Đảm bảo tính hấp dẫn trong thu hút đầu tư Cảng hàng không Sa Pa
Việc sớm đầu tư, hoàn thành đưa Cảng hàng không Sa Pa vào hoạt động đáp ứng nhu cầu phát triển của khu vực, của tỉnh Lào Cai và hành lang kinh tế Côn Minh-Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh.
Phối cảnh dự kiến của sân bay Sa Pa, tỉnh Lào Cai. (Nguồn: baolaocai.vn)
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, Chủ tịch Hội đồng liên ngành vừa tổ chức thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án thành phần 2-xây dựng cảng hàng không (giai đoạn 1) thuộc Dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không Sa Pa, tỉnh Lào Cai.
Bộ trưởng đề nghị tỉnh Lào Cai bám sát các nội dung đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1773/QĐ-TTg về chủ trương đầu tư dự án đầu tư Cảng hàng không Sa Pa, tỉnh Lào Cai theo phương thức đối tác công tư (PPP); đồng thời lưu ý đến các vấn đề về đường giao thông kết nối, khu hậu cần kèm theo.
Quá trình thiết kế cơ sở phải chi tiết, rõ ràng để đảm bảo tính hấp dẫn, thu hút đầu tư.
Video đang HOT
Cùng với đó, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng yêu cầu Ủy ban Nhân dân tỉnh Lào Cai tiếp tục phối hợp với đơn vị liên quan của Bộ Kế hoạch và Đầu tư để khẩn trương hoàn thiện các bước tiếp theo.
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không Sa Pa, tỉnh Lào Cai theo hình thức quan hệ đối tác công-tư.
“Sự cần thiết, tầm quan trọng về việc xây dựng cảng hàng không đã rõ, đáp ứng nhu cầu vận tải đường hàng không ngày càng tăng cao, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội; đồng thời đảm bảo tính cơ động cao trong việc phòng thủ, cũng như trong công tác cứu hộ, cứu nạn; đảm bảo quốc phòng, an ninh của khu vực Tây Bắc nói chung và của tỉnh Lào Cai nói riêng; phù hợp với quy hoạch và định hướng phát triển giao thông vận tải,” Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh.
Theo Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Lào Cai Trịnh Xuân Trường, trong thời qua, tỉnh Lào Cai đã hoàn thành các công việc lớn, trong đó có xây dựng quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đây sẽ là cơ sở pháp lý quan trọng, tạo điều kiện để phát triển kinh tế-xã hội.
Nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế-xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã đưa ra mục tiêu phát triển cụ thể cho cả khu vực, trong đó có tỉnh Lào Cai.
Về xây dựng Cảng hàng không Sa Pa, tỉnh đã có quá trình dài để chuẩn bị, được Chính phủ đưa vào quy hoạch và Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư theo PPP tại Quyết định số 1773/QĐ-TTg ngày 21/10/2021.
Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Trịnh Xuân Trường cho rằng việc sớm đầu tư, hoàn thành đưa Cảng hàng không Sa Pa vào hoạt động đáp ứng nhu cầu phát triển của khu vực, của tỉnh và hành lang kinh tế Côn Minh-Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh, thực hiện theo đúng Nghị quyết của Đảng, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ nhằm phát huy toàn diện tiềm năng, cơ hội, lợi thế cạnh tranh của tỉnh trong xu thế hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, góp phần lan tỏa thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội.
Theo báo cáo kết quả thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi dự án, ông Tăng Ngọc Tráng, Vụ trưởng Vụ Giám sát và Thẩm định đầu tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết hồ sơ dự án theo quy định tại Khoản 1 Điều 20 Luật PPP; sự phù hợp với căn cứ pháp lý; sự cần thiết (đánh giá sự phù hợp của Báo cáo đối với quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, vùng, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của địa phương, tác động của việc thực hiện dự án đối với cộng đồng, dân cư trong phạm vi dự án, sự phù hợp của các mục tiêu tổng thể và mục tiêu cụ thể với hiện trạng, lợi thế của việc đầu tư theo PPP so với các hình thức khác…).
Cùng với đó là sự phù hợp với yêu cầu về phương án kỹ thuật, công nghệ, tiêu chuẩn chất lượng của công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng hoặc sản phẩm, dịch vụ công; sự phù hợp của loại hợp đồng dự án PPP; tính khả thi về tài chính, phương án tổ chức quản lý, kinh doanh; hiệu quả kinh tế-xã hội; sự phù hợp các nội dung liên quan đến tổ chức lựa chọn nhà đầu tư…
Dự án có quy mô dự kiến: giai đoạn 1 xây dựng Cảng hàng không Sa Pa đạt tiêu chuẩn là cảng hàng không cấp 4C (theo phân cấp của tổ chức hàng không dân dụng quốc tế – ICAO) và sân bay quân sự cấp II đạt công suất 1,5 triệu hành khách/năm. Giai đoạn 2 (hoàn thiện) hoàn thành các hạng mục của dự án để đạt công suất 3 triệu hành khách/năm đảm bảo phù hợp với quy hoạch.
Địa điểm thực hiện dự án là xã Cam Cọn, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai.
Thừa Thiên - Huế: Tăng cường sử dụng vật liệu xây không nung tại các công trình xây dựng
UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế vừa ban hành Công văn số 3685/UBND-XD yêu cầu các sở, ban, ngành và các chủ đầu tư trên địa bàn tỉnh tăng cường sử dụng vật liệu xây không nung đến năm 2030.
Khuyến khích sử dụng tối đa vật liệu xây không nung vào các công trình xây dựng, không phân biệt nguồn vốn, số tầng.
Theo Công văn UBND tỉnh, mục tiêu đến năm 2025 phải đạt tỷ lệ sử dụng vật liệu xây không nung so với tổng lượng vật liệu xây 100% đối với các công trình xây dựng được đầu tư bằng nguồn vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công.
Các công trình xây dựng từ 9 tầng trở lên thuộc dự án đầu tư sử dụng vốn khác phải sử dụng tối thiểu 80% vật liệu xây không nung so với tổng lượng vật liệu xây, trong đó ưu tiên sử dụng cấu kiện nhẹ, kích thước lớn.
Giai đoạn đến năm 2030, tỷ lệ sử dụng vật liệu xây không nung so với tổng lượng vật liệu xây là 100% đối với các công trình xây dựng được đầu tư bằng nguồn vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công.
Các công trình xây dựng từ 9 tầng trở lên thuộc dự án đầu tư sử dụng vốn khác phải sử dụng tối thiểu 90% vật liệu xây không nung so với tổng lượng vật liệu xây. Các công trình có yêu cầu đặc thù không sử dụng vật liệu xây không nung phải được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xem xét, chấp thuận không phân biệt nguồn vốn, số tầng.
Nhà nước khuyến khích sử dụng tối đa vật liệu xây không nung vào các công trình xây dựng, không phân biệt nguồn vốn, số tầng.
UBND tỉnh giao Sở Xây dựng Thừa Thiên - Huế chủ trì triển khai thực hiện và thường xuyên đôn đốc, hướng dẫn các đơn vị, địa phương tổ chức thực hiện các nội dung của Văn bản này. Tăng cường tuyên truyền, phổ biến các chính sách liên quan đến phát triển sản xuất và sử dụng vật liệu xây không nung, chỉ đạo sử dụng vật liệu xây không nung trong các công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh; tăng cường kiểm tra chất lượng sản phẩm vật liệu xây không nung, chất lượng công trình sử dụng vật liệu xây không nung.
BSG đề xuất đầu tư và tài trợ lập quy hoạch khu đô thị mới tại Thanh Hóa Công ty cổ phần Tập đoàn BSG đã xin UBND tỉnh Thanh Hóa cho phép nghiên cứu, khảo sát, lập hồ sơ đề xuất dự án đầu tư và tài trợ kinh phí lập quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500, khu đô thị mới tại xã Hoằng Lưu và khu đô thị mới tại xã Hoằng Thành, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh...