phố, thị xã. Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Đặng Quốc Vinh đề nghị Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ các sở, ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh, các huyện, thành phố, thị xã tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến Luật Bình đẳng giới và các văn bản hướng dẫn thi hành; tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền và các tổ chức trong hệ thống chính trị; nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về bình đẳng giới.
Học viên tham gia hội nghị tập huấn
Video đang HOT
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh lưu ý, chuẩn bị nhân sự cho đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2020 – 2025 và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026, các cấp, ngành cần quan tâm thực hiện mục tiêu: Có cán bộ nữ trong cơ cấu ban thường vụ cấp ủy và tổ chức đảng các cấp; tỷ lệ nữ cấp ủy viên các cấp đạt từ 20 – 25%; tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội, HĐND các cấp đạt trên 35% theo Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 19/5/2018 của Ban Chấp hành Trung ương về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ.
Tiến sĩ Đặng Ngọc Toàn – chuyên gia tư vấn phát triển về giới về giới truyền đạt các nội dung tập huấn
Trong thời gian 1 ngày, các học viên được Tiến sĩ Đặng Ngọc Toàn – chuyên gia tư vấn phát triển về giới truyền đạt các nội dung như: Hướng dẫn triễn khai các chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về công tác bình đẳng giới, các văn bản liên quan đến công tác cán bộ nữ và đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2020-2025, bầu cử HĐND nhiệm kỳ 2021-2026; bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị và những rào cản đối với phụ nữ trong chính trị; lồng ghép giới trong chương trình phát triển KT-XH của địa phương; các giải pháp để góp phần đảm bảo bình đẳng giới.
Sau gần 10 năm thực hiện Chiến lược quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ (2011-2020), Hà Tĩnh đã có 23/29 chỉ tiêu thực hiện đạt và vượt kế hoạch, trong đó có 12 chỉ tiêu thực hiện đạt cao hơn so với chỉ tiêu của quốc gia. Về Chiến lược Quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020, đến nay đã có 14/22 chỉ tiêu thực hiện đạt kế hoạch, trong đó có nhiều chỉ tiêu về giáo dục – đào tạo, y tế, văn hóa thông tin, lao động việc làm của Hà Tĩnh đạt cao hơn bình quân chung cả nước.
Theo Baohatinh
Người dân miền núi Hà Tĩnh dậy từ 3 giờ sáng bơm nước chống hạn cây ăn quả
Trước diễn biến phức tạp của thời tiết, nắng nóng có thời điểm hơn 40 độ C, người làm vườn đồi ở Hà Tĩnh đang tập trung chống hạn cho cây ăn quả, nhất là các loại cây có múi như cam, chanh, bưởi...
Do thời tiết nắng nóng nên phải chờ lúc xế chiều, bà Đoàn Thị Hiền ở thôn Hợp Trùa, xã Hương Minh (Vũ Quang) tranh thủ ra vườn cuốc dọn cây cỏ, tấp vào gốc cam để tiến hành tưới nước.
Nhiều ngày qua, từ 3 giờ sáng, anh Trần Mạnh Hùng ở thôn Minh Giang, xã Sơn Mai (Hương Sơn) đã phải thức dậy để chuẩn bị phương tiện, máy móc phun nước cho cam. Các thành viên trong gia đình cũng phải dậy sớm hơn thường lệ và được phân công mỗi người phụ trách phun đều nước cho một thửa cam.
Nhờ chủ động hệ thống tưới phun mưa nên những ngày nắng nóng này, vườn cam của chị Trần Thị Hiền ở thôn 7 xã Đức Bồng (Vũ Quang) vẫn phát triển tốt.
Công việc này được thực hiện theo quy trình, phun từ lá chuyển sang thân rồi mới đến gốc. Lượng nước cũng được tính toán để đảm bảo tiết kiệm. Anh Hùng chia sẻ: "Cũng như nhiều hộ làm vườn khác, gia đình tôi đã có phương án để chống hạn cho vườn cam trong mùa nắng nóng. Để làm tốt việc này, tôi đã khoan sẵn 3 giếng nước, mỗi giếng đặt một máy bơm và hàng trăm mét ống để phục vụ cho việc tưới.
Trong những ngày nắng nóng này, việc chống hạn cho hơn 5 ha cam (trong đó hơn 70% là cam bù) được xem là công việc quan trọng nhất, mất nhiều thời gian và công sức nhất của các thành viên trong gia đình.
Anh Trần Mạnh Hùng ở thôn Minh Giang, xã Sơn Mai (Hương Sơn) kiểm tra vườn cây để điều chỉnh lượng nước tưới, phân vi sinh chống hạn và các biện pháp chăm sóc khác cho vườn cam.
Cũng với quyết tâm không để nắng nóng ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển, năng suất, chất lượng trong vụ quả mới, những ngày qua, gia đình anh Trần Thái Lâm ở xã Sơn Phúc (Hương Sơn) cũng đang gấp rút chuẩn bị thêm rơm rạ, cây cối tấp gốc và bón thêm phân vi sinh chống hạn để điều hòa sinh trưởng cho vườn cam của gia đình.
Theo anh Lâm, ngoài phun tưới thường xuyên thì việc đảm bảo độ ẩm ở gốc, bổ sung thêm nguồn chất dinh dưỡng, kiểm tra các loại sâu bệnh là những giải pháp hữu hiệu để hạn chế cây khô héo, rụng quả, quả chất lượng kém trong mùa nắng nóng.
Anh Trần Thái Lâm ở thôn Cao Sơn, xã Sơn Phúc tiếp tục sử dụng rơm rạ tấp gốc để chống hạn cho vườn cam của gia đình.
Mặc dù các loại cây ăn quả có múi như cam, chanh, bưởi là không thực sự cần nhiều nước nhưng khả năng chống chịu hạn hán không cao, nếu không được chăm sóc cẩn thận trong mùa hè thì sẽ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển, chất lượng và sản lượng cho quả, thậm chí cây sẽ chết. Vì vậy, trong hơn 1 tháng qua, bà con làm vườn đồi trên địa bàn tỉnh đã tập trung phun tưới, tấp gốc, kiểm tra "sức khỏe" cho vườn cây để hạn chế tối đa các rủi ro do hạn hán gây ra.
Để chủ động ứng phó với hạn hán, người dân làm vườn đồi ở thôn 8, xã Đức Bồng (Vũ Quang) đã chủ động nguồn nước từ các khe suối và làm các bể chứa trên các đỉnh đồi để dự trữ nguồn nước...
Trước nắng nóng kéo dài, nguy cơ hạn hán cao, các huyện miền núi Hà Tĩnh đã chỉ đạo chính quyền địa phương và người dân triển khai nhiều giải pháp chống hạn cho cây trồng bằng các biện pháp khác nhau như: tận dụng nguồn nước khe suối, giếng để tưới hàng ngày, tăng cường ủ gốc bằng các loại lá cây, rơm rạ, che lưới để giữ ẩm, theo dõi sát sao tình hình sinh trưởng của cây, sự phát triển của quả...
Nhờ sự chăm sóc chu đáo, đồng bộ, khoa học nên hàng chục ngàn héc-ta cây ăn quả có múi ở Hà Tĩnh (tập trung chủ yếu ở những vùng nắng nóng, nhiều gió Lào, khí hậu khắc nghiệt như Hương Khê, Hương Sơn, Vũ Quang, Kỳ Anh...) vẫn đang phát triển tốt.
Theo Bahatinh
Hà Tĩnh : Tìm thân nhân của bé trai sơ sinh bị bỏ rơi tại bệnh viện Trời vừa tảng sáng, 1 người phụ nữ khoảng 40 tuổi bế 1 bé trai sơ sinh đến Khoa Sản, BVĐK Hương Sơn (Hà Tĩnh) để lại rồi bỏ đi biệt tích. Bé trai bị bỏ rơi được chăm sóc tại Khoa Sản, BVĐK Hương Sơn Khoảng 5h ngày 9/6, bà Dương Thị Thanh - thân nhân của một sản phụ đang chuyển...