Đảm bảo trật tự giao thông trên đường Nguyễn Xiển: Thuốc đắng chưa dã được tật
Thời gian gần đây, nhằm đảm bảo trật tự ATGT, tránh phát sinh những điểm ùn tắc không đáng có trên đường Nguyễn Xiển, lực lượng chức năng Công an quận Thanh Xuân đã mở đợt cao điểm xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.
Song, thực tế cho thấy, nếu mỗi người dân không tự nâng cao ý thức chấp hành các quy định của pháp luật thì những biện pháp mà các lực lượng chức năng đã và đang thực hiện sẽ chỉ như “đá ném ao bèo”.
Theo ghi nhận của chúng tôi, vào giờ cao điểm, phớt lờ biển cấm đi ngược chiều, trên đường Nguyễn Xiển hướng đi Linh Đàm vẫn thường xuyên xuất hiện hàng loạt các phương tiện (chủ yếu là xe máy, xe đạp) nối đuôi nhau đi ngược chiều gây cản trở, mất ATGT.
Điều đáng nói, tình trạng trên đã diễn ra từ lâu, lực lượng chức năng vẫn thường xuyên tiến hành kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
Các phương tiện nối đuôi đi ngược chiều trên đường Nguyễn Xiển.
Song, chỉ cần vắng bóng các lực lượng chức năng là vi phạm lại tiếp tục tái diễn. Thậm chí, nhiều trường hợp khi phát hiện lực lượng chức năng làm nhiệm vụ đã chọn giải pháp quay đầu xe bỏ chạy, hoặc xuống xe dắt bộ qua chốt… để trốn tránh việc kiểm tra xử lý.
Video đang HOT
Đại úy Chu Đình Cường – Đội CSGT, TT (Công an quận Thanh Xuân) cho biết, theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, các phương tiện đi ngược chiều trên đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển cấm sẽ bị xử phạt từ 200.000 đồng đến 5 triệu đồng. Trong đó, xe đạp phạt tiền từ 200.000 – 300.000 đồng, xe máy là từ 1 – 2 triệu đồng, xe ô tô từ 3 – 5 triệu đồng.
Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện sẽ bị tước GPLX từ 1 – 4 tháng. Tuy nhiên, dù mức xử phạt đã tăng lên rất nhiều song nhiều người điều khiển phương tiện vẫn vì nhanh chậm hơn 1, 2 phút mà đánh cược cả tính mạng của mình, gây nguy hiểm cho bản thân và những người tham gia giao thông khác.
Cũng theo Đại úy Chu Đình Cường, chỉ tính riêng từ đầu năm đến nay, trên đường Khuất Duy Tiến các lực lượng chức năng đã lập biên bản xử lý hơn 300 trường hợp vi phạm lỗi đi ngược chiều. Mặc dù đã tăng cường xử phạt, xử phạt thật nghiêm nhưng tình trạng trên vẫn diễn ra khá phổ biến gây bức xúc trong dư luận. “Nếu chỉ trông chờ vào việc xử lý của các lực lượng chức năng để mong tạo ra những chuyển biến tích cực là rất khó.
Bởi, số người vi phạm tại khu vực này luôn rất lớn trong khi lực lượng cắm chốt mỏng nên việc xử lý gặp không ít khó khăn, chỉ có thể làm điểm chứ không thể xử lý được tất cả các trường hợp vi phạm. Do đó, để khắc phục tình trạng trên, điều quan trọng nhất là mỗi người tham gia giao thông cần nâng cao ý thức chấp hành luật giao thông để bảo vệ sức khỏe, tính mạng của mình và những người tham gia giao thông khác” – Đại úy Chu Đình Cường chia sẻ.
Liên quan đến vấn đề này, Thượng tá Bùi Văn Tiến – Phó trưởng Công an quận Thanh Xuân cho biết, trong quá trình làm nhiệm vụ, các lượng chức năng quận xác định lấy việc tuyên tuyền là chính nhằm thay đổi nhận thức của người dân.
Tuy nhiên, đối với những trường hợp cố tình vi phạm, vi phạm là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tai nạn và UTGT, các lực lượng làm nhiệm vụ sẽ kiên quyết xử lý theo quy định để tạo sức răn đe. “Hàng ngày, ngoài lực lượng ở các phường, Công an quận sẽ bố trí 4 tổ công tác, mỗi tổ từ 3 – 7 đồng chí tuần tra khép kín trên địa bàn để kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật” – Thượng tá Bùi Văn Tiến nhấn mạnh.
Theo Kinhtedothi
Hiến kế 5 giải pháp kéo giảm TNGT
Trước thực trạng tai nạn giao thông (TNGT) đang diễn ra từng ngày từng giờ gây nên những hậu quả to lớn, tác giả bài viết đưa ra một số giải pháp và hoạt động góp phần giảm thiểu TNGT ở nước ta hiện nay.
TNGT là vấn nạn của các quốc gia đang phát triển, nước ta cũng không là ngoại lệ. Những năm qua, bằng sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận của người dân, TNGT đã giảm song vẫn còn là vấn đề bức bách trong xã hội. TNGT có thể đến với bất kì ai mà không phân biệt tuổi tác, nghề nghiệp hay địa vị xã hội. Rất nhiều nguyên nhân dẫn đến TNGT như cơ sở hạ tầng giao thông còn kém, phương tiện giao thông không đảm bảo điều kiện an toàn... Tuy nhiên, nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng TNGT ở Việt Nam tăng cao hơn hẳn so với các nước trên thế giới đó là ý thức người tham gia giao thông còn quá kém.
Như chúng ta đã biết, nguyên nhân chính khiến TNGT tăng cao là do người điều khiển phương tiện giao thông gây ra, chủ yếu là phóng nhanh, vượt ẩu, uống rượu bia... Từ thực trạng này, tôi xin đề xuất những giải pháp và hoạt động nhằm đảm bảo ATGT và giảm thiểu TNGT như sau:
Thứ nhất: Đối với CSGT là lực lượng nòng cốt đảm bảo trật tự ATGT, cho nên việc nâng cao trình độ nghiệp vụ, giáo dục ý thức trách nhiệm, chấn chỉnh thái độ tác phong khi tiếp xúc với nhân dân là việc làm cần thiết nhất. Bên cạnh đó, lực lượng CSGT cần hiện đại hóa trang thiết bị, phương tiện làm việc; đổi mới nâng cao chất lượng tuần tra theo hướng tăng cường cơ động, tuần tra kiểm soát dọc tuyến đường mình phụ trách để khi phát hiện sai phạm là lập tức giải quyết. Cụ thể, thông qua tuần tra trên các tuyến đường, khi phát hiện xe ô tô đỗ sai quy định, CSGT phải nhanh chóng tiến hành lập hồ sơ, chụp ảnh, xác định vị trí xe đỗ và in biên lai dán vào kính xe. Có như vậy mới tạo được tính bất ngờ và hạn chế sự chủ quan của người tham gia giao thông. Mục đích là để tạo thói quen cho người tham gia giao thông chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật về ATGT. Bên cạnh đó, cần quyết liệt chấm dứt tình trạng xin xỏ, thậm chí tiêu cực trong quá trình xử lý vi phạm giao thông vì các hiện tượng trên làm cho người dân mất lòng tin vào sự nghiêm minh của pháp luật, tránh tình trạng người dân chỉ sợ cảnh sát giao thông mà không sợ pháp luật.
Thứ hai: Xử lý triệt để các lỗi là nguyên nhân gây ra TNGT như: Chở quá số người, chạy quá tốc độ quy định; tránh, vượt sai quy định; đi không đúng phần đường; xe hết niên hạn sử dụng, xe không đảm bảo tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật... Lực lượng chức năng cần phạt thật nặng những người điều khiển phương tiện giao thông có nồng độ cồn trong máu vượt quá mức cho phép.
Ngoài việc xử phạt người điều khiển phương tiện (đặc biệt là ô tô) sai phạm do kỹ thuật, chở quá khổ, quá tải, chở chất gây cháy, chất nổ, hàng lậu, hàng cấm... theo quy định, đeo biển số giả thì cũng cần phải làm rõ xem chiếc ô tô đó đã chạy qua bao nhiêu địa phương, qua bao nhiêu trạm kiểm soát giao thông trước đó và xem xe đó có kiểm tra xử phạt không, hình thức xử phạt thế nào, nhằm truy tìm tận gốc xem tại sao xe đó sai phạm mà vẫn được chạy, từ đó tìm ra và kỷ luật người đứng đầu trạm kiểm soát, người thực hiện nhiệm vụ kiểm soát của các trạm đó vì biết xe sai phạm mà vẫn giải quyết cho chạy.
Thứ ba: Cần phải phạt nặng tất cả đối tượng gây ảnh hưởng đến ATGT như họp chợ, mua bán, chăn thả gia súc, phơi rơm rạ, thóc lúa... trên các trục đường. Đồng thời chỉ rõ trách nhiệm quản lý cho các ngành, địa phương có trục lộ đi qua; nếu cán bộ của ngành, địa phương nơi có trục lộ đi qua không làm tròn trách nhiệm cũng phải bị xử lý kỷ luật và thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Thứ tư: Những xe không đảm bảo an toàn như xe lam, xe "độ" (công nông...) nên cấm tuyệt đối. Chúng ta sợ cấm sẽ ảnh hưởng đến đời sống của những chủ phương tiện đó nhưng lợi bất cập hại. Để giải quyết hài hoà mâu thuẫn trên, đề nghị nhà nước thu mua số xe đó (dưới dạng phế liệu để tái chế lại) với giá hỗ trợ đối với những chủ phương tiện thực sự khó khăn để họ chuyển đổi nghề nghiệp hoặc mua phương tiện mới giống như đã hỗ trợ kinh phí để tiêu hủy gia súc, gia cầm bị bệnh dịch.
Bên cạnh đó, cần thống nhất các quy định, biển báo giao thông để tránh hiểu nhầm như ở thành phố lớn cho phép rẽ phải khi đèn đỏ nhưng ở các tỉnh thì không, như vậy sẽ dẫn đến tình trạng người ở thành phố về tỉnh cứ rẽ phải khi đèn đỏ, tạo nên sự lộn xộn trong chấp hành Luật Giao thông đường bộ.
Thứ năm: Tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia bảo đảm trật tự ATGT: Thông qua các cơ quan thông tin đại chúng tuyên truyền về tình hình trật tự ATGT; đổi mới hình thức và nội dung tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự ATGT như triển lãm panô ảnh, phát tờ rơi tuyên truyền... Đi liền với các giải pháp trên là thường xuyên khảo sát, phát hiện những bất cập mới phát sinh trong công tác tổ chức giao thông, có biện pháp khắc phục kịp thời, bổ sung hệ thống cọc tiêu, biển báo nguy hiểm, hạn chế tốc độ nhất là các tuyến, nút trọng điểm có nguy cơ ùn tắc, các "điểm đen" về TNGT; xây dựng lộ trình giảm phương tiện giao thông cá nhân, song song với việc mở rộng đầu tư cơ sở hạ tầng, vì hiện nay hệ thống hạ tầng giao thông đường bộ chưa đáp ứng tốt các nhu cầu đi lại của nhân dân. Khi xảy ra ùn tắc giao thông, thông qua các phương tiện đại chúng, cơ quan nhà nước có trách nhiệm nhanh chóng thông báo cho các lái xe ô tô biết nơi nào ùn tắc để đi đường khác, báo lực lượng chức năng đến giải quyết.
NGUYỄN THANH THỦY
Theo GTVT
Thanh tra GTVT Hà Nội xử phạt hàng trăm phương tiện vi phạm Hàng trăm trường hợp vi phạm luật giao thông đường bộ vừa bị Thanh tra Sở GTVT Hà Nội phát hiện, xử lý, thu nộp ngân sách số tiền hơn 300 triệu đồng... Thanh tra Sở GTVT Hà Nội kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm trật tự, an toàn giao thông, vệ sinh môi trường. Ngày 28/2, trao đổi với...